Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)

pdf 4 trang thungat 1530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2018_2019_ph.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp Chủ đề độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Mở đầu Điểm khác nhau cơ (3 Tiết) bản giữa thực vật với động vật Số câu :1 Câu 3 (0,4đ) (0.4đ) Chƣơng I: Chỉ ra được TB Tế bào ở bộ phận nào thực vật có khả năng phân chia. (4 tiết) Số câu :1 Câu 1 (0,4đ) (0.4đ) Chƣơng II: Nhận biết được Phân biệt được rễ cọc Rễ. các miền của rễ. và rễ chùm, mỗi một loại cho 1 đến 2 ví dụ. (5 tiết) Số câu : 2 Câu 2 Câu 8 (1,9 đ) 0.4đ 1,5đ Chƣơng Chỉ ra được việc III:Thân người ta chọn phần (8 tiết) ròng của thân để làm cầu, làm nhà.Giải thích vì sao ? Số câu :1 Câu 7( a) (1,5.0đ) 1,5đ Chƣơng Nêu được những Giải thích việc IV: Lá điều kiện bên bạn Minh và bạn (9 tiết) ngoài ảnh hưởng Lan nói trong đến quang hợp quá trình quang hợp của lá. Số câu : 2 Câu 6 Câu 9 (3,5 đ) 2,0đ 1,5đ Chƣơng V: Nhận biết đặc Nêu ưu điểm và Chỉ ra các bộ phận Sinh sản điểm của hoa nhược điểm của có khả năng sinh sinh dƣỡng đực phương pháp giâm, sản sinh dưỡng tự (2 tiết) chiết cành ? nhiên thường gặp Số câu : 3 Câu 4 Câu 7b Câu 5 (2,3 đ) (0.4đ) (1,5) (0.4đ) Tổng số Số câu: 10 3 1 1 2 1 1 1 Số điểm:10 1.2đ 2.0đ 0,4đ 3,0đ 0.4đ 1.5đ 1,5đ
  2. PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Sinh học 6 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi này gồm 01 trang I. TNKQ (2,0 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Tế bào ở bộ phân nào của cây có khả năng phân chia ? A. Tất cả các bộ phận của cây. B. Chỉ ở mô phân sinh. C. Chỉ phần ngọn của cây. D. Tất cả các phần non có màu xanh. Câu 2. Miền nào làm rễ dài ra? A. Miền sinh trưởng. B. Miền trưởng thành. C. Miền hút. D. Miền chóp rễ. Câu 3. Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với động vật là: A. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài. B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển. C. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn có khả năng di chuyển. D. Thực vật rất đa dạng và phong phú, sống khắp nơi trên trái đất. Câu 4. Hoa đực là những hoa có: A. Có cả nhị và nhụy. B. Không có cả nhị và nhụy. C. Chỉ có nhụy. D. Chỉ có nhị. Câu 5. Các bộ phận có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp là: A. Rễ, hoa, quả. B. Rễ, quả, hạt. C. Rễ, thân, lá. D. Rễ, thân, cành. II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 6. (2,0 điểm) Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp ở cây xanh? Câu 7. (3,0 điểm) a) Người ta thường chọn phần nào của cây để làm nhà, trụ cầu? Tại sao? b) Nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm, chiết cành? Câu 8. (1,5 điểm) Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Mỗi loại rễ cho một ví dụ minh họa? Câu 9. (1,5 điểm) Bạn Minh nói: Màu xanh của cây do diệp lục tạo nên và chỉ có ở bộ phận lá của cây. Bạn Lan nói bạn Minh khẳng định như vậy chưa hoàn toàn đúng. Em hãy giúp bạn Lan chứng minh câu phản biện của mình và nêu các ví dụ cụ thể về các cây trong tự nhiên. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: Phòng
  3. PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG HƢỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN SINH HỌC 6 (HDC này gồm 02. trang) I. TNKQ (2 điểm) Tổng 2 điểm. Mỗi câu đúng được 0.4 điểm. Câu 1 2 3 4 5 ĐA B A B D C II. Tự luận (8 điểm) Câu 6: ( 2 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp ở cây xanh là: - Ánh sáng. 0,5 - Nhiệt độ. 0,5 - Hàm lượng CO2. 0,5 - Nước. 0,5 Câu 7: ( 3 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm 1 - Người ta thường chọn phần ròng của thân để làm nhà, trụ cầu. 0,5 Vì: Phần này gồm những tế bào chết, có vách dày và rắn chắc, có khả năng 1,0 nâng đỡ và chịu lực tốt. 2 +) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm cành: - Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của mẹ. 0,25 - Cây sớm ra hoa kết quả. 0,25 - Cần chăm sóc chu đáo trong thời gian đưa từ vườn ươm vào sản xuất đại trà. 0,25 +) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết cành: - Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của bố mẹ. 0,25 - Thời gian có cây giống nhanh, cây sớm ra hoa, kết quả. 0,25 - Trồng được ít cây con cùng một lúc. 0,25 Câu 8: ( 1,5 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm 1 - Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. +)Rễ cọc: Có một rễ chính và nhiều rễ con mọc xung quanh, 0,5
  4. thường có ở cây hai lá mầm. +) Rễ chùm: Không có rễ chính, chỉ có nhiều rễ phụ mọc xung 0,5 quanh gốc, thường có ở cây một lá mầm. - Ví dụ: Rễ cọc: Cây ổi, cây bưởi, cây mít, 0,25 - Ví dụ: Rễ chùm: Cây hành, cây lúa, cây dừa, 0,25 Câu 9: ( 1,5 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm - Bạn Minh nói: Màu xanh của cây do diệp lục tạo nên là đúng. 0,5 - Nhưng bạn Minh nói: diệp lục chỉ có ở lá của cây là chưa chính xác. 0,5 Vì : + Khi cây còn non, ở thân vẫn có diệp lục. + Ví dụ cây xương rồng thì ở thân có diệp lục ( thân màu xanh), cây phong 0,5 lan, đầu rễ cây có màu xanh (có diệp lục) giúp cây quang hợp. Các lưu ý đối với giám khảo: - HS có cách trình bày khác nhưng đúng thì giám khảo vẫn cho điểm. - Điểm giữ nguyên không làm tròn.