Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am
- TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2019- 2020 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 11/12/2019 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - HS nhận diện được văn bản, trình bày nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản đã học trong học kì I. - HS cảm thụ được những chi tiết, hình ảnh và nghệ thuật đặc sắc trong các văn bản. - HS hệ thống được kiến thức về các phép tu từ. - HS vận dụng được các phương pháp làm văn biểu cảm vào một bài viết cụ thể. 2. Kĩ năng: - Ghi nhớ, cảm nhận tác phẩm văn học. - Nhận diện phép tu từ. - Viết bài văn hoàn chính, xác định đúng yêu cầu đề bài, đúng thể loại, bố cục hợp lí. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết, có ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra. 4. Năng lực cần đạt: - Năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực liên tưởng tưởng tượng, II. Ma trận đề thi: (đính kèm trang sau) III. Nội dung đề thi: (đính kèm trang sau) IV. Hướng dẫn chấm và biểu điểm: (đính kèm trang sau)
- II. Ma trận đề thi: Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề cao 1. Văn học: Chép thuộc Xác định đề Liên hệ - Văn bản trữ thơ. tài, nội dung thực tế. tình Nhớ được tên của văn bản, tác phẩm, tên phương thức tác giả. biểu đạt. Số câu Số câu:3 Số câu: 3 Số câu: 1 7 Số điểm Số điểm: 1.5 Số điểm: 1 Số điểm: 1 3.5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% 35% 2. Tiếng Việt: Tìm và nêu - Phép tu từ tác dụng của biện pháp tu từ Số câu Số câu: 1 1 Số điểm Số điểm: 1.5 1.5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 15% 15% 3. Tập làm văn Viết bài văn cảm thụ về tác phẩm văn học Số câu Số câu: 1 1 Số điểm Số điểm: 5 5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 50% 50% Tổng số câu 3 4 1 1 9 Tổng số điểm 1.5 2.5 1 5 10 Tỉ lệ % 15% 25% 10% 50% 100%
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2019- 2020 Thời gian: 90 phút Mã đề: NV7-HKI-1 Ngày thi: 11/12/2019 Câu 1: (5 điểm): Cho câu thơ sau: “Trên đường hành quân xa” a. Ghi lại khổ thơ có chứa câu thơ trên. b. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đọan thơ vừa chép. c. Hãy nêu đề tài của bài thơ. Viết một câu văn nêu nội dung của đoạn thơ em vừa chép. d. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ. e. Từ bài thơ trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết 3-5 câu văn bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình về những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng. Câu 2: (5 điểm) Viết bài văn nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Bác qua bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2019- 2020 Thời gian: 90 phút Mã đề: NV7-HKI-1 Ngày thi: 11/12/2019 Câu 1: (5 điểm): Cho câu thơ sau: “Trên đường hành quân xa” a. Ghi lại khổ thơ có chứa câu thơ trên. b. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đọan thơ vừa chép. c. Hãy nêu đề tài của bài thơ. Viết một câu văn nêu nội dung của đoạn thơ em vừa chép. d. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ. e. Từ bài thơ trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết 3-5 câu văn bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình về những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng. Câu 2: (5 điểm) Viết bài văn nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Bác qua bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2019- 2020 Môn: Ngữ văn 7 Mã đề: NV7-HKI-1 Thời gian: 90 phút Câu Nội dung trả lời Điểm a.Ghi lại chính xác khổ thơ. 1.0 “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” b. - Văn bản: “Tiếng gà trưa” 0.25 - Tác giả: Xuân Quỳnh. 0.25 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 0.25 1 c. - Đề tài: Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. 0.25 - Viết nội dung đoạn thơ bằng một câu văn đảm bảo ý: tiếng gà trưa gợi cảm 0.5 xúc nhớ về tuổi thơ, làng quê. d. - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ: “nghe”. 0.25 + Ẩn dụ: “nghe”. 0.25 - Tác dụng: + Tạo sự hài hòa về nhịp thơ, lời thơ đọng mãi trong lòng người đọc. 0.5 + Gợi cảm xúc nhớ về tuổi thơ, nhớ về làng quê, xua tan cảm giác mệt mỏi, 0.5 khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước. d. Liên hệ: HS trình bày cảm nhận về những kỉ niệm trong sáng của tuổi thơ. 1.0 Hình thức: 1.0 - Bố cục đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài. - Bài viết đúng phương pháp biểu cảm, không nhầm lẫn về phương thức biểu đạt. Nội dung: HS có thể có những sáng tạo riêng, song cần đảm bảo các ý sau: 4.0 * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, cảm nhận chung về bài thơ. 2 * Thân bài: - Hai câu đầu: bức tranh cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc. + Biện pháp so sánh kết hợp thủ pháp lấy động tả tĩnh: “tiếng suối”- “tiếng hát” sự gần gũi, ấm áp, nhấn mạnh không gian yên tĩnh + Điệp từ “lồng”: ấn tượng về sự đan xen, giao hòa, quấn quýt của cảnh vật. → Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, yên tĩnh, đa hình khối, đường nét, gợi nét lãng mạn cổ điển
- - Hai câu cuối: tâm trạng của tác giả. + Biện pháp so sánh: “cảnh khuya như vẽ” gợi cảnh đẹp, nên thơ. + Điệp ngữ “chưa ngủ” diễn tả sự thao thức của Bác trước cảnh đẹp của thiên nhiên và nỗi lòng với việc nước, việc dân →Tình yêu thiên nhiên và nỗi lo việc nước hòa quyện một cách tự nhiên. Đó là sự thống nhất giữa thi sĩ và chiến sĩ, tạo nên phong thái ung dung, lạc quan trong tâm hồn Bác. * Kết bài: Những ấn tượng về bài thơ “Cảnh khuya”. * Lưu ý: - Điểm 3,5 - 4: + Bố cục rõ ràng, mạch lạc. + Diễn đạt đầy đủ, chính xác, không mắc lỗi chính tả. - Điểm 2,5 - 3: + Có thể thiếu ý phần thân bài nhưng không đáng kể. + Còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 1,5 - 2: + Sắp xếp các ý không hợp lí. + Mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 0,5 - 1: + Lạc đề, sai yêu cầu đề. + Vận dụng phương pháp làm bài còn yếu. - Điểm 0: không làm bài. BGH kí duyệt Tổ nhóm CM Người ra đề Lê Thị Ngọc Anh Phạm Thị Thu Diễm Nguyễn Thị Hoàng Đan
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2019- 2020 Thời gian: 90 phút Mã đề: NV7-HKI-2 Ngày thi: 11/12/2019 Câu 1: (5 điểm) Cho câu thơ sau: “Cháu chiến đấu hôm nay” a. Ghi lại khổ thơ có chứa câu thơ trên. b. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đọan thơ vừa chép. c. Cho biết đề tài của bài thơ. Diễn đạt nội dung của đoạn thơ em vừa chép bằng một câu văn. d. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ. e. Từ bài thơ trên, bằng tình cảm với quê hương, đất nước, em hãy nêu trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương, đất nước. Câu 2: (5 điểm) Viết bài văn nêu cảm nhận về tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước trong bài thơ “Rằm tháng giêng” của tác giả Hồ Chí Minh. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2019- 2020 Thời gian: 90 phút Mã đề: NV7-HKI-2 Ngày thi: 11/12/2019 Câu 1: (5 điểm) Cho câu thơ sau: “Cháu chiến đấu hôm nay” a. Ghi lại khổ thơ có chứa câu thơ trên. b. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đọan thơ vừa chép. c. Cho biết đề tài của bài thơ. Diễn đạt nội dung của đoạn thơ em vừa chép bằng một câu văn. d. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ. e. Từ bài thơ trên, bằng tình cảm với quê hương, đất nước, em hãy nêu trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương, đất nước. Câu 2: (5 điểm) Viết bài văn nêu cảm nhận về tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước trong bài thơ “Rằm tháng giêng” của tác giả Hồ Chí Minh.
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2019- 2020 Môn: Ngữ văn 7 Mã đề: NV7-HKI-2 Thời gian: 90 phút Câu Nội dung trả lời Điểm a. Ghi lại chính xác khổ thơ. 1.0 “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.” b. - Văn bản: “Tiếng gà trưa” 0.25 - Tác giả: Xuân Quỳnh. 0.25 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 0.25 c. - Đề tài: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. 0.25 1 - Nội dung: Viết nội dung đoạn thơ bằng một câu văn đảm bảo ý: tiếng gà 0.5 trưa gợi những suy nghĩ của người cháu trong hiện tại. d. - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ “vì”. 0.25 + Ẩn dụ: “ổ trứng hồng”. 0.25 - Tác dụng: + Tạo sự hài hòa về nhịp thơ, lời thơ đọng mãi trong lòng người đọc. 0.5 + Nhấn mạnh mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ: bảo vệ đất 0.5 nước, làng quê, gia đình, giữ gìn tuổi thơ êm đềm. Tình cảm gia đình đã hòa quyện cùng tình yêu quê hương, đất nước. d. Liên hệ: HS trình bày trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê 1.0 hương, đất nước. Hình thức: 1.0 - Bố cục đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài. - Bài viết đúng phương pháp biểu cảm, không nhầm lẫn về phương thức biểu đạt. Nội dung: HS có thể có những sáng tạo riêng, song cần đảm bảo các ý sau: 4.0 * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, cảm nhận chung về bài thơ. 2 * Thân bài: * 2 câu đầu: cảnh thiên nhiên trong đêm xuân. - Thời gian: đêm rằm; không gian: lồng lộng trăng soi Thời gian và không gian: tràn ngập ánh trăng trong đêm xuân. - Điệp từ "xuân" hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, gợi không gian bao là vô tận. bức tranh xuân tràn đầy sức sống, bộc lộ niềm tự hào trước vẻ đẹp non
- sông, đất nước của Bác. * 2 câu sau: Hình ảnh con người dưới trăng. - Hoạt động: bàn bạc việc quân sự tận tâm của Bác đối với vận mệnh đất nước. - Khung cảnh “trăng ngân đầy thuyền”: + Gợi sự nên thơ, ánh trăng tràn ngập khắp nơi, tràn cả không gian rộng. + Gợi sự gắn bó giữa trăng với người nghệ sĩ biết thưởng lãm, biết trân trọng vẻ đẹp của trăng. phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đất nước tươi sáng. * Kết bài: Những ấn tượng về bài thơ “Rằm tháng giêng”. * Lưu ý: - Điểm 3,5 - 4: + Bố cục rõ ràng, mạch lạc. + Diễn đạt đầy đủ, chính xác, không mắc lỗi chính tả. - Điểm 2,5 - 3: + Có thể thiếu ý phần thân bài nhưng không đáng kể. + Còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 1,5 - 2: + Sắp xếp các ý không hợp lí. + Mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 0,5 - 1: + Lạc đề, sai yêu cầu đề. + Vận dụng phương pháp làm bài còn yếu. - Điểm 0: không làm bài. BGH kí duyệt Tổ nhóm CM Người ra đề Lê Thị Ngọc Anh Phạm Thị Thu Diễm Vũ Thị Thuý Hường