Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Chu Trinh

docx 2 trang thungat 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_7_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Chu Trinh

  1. PHÒNG GD&ĐT TP BUÔN MA THUỘT KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 7 THỜI GIAN: 45 PHÚT (KHÔNG KỂ THỜI GIAN GIAO ĐỀ) ĐỀ A I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm). Học sinh chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào bài làm. Câu 1: Câu “Học đi đôi với hành” được rút gọn thành phần nào? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Trạng ngữ Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biệt? A. Hằng là một học sinh ngoan. B. Mẹ đã về. B. Ngày mai, đến trường mẹ ạ! D. Lan! Lan ơi! Câu 3: Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu: “Vì mưa, tôi nghỉ học” được thêm vào trong câu để làm gì? A. Xác định thời gian B. Xác định mục đích C. Xác định nguyên nhân Câu 4: Trong câu: “Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những chú chim học mi, sơn ca bằng chất giọng thiên phú đã cất tiếng hót thật du dương” Có mấy trạng ngữ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 5: Câu sau đây thuộc kiểu câu gì? “Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm hạ” A. Câu đặc biệt B. Câu rút gọn C. Câu ghép D. Câu trần thuật đơn Câu 6: Cụm từ in đậm: “Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục đặc sắc” thuộc trạng ngữ gì? A. Chỉ thời gian B. Chỉ nơi chốn C. Chỉ mục đích D. Chỉ cách thức, phương tiện II/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (1 điểm): Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau: a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. (Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh) b) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước ! (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn) Câu 2: (1 điểm): Hãy tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong mỗi câu sau; a) Để thõa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không có gì thay thế được việc đọc sách. b) Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khan, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) Câu 3: (1.5 điểm); Đặt ba câu có sử dụng trạng ngữ chỉ: a) Nguyên nhân b) Phương tiện c) Cách thức Câu 4: (3.5 điểm); Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu chứng minh luận điểm: “Thiên nhiên, môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng”. Trong đó có sử dụng một câu rút gọn, một câu đặc biệt, hai loại trang ngữ. Hãy chỉ rõ công dụng của trạng ngữ đó. HẾT
  2. PHÒNG GD&ĐT TP BUÔN MA THUỘT KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 7 THỜI GIAN: 45 PHÚT (KHÔNG KỂ THỜI GIAN GIAO ĐỀ) ĐỀ B I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm). Học sinh chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào bài làm. Câu 1: Câu “Ngày mai đến trường mẹ ạ! được rút gọn thành phần nào? B. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Trạng ngữ Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào là câu rút gọn? A. Học ăn, học nói, học gói, học mở. B. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở C. Người Việt Nam học ăn, học nói, học gói, học mở Câu 3: Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu: “Vì lạnh, anh ấy bị ho” được thêm vào trong câu để làm gì? B. Xác định thời gian B. Xác định mục đích C. Xác định nguyên nhân Câu 4: Trong câu: “Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những chú chim học mi, sơn ca bằng chất giọng thiên phú đã cất tiếng hót thật du dương” Có mấy trạng ngữ? B. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 5: Câu sau đây thuộc kiểu câu gì? “Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm hạ” B. Câu đặc biệt B. Câu rút gọn C. Câu ghép D. Câu trần thuật đơn Câu 6: Cụm từ in đậm: “Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục đặc sắc” thuộc trạng ngữ gì? B. Chỉ thời gian B. Chỉ nơi chốn C. Chỉ mục đích D. Chỉ cách thức, phương tiện II/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (1 điểm): Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau: a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. (Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh) b) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước ! (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn) Câu 2: (1 điểm): Hãy tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong mỗi câu sau; c) Để thõa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không có gì thay thế được việc đọc sách. d) Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khan, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) Câu 3: (1.5 điểm); Đặt ba câu có sử dụng trạng ngữ chỉ: d) Nguyên nhân e) Phương tiện f) Cách thức Câu 4: (3.5 điểm); Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu chứng minh luận điểm: “Thiên nhiên, môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng”. Trong đó có sử dụng một câu rút gọn, một câu đặc biệt, hai loại trang ngữ. Hãy chỉ rõ công dụng của trạng ngữ đó. HẾT