Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Lần 2
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Lần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_11_lan_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Lần 2
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2-LẦN 2-2018 I- TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hệ vật được xem là hệ cô lập nếu A. tổng ngoại lực rất lớn so với nội lực tương tác giữa các vật trong hệ. B. các vật trong hệ có sự tương tác lẫn nhau. C. tổng nội lực tác dụng lên hệ bằng không. D. nội lực tương tác giữa các vật trong hệ lớn hơn rất nhiều so với tổng ngoại lực tác dụng lên vật. Câu 2: Khối lượng súng là 5 kg và của đạn là 40 g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có tốc độ 600 m/s.Tốc độ giật lùi của súng là A. 4.8 m/s B. 6 m/s C. 8m/s D. 2.4m/s Câu 3: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 54 km/h. Động lượng của hòn đá là: A. 100 kg.km/h. B. 270 kgm/s. C. 360 N.s. D. 75 kg.m/s Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai: A. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi. B. Xung của lực là một đại lượng vectơ. C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật. D. Động lượng là một đại lượng vectơ. Câu 5: Một vật có khối lượng 5 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 10 m/s2. A. 10 kgm/s B. 100 kgm/s C. 20 kgm/s D. 50 kgm/s Câu 6: Công cơ học là đại lượng A. véc tơ. B. luôn dương. C. vô hướng. D. không âm. Câu 7: Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 15 kg từ giếng sâu 8 m lên trong 30 s. Công suất của lực kéo có giá trị là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2. A. 4 W B. 120 W C. 360 W D. 40 W Câu 8: Một vật chuyển động với vận tốc v dưới tác dụng của lực F không đổi. Công suất của lực F là: A. P = Fv2. B. P = Fvt. C. P = Fv. D. P = Ft. Câu 9: Công thức tính công của một lực là: A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cos . D. A = 0,5mv2. Câu 10: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên mặt phẳng nghiêng bằng một dây có phương song song với mặt phẳng nghiêng. Biết góc nghiêng là 600. Lực tác dụng lên dây bằng 200 N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là: A. 1000 J B. 2000 J C. 4000 J D. 1732 J Câu 11: Khi nung nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng làm nhiệt độ tăng thêm 100C thì áp suất tăng thêm 1/60 lần áp suất ban đầu.Nhiệt độ ban đầu của lượng khí đó là: A. 600 K B. 6000C C. 327 K D. 60C Câu 12: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 1770C thì áp suất trong bình sẽ là: A. 1.5.105 Pa B. 2.5.105 Pa C. 0.5.105 Pa D. 3.5.105 Pa Câu 13: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình A. đoạn nhiệt. B. đẳng nhiệt. C. đẳng áp. D. đẳng tích. Câu 14: Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit tông nén đẳng nhiệt khí trong xilanh xuống còn 50 cm3. Áp suất của khí trong xilanh lúc này là: A. 1.5.105 Pa B. 2.5.105 Pa C. 4.105 Pa D. 3.5.105 Pa Câu 15: Một cái bơm chứa 100 cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20 cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là A. 1.5.105 Pa B. 2.5.105 Pa C. 4.105 Pa D. 10.105 Pa Câu 16: Vật khối lượng 100 g rơi tự do từ độ cao 80 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Động lượng của vật ngay trước khi chạm đất là? A. 40 kgm/s B. 8 kgm/s C. 80 kgm/s D. 4 kgm/s Câu 17: Vật khối lượng 100 g rơi tự do từ độ cao 80 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là? A. 8 J B. 40 J C. 4 J D. 80 J
- Câu 18: Vật khối lượng 100 g rơi tự do từ độ cao 80 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Tại độ cao nào động năng bằng 3 lần thế năng? A. 60 m B. 20 m C. 16 m D. 26,7 m Câu 19: Vật khối lượng 100 g rơi tự do từ độ cao 80 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2 . Tính công của trọng lực trong nửa thời gian rơi cuối cùng? A. 80 J B. 8 J C. 20 J D. 60 J Câu 20: Vật khối lượng 100 g rơi tự do từ độ cao 80 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2 . Tính công suất của trọng lực trong nửa thời gian rơi cuối cùng?A. 40 W B. 60 W C. 30 W D. 10 W II-TỰ LUẬN: Bài 1. . Một xe 500kg đang đứng yên chịu tác dụng của một lực không đổi nằm ngang chuyển động thẳng nhanh dần đều đạt vận tốc 4m/s sau khi đi được quãng đường 5m. Xác định công của các lực tác dụng lên xe và công suất trung bình của lực phát động, biết hệ số ma sát 0,01. Lấy g = 10m/s². Bài 2. Người ta truyền cho khí trong xi-lanh một nhiệt lượng 100 J, lượng khí này nở ra thực hiện một công là 75 J đẩy pittông đi lên. Nội năng của khí biến thiên một lượng là bao nhiêu? Bài 3. Hai thanh ray xe lửa dài 10m phải đặt cách nhau một khoảng tối thiểu là bao nhiêu để khi nhiệt độ tăng từ 17oC lên nhiệt độ 57oC thì vẫn còn đủ khoảng trống để chúng dài ra. Coi hai thanh ray xe lửa bằng thép có hệ số nở dài là 1,14.10-7K-1.
- Bài 1. (2 điểm). 2 2 2 v - vo = 2as = > a = 1,6m/s 0,50 điểm Fms = µ.mg = 50N 0,25 điểm Ams = -Fms.s = -250 (J) 0,25 điểm 2 2 0,5mv - 0,5mvo = AF + Ams = > AF = 4250(J) 0,50 điểm v = vo + at = > t = 2,5(s) 0,25 điểm P = AF/t = 1700(W) 0,25 điểm Bài 2. (2 điểm). Người ta truyền cho khí trong xi-lanh một nhiệt lượng 100 J, lượng khí này nở ra thực hiện một công là 75 J đẩy pittông đi lên. Nội năng của khí biến thiên một lượng là bao nhiêu? Viết công thức của nguyên lý I nhiệt động lực học ∆U = Q + A 0,50 điểm Thay số đúng 0,50 điểm Tính đúng độ biến thiên nội năng: U=25J 0,50 điểm Bài 3. (2 điểm). Hai thanh ray xe lửa dài 10m phải đặt cách nhau một khoảng tối thiểu là bao nhiêu để khi nhiệt độ tăng từ 17oC lên nhiệt độ 57oC thì vẫn còn đủ khoảng trống để chúng dài ra. Coi hai thanh ray xe lửa bằng thép có hệ số nở dài là 1,14.10-7K-1 Khoảng cách tối thiểu giữa hai thanh ray phải bằng độ nở dài của một thanh 1,00đ Δx=Δl=αloΔ t Δx=Δl=αloΔt=4,56.10-5(m) 1,00đ