Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

docx 2 trang thungat 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian: 90 phút Phần I: Đọc-hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” (Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? (0,5 điểm) Câu 2: Tác giả của văn bản chứa đoạn văn trên là ai? (0,25 điểm) Câu 3: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,25đ) Câu 4: Nội dung đoạn trích trên là gì ? (1đ) Câu 5:Trong câu : “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, .” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1đ) Phần II: Làm văn (7đ) Câu 1:Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của Dân tộc ta. (2 điểm) Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. (5 điểm)
  2. Hướng dẫn làm bài Ngữ Văn Phần 1: Câu 1. Trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu 2. Tác giả Hồ Chí Minh Câu 3. Phương thức : Nghị luận Câu 4. Nội dung: Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu biện của lòng yêu nước trong quá khứ Câu 5. HS chỉ rõ biện pháp liệt kê trong câu :”Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, “ – Tác dụng biện pháp tu từ liệt kê: Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc Phần II: Câu 1:* Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm tốt. * Yêu cầu kiến thức: + HS viết đảm bảo các ý cơ bản sau: – Học sinh trình bày được truyền thống yêu nước của Dân tộc ta, được phát huy cao độ qua một chặng dài lịch sử -Tình cảm của bản thân đối với thế hệ đi trước, học tập được gì ở những người anh hùng đó. Câu 2: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài (1 điểm) – Nêu vấn đề nghị luận – Trích dẫn câu tục ngữ 2. Thân bài (3điểm) a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ – Nghĩa đen: – Nghĩa bóng: b. Tại sao con người cần yêu thương đùm bọc lẫn nhau? . c. Thực hiện tinh thần yêu thương đùm bọc như thế nào ? 3. Kết bài (1 điểm) -Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc. -Liên hệ bản thân