Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2022-2023 môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 201 - Trường THPT Thành phố Sa Đéc

pdf 2 trang haihamc 14/07/2023 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2022-2023 môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 201 - Trường THPT Thành phố Sa Đéc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvat_li_10_de_kiem_tra_hk2_vat_li_10_truong_thpt_tp_sa_dec_do.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2022-2023 môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 201 - Trường THPT Thành phố Sa Đéc

  1. SỞ GD ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP KIỂM TRA HK II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TP SA ĐÉC MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 10 Ngày kiểm tra: 09 / 05 /2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 45 phút; (Đề có 02 trang) Họ tên: . Số báo danh: Mã đề 201 A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm Câu 1: Một vật khối lượng m đang chuyển động đều, động lượng và động năng của vật có độ lớn lần lượt bằng 1 kg.m/s và 2,5 J. Tốc độ của vật lúc này bằng: A. 25 m/s. B. 2 m/s. C. 2,5 m/s. D. 5 m/s. Câu 2: Chọn câu sai: Chuyển động tròn đều có A. quỹ đạo là đường tròn. B. tốc độ góc không đổi. C. tốc độ dài không đổi. D. tốc độ góc thay đổi. Câu 3: Chọn đáp án đúng. Ngẫu lực là A. hệ hai lực song song, cùng chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d B. hệ hai lực song song, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d C. hệ hai lực song song, ngược chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d D. hệ hai lực song song, cùng chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d Câu 4: Trong truyện cổ tích “Cô bé bán diêm”. Hình ảnh em bé đánh liều quẹt một que diêm, diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ. Theo em, năng lượng lưu trữ trong một que diêm là dạng năng lượng nào sau đây? A. Thế năng. B. Hóa năng. C. Quang năng. D. Động năng. Câu 5: Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu? A. 5,24 N B. 9,34 N C. 6,67 N D. 4,38 N. Câu 6: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm? A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. C. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát. D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu. Câu 7: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 24N, F2 = 18N. Hãy tìm độ lớn của hai lực khi chúng hợp nhau một góc 900. A. 70N B. 30N C. 50N D. 40N Câu 8: Động năng là một đại lượng A. có hướng, luôn dương. B. có hướng, không âm C. vô hướng, luôn dương. D. vô hướng, không âm Câu 9: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây? A. Tăng lực ma sát. B. Giới hạn vận tốc của xe. C. Tạo lực hướng tâm. D. Cho nước mưa thoát dễ dàng. Câu 10: Hệ thức nào sau đây là đúng với trường hợp tổng hợp 2 lực song song cùng chiều: A. F1d1 = F2d2; F = F1 – F2 B. F2d1 = F1d2; F = F1 + F2 C. F1d2 = F2d1; F = F2 – F1 D. F1d1 = F2d2; F = F1 + F2 Câu 11: Một người thực hiện một công A trong thời gian t thì công suất P được xác định theo công thức nào sau đâu? t A A. P = B. P = C. P =+At D. P = At. A t Câu 12: Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là: A. Fh = 1520 N. B. Fh = 1260 N. C. Fh = 1620 N. D. Fh = 1250 N. Trang 1/2
  2. Câu 13: Xét một hệ cô lập gồm hai vật có khối lượng m1, m2. Hai vật va chạm nhau, vận tốc trước và sau va chạm của mỗi vật theo thứ tự v1 , v1 ' và v2 , v2 ' . Hệ thức định luật bảo toàn động lượng của hệ là A. m1 v 1+ m 2 v 2 + m 1 v 1' + m 2 v 2 ' = 0. B. m1 v 1+ m 2 v 2 = m 1 v 1'' + m 2 v 2 . C. m1 v 1+ m 2 v 2 = m 1 v 1'' + m 2 v 2 . D. m1 v 1+ m 2 v 2 + m 1 v 1' + m 2 v 2 ' = 0. Câu 14: Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại C. động năng bằng thế năng D. động năng bằng nữa thế năng Câu 15: Một vật nhỏ khối lượng 250 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,2 m. Biết trong một giây vật quay được 2 vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là A. 46,4 N. B. 4,5 N. C. 47,4 N. D. 3,8 N. Câu 16: Khi kéo một vật trượt lên trên một mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là A. phản lực B. lực kéo C. lực ma sát D. trọng lực Câu 17: Vật nào dưới đây bị biến dạng nén? A. Dây cáp của cầu treo. B. Chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to. C. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy. D. Trụ cầu. Câu 18: Trường hợp nào sau đây không thể áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ vật khi va chạm (tương tác)? A. Viên đạn đang bay theo phương ngang thì cắm phập vào một bao cát. B. Hai viên bi chuyển động ngược chiều đến va chạm vào nhau (có ma sát). C. Ném mạnh quả bóng tennis vào tường và quả bóng bật lui theo phương cũ. D. Khẩu pháo gắn trên xe tăng đang bắn ra một viên đạn nặng 200 kg. Câu 19: Chọn phát biểu đúng. Tổng hợp lực: A. Là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng các lực có tác dụng bất kì B. Là phân tích nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống như các lực ấy C. Là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy D. Là phân tích các lực tác dụng đồng thời vào hai vật bằng một lực có tác dụng tương tự các lực ấy Câu 20: Một động cơ có công suất 600W. Xác định thời gian để động cơ thực hiện được công là 36 kJ? A. 60 phút B. 1 giây C. 600 giây D. 1 phút B. TỰ LUẬN: 3 điểm Bài 1(1 điểm): Một bánh xe đạp có bán kính 30 cm, quay đều mỗi vòng là 0,2 s. a) Tính tốc độ góc của bánh xe. b) Tính gia tốc hướng tâm của một điểm nằm trên vành bánh xe. Bài 2(1 điểm): Bắn một viên đạn khối lượng m= 10g với tốc độ v vào một khối gỗ có khối lượng M= 390 g được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Đạn cắm vào trong gỗ và cùng chuyển động với tốc độ V= 10 m / s. Bỏ qua ma sát giữa khối gỗ và mặt bàn. a) Tính tốc độ viên đạn khi bắn. b) Tính phần trăm năng lượng hao hụt do va chạm. Bài 3(1 điểm): Một vật khối lượng m =2kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng rất nhẵn AB cao 0,8m. Lấy g = 10 m/s2, chọn mốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng. a.Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Tính cơ năng của vật tại A và vận tốc vật tại chân mặt phẳng nghiêng. b. Đến chân dốc, vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang. Đoạn đường lớn nhất mà vật đi được trên mặt ngang BC là 3,2 m. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang? A HẾT B C Trang 2/2