Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_10_nam_hoc_2017_2018_co.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
- Sở GD &ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10 NĂM HỌC 2017 - 2018 Trường THPT Môn :Vật lí (thời gian làm bài 45 phút) Câu 1 : Phát biểu định nghĩa và viết biểu thức công suất. Câu 2 : Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng . Câu 3 : Phát biểu và viết biểu thức định luật Sác - lơ. Câu 4 : Trong quá trình đẳng nhiệt đối với một lượng khí lý tưởng có khối lượng xác định. Giải thích nguyên nhân vì sao khi thể tích tăng thì áp suất giảm. Câu 5 : : Một lượng khí có thể tích 12 lít và áp suất 2atm. Khi nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 5atm. Tính thể tích khí nén. Câu 6 : Nén 6 lít khí ở nhiệt độ 270C để cho thể tích của nó chỉ còn 4 lít, lúc này nhiệt độ của khí là 670C. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần? Câu 7 : Một lượng khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 47°C thì được nung nóng để áp suất tăng lên 3 lần và thể tích giảm đi 2 lần. Tính nhiệt độ của lượng khí đó sau khi nung nóng. Câu 8 : Một lò xo nhẹ đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Tính thế năng đàn hồi của lò xo khi bị giãn 4 cm so với trạng thái ban đầu. Câu 9 : Một vật có khối lượng 100 gam được thả rơi tự do từ độ cao 45 m so mặt đất . Lấy g = 10 m/s². Tính động năng của vật khi chạm đất. Câu 10: Từ mặt đất, một vật nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 20 m/s. Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 10 m/s². Xác định: Độ cao của vật so mặt đất và tốc độ của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng. . HẾT ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Vật lý lớp 10. Câu Đáp án Điểm Câu 1: + Phát biểu đúng định nghĩa công suất 0,75 (1 điểm) + Viết biểu thức đúng 0,25 Câu 2: + Phát biểu đúng định luật bảo toàn động lượng . 0,75 (1 điểm) + Viết biểu thức đúng 0,25 + Phát biểu đúng định luật Sác-lơ . 0,75 Câu 3: + Viết biểu thức đúng 0,25 (1 điểm) Câu 4: +Trong quá trình đẳng nhiệt đối với một lượng khí lý tưởng có khối lượng xác định (1 điểm) khi thể tích tăng thì áp suất giảm vì: Số phân tử khí va chạm lên một đơn vị diện 1,0 tích thành bình trong một đơn vị thời gian giảm nên áp suất giảm Câu 5: +Vì nén đẳng nhiệt nên ta có: P1.V1 = P2.V2. 0,25 (1 điểm) Vậy V2 = P1.V1 / P2 = 4,8 l 0,75 p V p V + Theo phương trình trạng thái ta có 1 1 2 2 0,25 Câu 6: T1 T2 (1 điểm) p V T 0,75 2 1 2 1,7 ( lần ) p1 V2 T1 Câu 7: p1V1 p2V2 0,25 (1 điểm) + Theo phương trình trạng thái ta có T1 T2 0,25
- +Theo giả thiết P2 =3P1; V2 =V1/2 ; T1 = 320 K. 0,5 + Nên T2 = 480 K Câu 8: + Chọn gốc thế năng đàn hồi khi lò xo chưa bị biến dạng 0,25 (1 điểm) + Vậy thế năng đàn hồi của lò xo khi bị giãn 4 cm là : 0,25 2 + Wt = ½ K ( l ) = 0,16 ( J ) 0,5 + Chọn gốc thế năng tại mặt đất, theo định luật bảo toàn cơ năng ta có: 0,25 Câu 9: + mgZ = mv2/2 = W . 0,25 (1 điểm) đ + Wđ = 45 ( J ) 0,5 + Chọn gốc thế năng tại mặt đất, gọi Z1 và v1 là độ cao và tốc độ của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng, theo định luật bảo toàn cơ năng ta có: 0,25 Câu 10: + W = Wt + Wđ 0,25 (1 điểm) + Theo giả thiết Wđ = 3Wt . 0,25 Vậy W = 4Wt Z1 = 5 ( m) 0,25 + Do đó v1 = 103 ( m/s ) Ghi chú: Nếu học sinh làm theo cách khác nhưng vẫn đúng kết quả và bản chất hiện tượng vật lý của phần nào thì cho điểm tối đa phần đó. Nếu thiếu hoặc sai đơn vị một lần thì trừ 0,25 điểm. Nhiều lần thì trừ 0,5 điểm.