Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

pdf 2 trang thungat 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_11_nam_hoc_2018_2019_so.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GD - ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN VẬT LÝ 11 Họ và tên : Lớp 11/ Mã đề thi HPT A. Trắc nghiệm (15 câu – 5 điểm) Câu 1. Trong các cách nhiễm điện cho một vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện. B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện. C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện. D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi. Câu 2. Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là A. r = 0,6 (cm). B. r = 0,6 (m). C. r = 6 (m). D. r = 6 (cm). Câu 3. Theo thuyết electron, phát biết nào sau đây là không đúng? A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do. C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do. D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do. Câu 4. Đường sức điện cho biết A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy. B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy. C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy. D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy. Câu 5. Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường A. chưa đủ dữ kiện để xác định. B. tăng 2 lần. C. giảm 2 lần. D. không thay đổi. Câu 6. Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định nào không đúng? A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường. B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C. C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó. D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó. Câu 7. Fara là điện dung của một tụ điện mà A. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C. B. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C. C. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1. D. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm. Câu 8. Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho A. khả năng tích điện cho hai cực của nó. B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện. C. khả năng thực hiện công của nguồn điện. D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện. Câu 9. Gọi U là hiệu điện thế ở hai cực của một ác quy có suất điện động là E và điện trở trong là r, thời gian nạp điện cho ác quy là t và dòng điện chạy qua ác quy có cường độ I. Điện năng mà ác quy này tiêu thụ được tính bằng công thức A. A = I2rt B. A = E It C.A = U2rt D. A = UIt Câu 10. Một đoạn mạch có hiệu điện thế 2 đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50 Ω thì công suất của mạch là A. 10 W. B. 5 W. C. 40 W. D. 80 W. Câu 11. Hiệu suất của nguồn điện được xác định bằng A. tỉ số giữa công có ích và công toàn phần của dòng điện trên mạch. B. tỉ số giữa công toàn phần và công có ích sinh ra ở mạch ngoài. C. công của dòng điện ở mạch ngoài. D. nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch. Câu 12. Suất nhiệt điện động của của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào A. nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp. B. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp.
  2. C. hiệu nhiệt độ hai đầu cặp. D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp. Câu 13. Ở 200C điện trở suất của bạc là 1,62.10-8 Ω.m. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là 4,1.10-3 K-1. Ở 330 K thì điện trở suất của bạc là A. 1,866.10-8 Ω.m. B. 3,679.10-8 Ω.m. C. 3,812.10-8 Ω.m. D. 4,151.10-8 Ω.m. Câu 14. Ph¸t biểu nào sau ®©y là kh«ng ®óng khi nãi về c¸ch mạ một huy chương bạc? A. Dïng muối AgNO3. B. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt. C. Dïng anốt bằng bạc. D. Dïng huy chương làm catốt. Câu 15. C¸ch t¹o ra tia löa ®iÖn lµ A. Nung nãng kh«ng khÝ gi÷a hai ®Çu tô ®iÖn ®îc tÝch ®iÖn. B. §Æt vµo hai ®Çu cña hai thanh than mét hiÖu ®iÖn thÕ kho¶ng 40 ®Õn 50V. C. T¹o mét ®iÖn trường rÊt lín kho¶ng 3.106 V/m trong ch©n kh«ng. D. T¹o mét ®iÖn trường rÊt lín kho¶ng 3.106 V/m trong kh«ng khÝ. B. Tự luận (5 điểm) Bài 1. (1 điểm) . Đặt một điện tích thử q = - 1μC tại một điểm M trong điện trường , nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ M đến A. Xác định độ lớn và hướng của cường độ điện trường tại M? Bài 2. (1 điểm). Cho biết công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4 mJ. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm A và B? Bài 3. (1 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ, bộ nguồn gồm 2 pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có  = 4,5V, r = 0,5Ω, R1 =2Ω, R2 = 3Ω, và bình điện phân dung dịch CuSO4 với Anốt bằng Cu và nó có điện trở Rp = 3 Ω; các khóa k1, k2 và dây nối có điện trở không đáng kể. 1/ Các khóa đều mở. a. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính? (1,0 điểm) b. Tính lượng đồng bám vào katot sau 30 phút điện phân? (1,0 điểm) 2/ Các khóa đều đóng. Tính tỉ số lượng đồng giải phóng trong hai trường hợp trong cùng khoảng thời gian? (1,0 điểm) Hết