Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)

pdf 3 trang thungat 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_pho.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi gồm 01 trang I. TNKQ (2,0 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây. A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động. B. Khái quát đúc kết kinh nghiệm sống. C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát. D. Thường hay lặp lại các hình ảnh kết cấu, ngôn ngữ. Câu 2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con trong văn bản “Cổng trường mở ra” của Lí Lan như thế nào? A. Phấp phỏng, lo lắng. B. Thao thức, chờ đợi. C. Vô tư, thanh thản. D. Căng thẳng, hồi hộp. Câu 3. Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Ái quốc. B. Sơn thủy. C. Xâm phạm. D. Giang sơn. Câu 4. Từ trái nghĩa với từ “lác đác”? A. San sát. B. Thấp thoáng. C. Thưa thớt. C. Hiu hắt. Câu 5. Văn biểu cảm là loại văn có đặc điểm gì nổi bật? A. Kể chuyện chi tiết, tỉ mỉ. B. Lập luận chặt chẽ. B. Miêu tả tinh tế sinh động. D. Bộc lộ tình cảm mạnh mẽ. II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 6. (1,0 điểm) Chép theo trí nhớ nguyên văn bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh. Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ trên? Câu 7. (1,5 điểm) Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (Ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm) Bàn (danh từ) - bàn (động từ) Sâu (danh từ) - sâu ( tính từ) Câu 8. (5,5 điểm) a) Chép lại hoàn chỉnh bài ca dao: Công cha như núi ngất trời b) Từ bài ca dao trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ về công ơn của cha mẹ đối với mỗi con người. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm; Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì) Họ và tên thí sinh: . .SBD: Phòng:
  2. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN 7 (HDC này gồm 02 trang) I. TNKQ (2 điểm): Tổng 2 điểm. Mỗi câu đúng được 0.4 điểm. Câu 1 2 3 4 5 ĐA B C A A D II. Tự luận (8 điểm) Câu 6: (1,0 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm *Học sinh chép đúng nguyên văn bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ 0,5 điểm Chí Minh: Cảnh khuya Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ( Hồ Chí Minh) *Học sinh nêu và phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya: - Sử dụng phép so sánh tài tình: So sánh tiếng suối như tiếng hát xa, 0,25 làm cho núi rừng thân thuộc trở nên ấm áp tình người. điểm - Bút pháp thi trung hữu họa ở câu thơ thứ hai khiến cảnh bình dị 0,25 trở nên huyền ảo, đáng yêu. điểm * Lưu ý: Khi chấm bài, giáo viên lưu ý đến dấu chấm, dấu phảy, lỗi chính tả. Sai từ 3 lỗi trở lên trừ 0,25 đến 0,5 điểm Câu 7 (1,5 điểm): Phần Nội dung trình bày Điểm *Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa 0,5 khác xa nhau. điểm *Học sinh đặt câu theo cách hiểu của mình nhưng phải đảm bảo 1,0 được yêu cầu của đề bài: Mỗi câu phải có một cặp từ. Mỗi câu đúng điểm được 0,5 điểm.
  3. Ví dụ: Mấy bạn ngồi quanh chiếc bàn để bàn về kế hoạch làm báo tường của lớp. *Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. Câu 8 (5,5 điểm): Phần Nội dung trình bày Điểm a Chép lại hoàn chỉnh bài ca dao: 0,5 Công cha như núi ngất trời, điểm Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! b Học sinh có thể nêu cảm nghĩ theo suy nghĩ riêng của bản thân nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: *Về kĩ năng: Biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, không sai chính tả. *Về nội dung: a) Mở bài: 0,5 Giới thiệu bài ca dao, từ đó nghĩ đến công lao to lớn của cha mẹ đối điểm với con cái. b) Thân bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về công ơn của cha mẹ dựa vào một số ý sau: - Suy nghĩ về nỗi vất vả của cha mẹ khi mang ta trong bụng 2,0 suốt chín tháng mười ngày, nuôi nấng ta từ tấm bé đến lúc điểm trưởng thành. - Suy nghĩ về tình thương yêu, sự hi sinh của cha mẹ đối với 2.0 con cái, để con có cuộc sống tốt đẹp nhất có thể. điểm c) Kết bài: Khẳng định công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và 0,5 nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của kẻ làm con trước công lao to điểm lớn ấy. Trên đây là một số gợi ý, giáo viên cần căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, chân thật.