Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am

docx 15 trang thungat 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am

  1. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: SINH HỌC 9 Năm học 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 45 phút I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Các thí nghiệm của Men Đen; Nhiễm sắc thể; ADN và gen; Biến dị. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Thái độ : - Kiểm tra ý thức nghiêm túc trong thi cử. 4. Phát huy năng lực: - Giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự lập, tự tin, trung thực, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Ma trận: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Các thuật ngữ, Xác định kiểu gen Các thí tỉ lệ của phép lai trong phép lai 1 cặp nghiệm MenĐen. tính trạng. của MenĐen 4 2 6 1 0,5 1,5đ Chủ đề 2: Sự biến đổi hình Xác định số Tính số tế bào con Nhiễm sắc thái NST trong lượng NST trong trong nguyên phân, thể. các kì phân bào. các kì phân bào. giảm phân. 2 1 2 2 7 0,5 1,5 0,5 0,5 3đ Chủ đề 3: Cấu tạo ADN, Phân biệt ADN Vận dụng NTBS, Tính số mARN ADN và ARN, protêin. và ARN, NTBS. tính chiều dài ADN. và số axit amin. Gen 2 2 2 1 7 0,5 0,5 1 1 3đ Chủ đề 4: Nhận biết các Nguyên nhân, Biến dị. dạng đột biến. hậu quả và phân các dạng đột biến. 2 2 1 5 0,5 0,5 1,5 2,5đ Tổng 11 7 6 1 25 4đ 3đ 2đ 1đ 10đ Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% III. Đề kiểm tra: Đính kèm trang sau. IV. Đáp án + biểu điểm: Đính kèm trang sau.
  2. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: SINH HỌC 9 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 4/12/2019 MÃ ĐỀ: SH9-HKI-1 I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Học sinh tô kín đáp án bằng bút chì cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1. Có 4 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân tạo thành số tinh trùng là: A. 4 B. 8. C. 16. D. 12. Câu 2. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, một axit amin tương ứng với mấy nuclêôtit trên mạch mARN? A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 3. Hậu quả của đột biến lặp đoạn NST là: A. tăng cường sức sống cho sinh vật. B. giảm cường độ biểu hiện tính trạng của gen lặp lại qui định. C. giảm sức sống cho sinh vật. D. tăng cường độ biểu hiện tính trạng của gen lặp lại qui định. Câu 4. Đơn phân cấu tạo nên protêin là: A. nuclêôtit. B. ribônuclêôtit. C. polinuclêôtit. D. axit amin. Câu 5. Trong nguyên phân, các NST kép tách nhau tại tâm động phân li về 2 cực tế bào ở kì nào? A. Kì đầu. B. Kì sau. C. Kì cuối. D. Kì giữa. Câu 6. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể tam bội của cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 36. B. 12. C. 25. D. 21. Câu 7. Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội không thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là: A. có 3 kiểu hình. B. có 2 kiểu hình. C. chỉ có 1 kiểu hình. D. có 4 kiểu hình. Câu 8. Các cặp NST kép tương đồng xảy ra sự tiếp hợp ở kì nào của giảm phân? A. Kì đầu. B. Kì cuối. C. Kì sau. D. Kì giữa. Câu 9. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào? A. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh. B. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh. C. 100% hạt vàng. D. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. Câu 10. Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là: A. Kì giữa. B. Kì trung gian. C. Kì sau. D. Kì đầu. Câu 11. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. 4 trội : 1 lặn. B. 3 trội : 1 lặn. C. 2 trội : 1 lặn. D. 1 trội : 1 lặn. Câu 12. Trên cơ sở phép lai 2 cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra: A. quy luật phân li. B. quy luật đồng tính. C. quy luật phân tính. D. quy luật phân li độc lập. Câu 13. Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH → ABCDEFEFGH A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
  3. C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể D. Mất đoạn nhiễm sắc thể Câu 14. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là: A. co, duỗi trong phân bào. B. trao đổi chất. C. biến đổi hình dạng. D. tự nhân đôi. Câu 15. 2 tế bào sinh dưỡng thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 lần, tổng số tế bào con thu được là: A. 6 B. 8 C. 16 D. 4 Câu 16. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN là: A. A liên kết với G; X liên kết với T. B. A liên kết với X; G liên kết với T. C. A liên kết với T; G liên kết với X. D. A liên kết với U; G liên kết với X. Câu 17. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là: A. tính trạng. B. kiểu hình và kiểu gen. C. kiểu hình. D. kiểu gen. Câu 18. Các loại đơn phân giống nhau giữa ARN với ADN là: A. Guanin, Timin, Xitôzin. B. Ađênin, Uraxin, Timin. C. Ađênin, Guanin, Xitôzin. D. Timin, Xitôzin, Urazin. Câu 19. Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng? A. Tế bào sinh dục sơ khai. B. Tế bào sinh dục chín. C. Hợp tử. D. Tế nào sinh dưỡng của ong đực. Câu 20. Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân màu lục → F1: 50% đỏ thẫm : 50% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào? A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x Aa. D. Aa x aa. II. Tự luận: 5 (điểm) Học sinh viết câu trả lời vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Câu 2: (1,5 điểm) Phân biệt thường biến và đột biến. Câu 3: (2 điểm) Cho 1 gen B có 150 chu kì xoắn. Hãy tính: a. Số lượng nuclêôtit trong gen B. b. Chiều dài của gen B. c. Cho gen trên phiên mã, sau đó phân tử mARN tiến hành tổng hợp prôtêin. Tính số axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp. Hết
  4. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: SINH HỌC 9 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 4/12/2019 MÃ ĐỀ: SH9-HKI-2 I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Học sinh tô kín đáp án bằng bút chì cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1. Trên cơ sở phép lai 2 cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra: A. quy luật phân tính. B. quy luật đồng tính. C. quy luật phân li độc lập. D. quy luật phân li. Câu 2. Đơn phân cấu tạo nên protêin là: A. polinuclêôtit. B. nuclêôtit. C. ribônuclêôtit. D. axit amin Câu 3. Trong nguyên phân, các NST kép tách nhau tại tâm động phân li về 2 cực tế bào ở kì nào? A. Kì giữa. B. Kì sau. C. Kì cuối. D. Kì đầu. Câu 4. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. 4 trội : 1 lặn. B. 2 trội : 1 lặn. C. 1 trội : 1 lặn. D. 3 trội : 1 lặn. Câu 5. Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là: A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì sau. D. Kì giữa. Câu 6. Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân màu lục → F1: 50% đỏ thẫm : 50% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào? A. Aa x aa. B. AA x Aa. C. AA x AA. D. Aa x Aa. Câu 7. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào? A. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh. C. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh. D. 100% hạt vàng. Câu 8. Hậu quả của đột biến lặp đoạn NST là: A. tăng cường sức sống cho sinh vật. B. giảm cường độ biểu hiện tính trạng của gen lặp lại qui định. C. tăng cường độ biểu hiện tính trạng của gen lặp lại qui định. D. giảm sức sống cho sinh vật. Câu 9. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là: A. tự nhân đôi. B. co, duỗi trong phân bào. C. trao đổi chất. D. biến đổi hình dạng. Câu 10. Có 2 tế bào sinh dưỡng thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 lần, tổng số tế bào con thu được là: A. 4 B. 16 C. 8 D. 6 Câu 11. Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội không thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là:
  5. A. có 3 kiểu hình. B. có 4 kiểu hình. C. có 2 kiểu hình. D. chỉ có 1 kiểu hình. Câu 12. Các loại đơn phân giống nhau giữa ARN với ADN là: A. Ađênin, Uraxin, Timin. B. Ađênin, Guanin, Xitôzin. C. Timin, Xitôzin, Urazin. D. Guanin, Timin, Xitôzin. Câu 13. Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng? A. Tế bào sinh dục sơ khai. B. Tế bào sinh dục chín. C. Tế nào sinh dưỡng của ong đực. D. Hợp tử. Câu 14. Các cặp NST kép tương đồng xảy ra sự tiếp hợp ở kì nào của giảm phân? A. Kì đầu. B. Kì sau. C. Kì giữa. D. Kì cuối. Câu 15. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là: A. kiểu hình và kiểu gen. B. tính trạng. C. kiểu gen. D. kiểu hình. Câu 16. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể tam bội cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 25. B. 12. C. 21. D. 36. Câu 17. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, một axit amin tương ứng với mấy nuclêôtit trên mạch mARN? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 18. Có 4 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân tạo thành số tinh trùng là: A. 16. B. 12. C. 4 D. 8. Câu 19. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN là: A. A liên kết với X; G liên kết với T. B. A liên kết với G; X liên kết với T. C. A liên kết với T; G liên kết với X. D. A liên kết với U; G liên kết với X. Câu 20. Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH—> ABCDEFEFGH A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. II. Tự luận: (5 điểm)Học sinh viết câu trả lời vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Câu 2: (1,5 điểm) Phân biệt thường biến và đột biến. Câu 3: (2 điểm) Cho 1 gen B có 150 chu kì xoắn. Hãy tính: a. Số lượng nuclêôtit trong gen B. b. Chiều dài của gen B. c. Cho gen trên phiên mã, sau đó phân tử mARN tiến hành tổng hợp prôtêin. Tính số axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp. Hết
  6. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: SINH HỌC 9 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 4/12/2019 MÃ ĐỀ: SH9-HKI-3 I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Học sinh tô kín đáp án bằng bút chì cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1. Đơn phân cấu tạo nên protêin là: A. nuclêôtit. B. ribônuclêôtit. C. polinuclêôtit. D. axit amin Câu 2. Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH—> ABCDEFEFGH A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. D. Mất đoạn nhiễm sắc thể. Câu 3. Các cặp NST kép tương đồng xảy ra sự tiếp hợp ở kì nào của giảm phân? A. Kì giữa. B. Kì sau. C. Kì đầu. D. Kì cuối. Câu 4. Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội không thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là: A. có 4 kiểu hình. B. có 2 kiểu hình. C. có 3 kiểu hình. D. chỉ có 1 kiểu hình. Câu 5. Hậu quả của đột biến lặp đoạn NST là: A. giảm cường độ biểu hiện tính trạng của gen lặp lại qui định. B. giảm sức sống cho sinh vật. C. tăng cường độ biểu hiện tính trạng của gen lặp lại qui định. D. tăng cường sức sống cho sinh vật. Câu 6. Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân màu lục → F1: 50% đỏ thẫm : 50% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào? A. Aa x Aa. B. Aa x aa. C. AA x AA. D. AA x Aa. Câu 7. Có 2 tế bào sinh dưỡng thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 lần, tổng số tế bào con thu được là: A. 16 B. 6 C. 8 D. 4 Câu 8. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là: A. kiểu gen. B. kiểu hình và kiểu gen. C. tính trạng. D. kiểu hình. Câu 9. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. 3 trội : 1 lặn. B. 1 trội : 1 lặn. C. 4 trội : 1 lặn. D. 2 trội : 1 lặn. Câu 10. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN là: A. A liên kết với X; G liên kết với T. B. A liên kết với G; X liên kết với T. C. A liên kết với T; G liên kết với X. D. A liên kết với U; G liên kết với X.
  7. Câu 11. Có 4 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân tạo thành số tinh trùng là: A. 4 B. 16. C. 8. D. 12. Câu 12. Trên cơ sở phép lai 2 cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra: A. quy luật phân li. B. quy luật phân li độc lập. C. quy luật phân tính. D. quy luật đồng tính. Câu 13. Trong nguyên phân, các NST kép tách nhau tại tâm động phân li về 2 cực tế bào ở kì nào? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 14. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là: A. biến đổi hình dạng. B. trao đổi chất. C. co, duỗi trong phân bào. D. tự nhân đôi. Câu 15. Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng? A. Tế bào sinh dục chín. B. Hợp tử. C. Tế nào sinh dưỡng của ong đực. D. Tế bào sinh dục sơ khai. Câu 16. Các loại đơn phân giống nhau giữa ARN với ADN là: A. Ađênin, Uraxin, Timin. B. Guanin, Timin, Xitôzin. C. Timin, Xitôzin, Urazin. D. Ađênin, Guanin, Xitôzin. Câu 17. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, một axit amin tương ứng với mấy nuclêôtit trên mạch mARN? A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 18. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào? A. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh. B. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. C. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh. D. 100% hạt vàng. Câu 19. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể tam bội cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 12. B. 36. C. 21. D. 25. Câu 20. Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là: A. Kì đầu. B. Kì sau. C. Kì giữa. D. Kì trung gian. II. Tự luận: (5 điểm) Học sinh viết câu trả lời vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Câu 2: (1,5 điểm) Phân biệt thường biến và đột biến. Câu 3: (2 điểm) Cho 1 gen B có 150 chu kì xoắn. Hãy tính: a. Số lượng nuclêôtit trong gen B. b. Chiều dài của gen B. c. Cho gen trên phiên mã, sau đó phân tử mARN tiến hành tổng hợp prôtêin. Tính số axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp. Hết
  8. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: SINH HỌC 9 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 4/12/2019 MÃ ĐỀ: SH9-HKI-4 I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Học sinh tô kín đáp án bằng bút chì cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1. Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng? A. Tế nào sinh dưỡng của ong đực. B. Tế bào sinh dục sơ khai. C. Hợp tử. D. Tế bào sinh dục chín. Câu 2. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào? A. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. B. 100% hạt vàng. C. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh. D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh. Câu 3. Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân màu lục → F1: 50% đỏ thẫm : 50% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào? A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x Aa. D. Aa x aa. Câu 4. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là: A. biến đổi hình dạng. B. co, duỗi trong phân bào. C. tự nhân đôi. D. trao đổi chất. Câu 5. Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội không thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là: A. có 3 kiểu hình. B. có 4 kiểu hình. C. chỉ có 1 kiểu hình. D. có 2 kiểu hình. Câu 6. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, một axit amin tương ứng với mấy nuclêôtit trên mạch mARN? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 7. Các loại đơn phân giống nhau giữa ARN với ADN là: A. Ađênin, Guanin, Xitôzin. B. Timin, Xitôzin, Urazin. C. Guanin, Timin, Xitôzin. D. Ađênin, Uraxin, Timin. Câu 8. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể tam bội cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 12. B. 36. C. 25. D. 21. Câu 9. Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là: A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì trung gian. Câu 10. Trong nguyên phân, các NST kép tách nhau tại tâm động phân li về 2 cực tế bào ở kì nào? A. Kì sau. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối. Câu 11. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là: A. kiểu gen. B. kiểu hình và kiểu gen.
  9. C. tính trạng. D. kiểu hình. Câu 12. Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH—> ABCDEFEFGH A. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể. C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 13. Hậu quả của đột biến lặp đoạn NST là: A. tăng cường độ biểu hiện tính trạng của gen lặp lại qui định. B. giảm sức sống cho sinh vật. C. tăng cường sức sống cho sinh vật. D. giảm cường độ biểu hiện tính trạng của gen lặp lại qui định. Câu 14. Trên cơ sở phép lai 2 cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra: A. quy luật đồng tính. B. quy luật phân li độc lập. C. quy luật phân tính. D. quy luật phân li. Câu 15. Có 2 tế bào sinh dưỡng thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 lần, tổng số tế bào con thu được là: A. 16 B. 6 C. 8 D. 4 Câu 16. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. 2 trội : 1 lặn. B. 4 trội : 1 lặn. C. 1 trội : 1 lặn. D. 3 trội : 1 lặn. Câu 17. Đơn phân cấu tạo nên protêin là: A. axit amin B. polinuclêôtit. C. ribônuclêôtit. D. nuclêôtit. Câu 18. Có 4 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân tạo thành số tinh trùng là: A. 8. B. 16. C. 12. D. 4 Câu 19. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN là: A. A liên kết với U; G liên kết với X. B. A liên kết với G; X liên kết với T. C. A liên kết với T; G liên kết với X. D. A liên kết với X; G liên kết với T. Câu 20. Các cặp NST kép tương đồng xảy ra sự tiếp hợp ở kì nào của giảm phân? A. Kì sau. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối. II. Tự luận: (5 điểm) Học sinh viết câu trả lời vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Câu 2: (1,5 điểm) Phân biệt thường biến và đột biến. Câu 3: (2 điểm) Cho 1 gen B có 150 chu kì xoắn. Hãy tính: a. Số lượng nuclêôtit trong gen B. b. Chiều dài của gen B. c. Cho gen trên phiên mã, sau đó phân tử mARN tiến hành tổng hợp prôtêin. Tính số axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp. Hết
  10. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2019 – 2020 MÔN: SINH HỌC 9 A. TRẮC NGHIỆM : (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0.25 điểm Mã đề: SH9-HKI-01 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A D D B A B A C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B D A D C C A C B D Mã đề: SH9-HKI-02 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D B D A A D C A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B B A B D C A C D Mã đề: SH9-HKI-03 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A C B C B A C A C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B C D A D A D B D Mã đề: SH9-HKI-04 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B D C D C A B D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C A B A D A B C B
  11. B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Mã đề: SH9-HKI-1,2,3,4 Câu Nội dung Điểm Diễn biễn cơ bản của NST trong nguyên phân: Kì đầu - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn và dính vào 0,5 điểm Câu 1 các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động 1,5điểm) Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở 0,5 điểm mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Kì sau Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn 0,25 điểm phân li về 2 cực của TB Kì cuối Các NST đơn dãn xoắn ra, ở dạng sợi mảnh 0,25 điểm Câu 2 Thường biến Đột biến (1,5điểm) - Là những biến đổi kiểu hình, - Là những biến đổi trong cơ không biến đổi kiểu gen nên không sở vật chất di truyền (NST, 0,5 điểm di truyền được. ADN) nên di truyền được. - Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 - Xuất hiện với tần số thấp, hướng, tương ứng với điều kiện ngẫu nhiên, cá biệt, thường 1 điểm môi trường, có ý nghĩa thích nghi có hại cho bản thân sinh vật. nên có lợi cho bản thân sinh vật. Câu 3 a. Nuclêôtit trong gen là: N= C. 20= 150.20= 3000 (Nu) 0,5điểm (2 điểm) 3000 0,5 điểm b. Chiều dài của gen: L= . 3,4 = . 3,4 = 5100 (Å) 2 2 c. Tính số N = = 1500 (Nu) 0,5điểm ARN 2 Số axit amin = 푅 = 500 (aa) 3 0,5 điểm (HS làm cách khác đúng vẫn được điểm) BGH duyệt Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Khổng Thu Trang Nguyễn Thị Ngọc
  12. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN: SINH HỌC 9 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian: 45 phút ĐỀ DỰ PHÒNG I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Học sinh tô kín đáp án bằng bút chì cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1. Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH—> ABCDGH A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 2. Có 1 tế bào sinh dưỡng thực hiện nguyên phân liên tiếp 4 lần, tổng số tế bào con thu được là: A. 16 B. 8 C. 6 D. 4 Câu 3. Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là: A. có 3 kiểu hình. B. chỉ có 2 kiểu hình. C. có 1 kiểu hình. D. có 4 kiểu hình. Câu 4. Hậu quả của đột biến lặp đoạn NST là: A. giảm cường độ biểu hiện tính trạng của gen lặp lại qui định. B. tăng cường độ biểu hiện tính trạng của gen lặp lại qui định. C. tăng cường sức sống cho sinh vật. D. giảm sức sống cho sinh vật. Câu 5. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN là: A. A liên kết với X; G liên kết với T. B. A liên kết với U; G liên kết với X. C. A liên kết với T; G liên kết với X. D. A liên kết với G; X liên kết với T. Câu 6. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là: A. kiểu gen. B. kiểu hình và kiểu gen. C. tính trạng. D. kiểu hình. Câu 7. Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân màu lục → F1: 50% đỏ thẫm : 50% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào? A. Aa x Aa. B. Aa x aa. C. AA x AA. D. AA x Aa. Câu 8. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, một axit amin tương ứng với mấy nuclêôtit trên mạch mARN? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 9. Trên cơ sở phép lai 2 cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra: A. quy luật đồng tính. B. quy luật phân li. C. quy luật phân tính. D. quy luật phân li độc lập. Câu 10. Đơn phân cấu tạo nên protêin là: A. axit amin B. polinuclêôtit. C. ribônuclêôtit. D. nuclêôtit.
  13. Câu 11. Trong nguyên phân, các NST kép tách nhau tại tâm động phân li về 2 cực tế bào ở kì nào? A. Kì đầu. B. Kì cuối. C. Kì giữa. D. Kì sau. Câu 12. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. 2 trội : 1 lặn. B. 4 trội : 1 lặn. C. 1 trội : 1 lặn. D. 3 trội : 1 lặn. Câu 13. Các cặp NST kép tương đồng xảy ra sự tiếp hợp ở kì nào của giảm phân? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 14. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là: A. co, duỗi trong phân bào. B. tự nhân đôi. C. biến đổi hình dạng. D. trao đổi chất. Câu 15. Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là: A. Kì giữa. B. Kì đầu. C. Kì sau. D. Kì trung gian. Câu 16. Các loại đơn phân giống nhau giữa ARN với ADN là: A. Ađênin, Uraxin, Timin. B. Timin, Xitôzin, Urazin. C. Guanin, Timin, Xitôzin. D. Ađênin, Guanin, Xitôzin. Câu 17. Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng? A. Tế nào sinh dưỡng của ong đực. B. Tế bào sinh dục chín. C. Hợp tử. D. Tế bào sinh dục sơ khai. Câu 18. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể tam bội cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 12. B. 36. C. 21. D. 25. Câu 19. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào? A. 100% hạt vàng. B. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. C. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh. D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh. Câu 20. Có 4 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân tạo thành số tinh trùng là: A. 12. B. 8. C. 16. D. 4 II. Tự luận: (5 điểm) Học sinh viết câu trả lời vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày diễn biến cơ bản của NST trong quá trình giảm phân I. Câu 2: (1,5 điểm) Phân biệt đột biến gen với đột biến NST. Câu 3: (2 điểm) Cho 1 gen C có số nuclêôtit (Nu) bằng 5000 Nu, biết số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit. a. Tính số nuclêôtit thuộc các loại T, G, X. b. Tính chiều dài của gen C. c. Cho gen trên nhân đôi liên tiếp 5 lần, sau đó mỗi gen con tiến hành phiên mã 3 lần. Tính số phân tử m ARN được tạo thành. Hết
  14. PHÒNG GD – ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2019 - 2020 MÔN: SINH HỌC 9 ĐỀ DỰ PHÒNG I. TRẮC NGHIỆM: 5 điểm Mỗi câu đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A C B C C B A D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D D A B D D B B A C II. TỰ LUẬN: 5 điểm Câu Nội dung Điểm Diễn biễn cơ bản của NST trong giảm phân I Kì đầu - Các NST kép xoắn, co ngắn Câu 1 - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể 0,5 điểm (1,5điểm) bắt chéo, sau đó tách rời nhau Kì giữa - Các NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 0,5 điểm Kì sau - Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào 0,25 điểm Kì cuối - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (kép) 0,25 điểm Câu 2 Đột biến gen Đột biến NST (1,5điểm) Là những biến đổi trong cấu Là những biến đổi về cấu trúc hoặc trúc của gen liên quan tới một số lượng NST trong bộ NST của tế 0,5 điểm hay một số cặp nuclêôtit bào. Có những dạng: mất cặp Nu, Có các dạng: đột biến cấu trúc NST thêm cặp Nu, thay thế cặp (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, ) và 1 điểm Nu, đột biến số lượng NST (dị bội thể, đa bội thể). Câu 3 a. Theo NTBS ta có: X = G = 5000 x 15% = 750 Nu 0,25điểm (2 điểm) A + X = 50% → A = T = 1750 Nu 0,25 điểm 50000 b. Chiều dài gen: L= . 3,4 = . 3,4 = 85000 (Å) 0,5 điểm 2 2 c. Số gen con được tạo thành: 25 = 32 (gen) 0,5 điểm Số mARN được tổng hợp: 32.3 = 96 (mARN) 0,5 điểm (HS làm cách khác đúng vẫn được điểm) BGH duyệt Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Khổng Thu Trang Nguyễn Thị Ngọc