Đề kiểm tra khảo sát chất lượng cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021

doc 7 trang thungat 5910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_vie.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT Mạch kiến Số Mức 4 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng thức, câu kĩ năng và T H T H T H T H T H số N T T N T T N T T N T T N T T điể K L kh K L kh K L kh K L kh K L kh m Q ác Q ác Q ác Q ác Q ác Kiến thức tiếng Việt, văn học Số a) Đọc 1 1 1 3 câu thành Số tiếng 1 1 1 3 1. điểm Đọc Số 2 2 2 1 7 2 b) Đọc câu hiểu Số 2 2 2 1 7 2 điểm Số a) 1 1 câu Chính Số tả 2 2 điểm 2. b) Số Viết 1 1 Đoạn, câu bài Số (viết 8 8 điểm văn) Mạch kiến Số Mức 4 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng thức, câu kĩ năng và T H T H T H T H T H số N T T N T T N T T N T T N T T điể K L kh K L kh K L kh K L kh K L kh m Q ác Q ác Q ác Q ác Q ác Số 2 2 2 1 7 câu Đọc hiểu Số 2 2 2 1 7 điểm Số 2 2 2 1 7 câu Tổng Số điể 2 2 2 1 7 m
  2. ĐỀ KIỂM TRA KSCL CHK II NĂM HỌC 2020– 2021 MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC) LỚP 5 A/. Kiểm tra đọc : (10 điểm) I. Phần đọc tiếng: (3 điểm) GV ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn khoảng 110 chữ trong các bài : Trí dũng song toàn trang 25 Phong cảnh đền Hùng trang 6 Nghĩa thầy trò trang 79 Tranh làng Hồ trang 88 Công việc đầu tiên trang 126 Sau đó trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc. II. Phần đọc thầm: ( 7 điểm) Đọc bài sau và tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. (Theo Ngọc Giao) Khoanh tròn vào ý trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Con chim họa mi từ đâu bay đến? A. Từ phương Bắc. B. Từ phương Nam. C. Từ trên rừng. D. Không rõ từ phương nào. Câu 2: Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào? A. Trong trẻo, réo rắt. B. Êm đềm, rộn rã. C. Lảnh lót, ngân nga. D. Buồn bã, nỉ non. Câu 3: Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?
  3. A. Nhạc sĩ tài ba. B. Nhạc sĩ giang hồ. C. Ca sĩ tài ba. D. Ca sĩ giang hồ. Câu 4: Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót? A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình. B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy. C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn. D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe. Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch? A. im lặng B. thanh vắng C. âm thầm D. lạnh lẽo Câu 6: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm. B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt. C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp. D. Nó xù lông rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp. Câu 7: Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ . B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ. C. Liên kết bằng từ ngữ nối. ĐỀ KIỂM TRA KSCL CHK II NĂM HỌC 2017– 2018 MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN VIẾT) LỚP 5 (Thời gian 60 phút) B. Kiểm tra viết (10 ĐIỂM) 1. Chính tả nghe - viết (2 điểm, 15 – 20 phút): Bài "Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh" (TV5 - Tập 2 / Tr.132). Viết đoạn: "Mảng thành phố òa tươi trong nắng sớm" 2. Tập làm văn (8 điểm, 30 - 35 phút): Hãy chọn một trong các đề sau: Đề: Hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KSCL CHK II NĂM HỌC 2017– 2018 MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC TIẾNG) (3 ĐIỂM) LỚP 5 Câu Phần Đáp án chi tiết Điểm thành phần (3đ) Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: Tùy mức độ HS đọc Đọc trôi chảy, lưu loát,diễn cảm một đoạn văn GV cho điểm 2-2,5- ĐỌC trong bài, đúng tốc độ ( khoảng 120 tiếng/phút). 1 (10đ) Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến (7đ) thức Tiếng Việt : 1 Khoanh vào đáp án D (1đ) 2 Khoanh vào đáp án B (1đ) 3 Khoanh vào đáp án B (1đ) 4 Khoanh vào đáp án D (1đ) 5 Khoanh vào đáp án B (1đ) 6 Khoanh vào đáp án B (1đ) 7 Khoanh vào đáp án B (1đ) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KSCL CHK II NĂM HỌC 2017– 2018 MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN CHÍNH TẢ) (2 ĐIỂM) LỚP 5 - Bài viết chính tả (nghe đọc) : 2 điểm (không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp). Cứ mắc 4 lỗi chính tả thông thường trừ 1 điểm (mắc 2 lỗi trừ 0,5 điểm). Trừ không quá 2 điểm. Bài viết không rõ ràng, sạch sẽ trừ 1 điểm toàn bài.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KSCL CHK II NĂM HỌC 2017– 2018 MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN TẬP LÀM VĂN) (8 ĐIỂM) LỚP 5 Kiểm tra kỹ năng viết bài văn tả người có nội dung như đề yêu cầu. (8đ) Mở bài (1đ) Nội dung (1,5đ) Thân bài Kĩ năng (1,5đ) Cảm xúc (1đ) Kết bài (1đ) Chữ viết, chính tả (0,5đ) Dùng từ, đặt câu (0,5đ) Sáng tạo (1đ)
  6. Thứ ngày tháng 5 năm 2018. TRƯỜNG TH TRÀ VONG C BÀI KTĐKCKII NĂM HỌC 2017-2018 LỚP: 5 MÔN: Tiếng Việt ( đọc thầm). HỌ VÀ TÊN: ĐIỂM LỜI PHÊ BÀI LÀM III. Phần đọc thầm: ( 7 điểm) Đọc bài sau và tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. (Theo Ngọc Giao) Khoanh tròn vào ý trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Con chim họa mi từ đâu bay đến? A. Từ phương Bắc. B. Từ phương Nam. C. Từ trên rừng. D. Không rõ từ phương nào. Câu 2: Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào? A. Trong trẻo, réo rắt. B. Êm đềm, rộn rã. C. Lảnh lót, ngân nga. D. Buồn bã, nỉ non.
  7. Câu 3: Chú chim họa mi được tác giả ví như ai? A. Nhạc sĩ tài ba. B. Nhạc sĩ giang hồ. C. Ca sĩ tài ba. D. Ca sĩ giang hồ. Câu 4: Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót? A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình. B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy. C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn. D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe. Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch? A. im lặng B. thanh vắng C. âm thầm D. lạnh lẽo Câu 6: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm. B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt. C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp. D. Nó xù lông rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp. Câu 7: Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ . B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ. C. Liên kết bằng từ ngữ nối.