Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2018_2019_phon.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2018 - 2019 Họ và tên: Môn: Vật lí lớp 6 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) Đổi các đơn vị sau: a. 6 m = mm b. 3750 m = km c. 300 dm3 = m3 d. 56 g = kg e. 1,25 m3 = cm3 Câu 2: (2 điểm) a. Thế nào là biến dạng đàn hồi? b. Tại sao khi tay ta bóp quả bóng cao su thì nó bị biến dạng nhưng khi bỏ tay ra thì nó có hình dáng như cũ? Câu 3: (2 điểm) Một viên gạch “Hai lỗ” có khối lượng 1,5kg. Viên gạch có thể tích 1000 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 125 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên gạch. Câu 4: (1,5 điểm) Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của một viên bi bằng thủy tinh? Câu 5: (2 điểm) Một vật có khối lượng 45kg. Biết có khối lượng riêng là 1200kg/m3. Tính: a. Trọng lượng của vật. b. Thể tích của vật. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: VẬT LÝ LỚP 6 Câu 1: (2,5 điểm) Học sinh đổi đúng mỗi câu chấm 0,5 điểm a. 6000 b. 3,75 c. 0,3 d. 0,056 e. 1250000 Câu 2: ( 2 điểm ) a. Biến dạng đàn hồi là biến dạng mà khi có lực tác dụng vào vật thì vật bị biến dạng, khi thôi lực tác dụng thì vật trở về hình dạng ban đầu. (1 điểm) b. Vì quả bóng cao su là vật có tính chất đàn hồi. (1 điểm) Câu 3: ( 1,5 điểm ) 3 - Thể tích hai lỗ: V1 = 125 x 2 = 250 (cm ). (0,5 điểm) 3 3 - Thể tích còn lại của viên gạch: V2 = V – V1 = 1000 – 250 = 750 (cm ) = 0,00075 (m ). (0,5 điểm) m 1,5 - Khối lượng riêng của viên gạch: D 2000(kg / m3 ) . (0,5 điểm) V 0,00075 Câu 4: ( 1,5 điểm ) - Dùng cân đo khối lượng của viên bi là m (kg). (0,5 điểm) - Dùng bình chia độ đo thể tích của viên bi là V(m3). (0,5 điểm) m - Tính khối lượng riêng của viên bi: D (kg / m3 ) . (0,5 điểm) V Câu 5: (2 điểm) - Trọng lượng của vật: P = 10.m = 10. 45 = 450 (N) (1 điểm) m 54 - Thể vật của vật: V 0,0375(m3 ) (1 điểm) D 1200 Ghi chú: - Học sinh có thể giải bằng cách khác, nêu đúng kết quả và hợp lý vẫn chấm điểm tối đa. - Tổng của điểm bài thi được làm tròn đến 0,5 điểm, sao cho không thiệt điểm của học sinh. - HS ghi đúng công thức đạt một nửa số điểm cho từng ý.