Đê kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 12 - Hồ Thị Tố Nữ (Có đáp án)

doc 118 trang thungat 28900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đê kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 12 - Hồ Thị Tố Nữ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_12_ho_thi_to_nu_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đê kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 12 - Hồ Thị Tố Nữ (Có đáp án)

  1. GV: HỒ THỊ TỐ NỮ ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Trong quá trình tiến hóa, con người đã tìm ra những điều kiện cần thiết giúp cho bản năng được thuần phục để vươn tới hạnh phúc. Ta gọi đó là những nguyên tắc sống". Bản năng của con người vốn hướng tới sự hưởng thụ - yêu thích cảm xúc tốt và tránh né cảm xúc xấu. Nhưng nếu muốn đạt tới giá trị bình an và hạnh phúc bền vững, thì ta cần phải thực tập buông bỏ những cảm xúc tốt không cần thiết và chấp nhận những cảm xúc xẩu cần thiết. Những điều không cần thiết thường được gọi là những điều không nên làm", và những điều cần thiết thường được gọi là những điều nên làm”. Đó là những trải nghiệm quý báu mà nhiều thế hệ trước đã phải trả những cái giá rất đắt mới đúc kết được. Đi theo những nguyên tắc ấy, tuy không được sống theo sự tùy hứng thoải mái của mình, nhưng ta sẽ đỡ mất thêm thời gian và năng lực để thử nghiệm. Nhất là ta có thể tránh được những lầm lỡ đáng tiếc. Chính vì thế, những ai sống theo nguyên tắc đúng đắn thì họ sẽ luôn được bảo hộ một cách an toàn và luôn mạnh dạn đi tới. Nguyên tắc còn có tác dụng tạo nên sự hòa điệu giữa nhiều cá thể. Vì mỗi người vốn sở hữu một nhận thức và tập quán sống khác nhau. Nhất là tâm tinh con người cũng thường xuyên biến đổi, nên phải cần có những nguyên tắc để quy định mức cân bằng cảm xúc". Thật ra, chỉ cần ta sinh hoạt hay sống chung với một người nữa là phải có những nguyên tắc cần thiết, để bên này không vô tình vượt qua ranh giới đã quy định của bên kia. Bên kia dù thân thích hay yêu thương ta tới mức nào thì rốt cuộc họ cũng chẳng phải là ta. Họ có những nhu cầu nhất định mà ta bắt buộc phải tôn trọng. Như vậy, số người sinh hoạt chung với nhau càng đông, sự khác biệt giữa nhận thức và tập quán sống càng lớn, thì số lượng các nguyên tắc càng phải tăng lên và trở thành tiếng nói chuẩn mực của đoàn thể. Có những nguyên tắc được ghi chép và có ngày ban hành hẳn hoi, nhưng cũng có những nguyên tắc “bất thành văn”. Vì điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của các cá thể và mức độ ý thức tôn trọng lẫn nhau. Cho nên nguyên tắc phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với trình độ nhận thức không ngừng tiến bộ của con người. Có thể nói, nguyên tắc là thước đo kỷ luật của con người. Người sống nguyên tắc là người có bản lĩnh, dám tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân thiện - mỹ (Trích “Hiểu về trái tim”, Minh Niệm, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.223 - 224). Câu 1: (NB) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: (TH) Theo tác giả, vì sao cuộc sống cần có những nguyên tắc? Câu 3: (TH) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Nguyên tắc là thước đo kỷ luật của con người? Câu 4: (VD) Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Người sống nguyên tắc là người có bản lĩnh, cần tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân - thiện - mĩ? Vì sao? II. LÀM VĂN Câu 1: Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những điều “không nên làm” đối với mỗi người trong cuộc sống. Câu 2: Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây súng ngửi trời, Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi, 1
  2. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, Có thấy hồn lau nẻo bến bờ? Có nhớ dáng người trên độc mộc, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa? (“Tây Tiến”, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 87-89) Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên, từ đó chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1 Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2 Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải: Theo tác giả chúng ta cần sống có nguyên tắc bởi lẽ: Đi theo những nguyên tắt ấy, tuy không được sống theo sự tùy hứng thoải mái của mình, nhưng ta sẽ đỡ mất thêm thời gian và năng lực để thử nghiệm. Nhất là ta có thể tránh được những lầm lỡ đáng tiếc. Chính vì thế, những ai sống theo nguyên tắc đúng đắn thì họ sẽ luôn được bảo hộ một cách an toàn và luôn mạnh dạn đi tới. Câu 3 Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải: Nguyên tắc là thước đo kỷ luật của con người ý nói đến tác dụng của việc sống và làm việc có nguyên tắc, quy củ. Một người sống có nguyên tắc là một người sống có kỷ luật. Ngược lại, những người sống buông thả không có quy tắc sẽ trở thành những người vô kỉ luật. Câu 4 2
  3. Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải: Học sinh có thể đưa ra ý kiến riêng, lý giải hợp lý. Gợi ý: - Đồng ý với ý kiến: “Người sống nguyên tắc là người có bản lĩnh, cần tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân - thiện - mĩ” - Giải thích: + Khi đặt mình vào khuôn khổ đúng đắn con người sẽ trở nên ý thức hơn. + Đặt mình vào khuôn khổ khiến con người tạo nên nếp sống tốt, thói quen tốt từ đó dần hoàn thiện bản thân. + Tuy nhiên không nên quá bó buộc bản thân, nên để bản thân tự do phát triển theo đúng điểm mạnh của mình. II. LÀM VĂN Câu 1 Phương pháp: - Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Bàn luận về những điều “không nên làm” đối với mỗi người trong cuộc sống. - Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu: - Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 1. Giới thiệu vấn đề 2. Giải thích - Những điều “không nên làm” là những điều không ai khác đang làm, những điều vi phạm vào nguyên tắc, quy định đã được đặt ra trước đó. Những thứ mà bạn né tránh, sợ hãi. - Ý nghĩa: Những điều “không nên làm” đối với mỗi người trong cuộc sống có thể hiểu theo hai hướng: Có thể làm nên điều khác biệt, thành công nhưng cũng có thể khiến con người trở nên lập dị, thất bại. Tất cả phụ thuộc vào mục đích, ý nghĩa công việc chúng ta làm. 3. Bàn luận - Những điều “không nên làm” nếu cố tình sẽ nhận lại những hậu quả không tốt. + Con người cố tình làm những điều không nên làm trước hết sẽ gây nên hậu quả không tốt với chính bản thân mình. (Cố tình không chấp hành Luật giao thông -> gây ra tai nạn giao thông -> ảnh hưởng tới bản thân). + Thường những điều được cho là “không nên làm” thường là những chuyện vi phạm vào quy định, nguyên tắc đã được thống nhất, đề ra. Nếu con người cố tình vi phạm tức là đi ngược lại với những quy tắc xã hội. Điều đó đồng nghĩa với việc con người sẽ rơi vào tình trạng bị chối bỏ, bị đẩy ra rìa xã hội. - Đôi khi những điều không nên làm lại tạo ra sự khác biệt dẫn đến thành công không ngờ tới. + Để có được thành công thì chúng ta phải dám thử thách bản thân, dám làm những điều “Không nên làm”: Chỉ khi bạn làm những việc “không nên làm” thì bạn mới có thể khẳng định giá trị của bản thân, khám phá ra sức mạnh của mình. Khi bạn chấp nhận làm những điều không nên làm thì dù kết quả đạt được có như bạn mong muốn hay không thì mọi nỗ lực của bạn cũng đều được ghi nhận. Niềm tin vào bản thân sẽ giúp chúng ta vượt qua được những trở ngại. Mike Dita từng nói rằng: "Bạn không bao giờ là kẻ thua cuộc cho đến khi bạn bỏ cuộc". 3
  4. + Mỗi bước đi đều là một sự cố gắng. Nếu ai nói bạn “không nên làm” thì bạn hãy chứng minh cho họ rằng điều bạn làm là vô cùng đúng đắn. Hãy kiên trì, tìm kiếm thời điểm thích hợp để tạo sự đột phá bất ngờ, khiến mọi người phải đặt niềm tin vào bản lĩnh của bạn. 4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. - Điều không nên làm có thể tạo nên thành công rực rỡ nhưng cũng có thể khiến con người trở nên lập dị, lãnh hậu quả không tốt. Tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh, khả năng, mục đích tích cực và cách thức con người thực hiện những “điều không nên làm”. - Bản thân mỗi người cần tích cực học tập và rèn luyện ý chí tốt. Câu 2 Phương pháp: - Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về vẻ trong hai đoạn thơ từ đó chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. - Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây tiến”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Khái quát nội dung của đoạn trích: Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc, vừa hùng vĩ dữ dội vừa trữ tình tạo nên sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. II. Thân bài 1. Đoạn thơ thứ nhất – Vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc: - Ấn tượng đầu tiên được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu, là đèo dốc điệp trùng: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống. + Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên. + Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi. Nhịp ngắt đã trở thành giao điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc tạo thành các cung đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến, gợi ra những dãy núi xếp theo hình nan quạt trải dài khắp miền Tây Bắc. Người đọc hình dung ra hình ảnh dốc rồi lại dốc nối tiếp nhau, khúc khuỷu gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống. + Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp. Dốc khúc khuỷu vì quanh co, hiểm trở, gập ghềnh khó đi, vừa lên cao đã vội đổ dốc, cứ thế gấp khúc nối tiếp nhau. Thăm thẳm không chỉ đo chiều cao mà còn gợi ấn tượng về độ sâu, cảm giác như hút tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Heo hút gợi ra sự vắng vẻ, quạnh hiu của chốn rừng thiêng nước độc. Từ láy cũng mang đến cho người đọc cảm tưởng rằng người lính Tây Tiến đã vượt qua vô vàn những đèo dốc để chinh phục đỉnh núi cao nhất 2. Đoạn thơ thứ hai – Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng. - Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: trên sông, chiều sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng sông trôi lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mềm mại, uyển chuyển đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào tạm biệt người ra đi - Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa: Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên không phải là vô tri vô giác, mà phảng phất trong gió trong cây như có hồn người: "Có thấy hồn lau nẻo bến bờ". 4
  5. - "Hồn lau" trong thơ của Quang Dũng cũng là "hồn lau" của biệt li phảng phất một chút buồn nhưng không xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ thương, lưu luyến. Nỗi nhớ thương, lưu luyến đó đã được nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ như "có nhớ", "có thấy". Tình yêu đối với cỏ cây, hoa lá, dòng sông, dáng người đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có thêm nhựa sống. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống động, thiêng liêng. 3. Sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. - Nhà thơ đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội cũng như cái tuyệt mĩ, thơ mộng. Một trong những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng đắc địa nhất là thủ pháp đối lập. Đối lập giữa cái hùng vĩ, dữ dội với cái tuyệt mĩ, thơ mộng, đối lập giữa gian khổ, vất vả với anh hùng, bất khuất, đối lập giữa cái bi và cái hùng III. Kết bài: - Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc. - Phong cách nghệ thuật hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng. I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40) Câu 1: (NB) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: (TH) Theo đoạn trích, mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” là gì? Câu 3: (TH) Việc trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì đối với lập luận của tác giả? Câu 4: (VD) Anh/chị có đồng tình với ý kiến “thất bại là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công” không? Vì sao? II. LÀM VĂN Câu 1: Tù nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống. Câu 2: Cảm nhận về hình tượng của Sông Đà trong hai đoạn văn sau: 5
  6. “ Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. “ Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hưu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng các tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008) HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1 6
  7. Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2 Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải: Theo đoạn trích, mặt tích cực của thất bại mà người thành công hay dùng là: “như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân” Câu 3 Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải: Việc lấy dẫn chứng có tác dụng: + Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công của mỗi người. + Câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long đều là người thật, việc thật được nhiều người biết đến như những “tấm gương sống” nên có giá trị thuyết phục cao cho luận điểm được nêu. Câu 4 Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải: - Đồng ý với ý kiến: “thất bại là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công” - Giải thích: + Không có con đường nào đi tới thành công mà dễ dàng, luôn có những khó khăn thử thách nếu ta coi thất bại chỉ như một thử thách, ranh giới cần vượt qua; + Thực tế chứng minh nhiều người thành công sau thất bại; + Thất bại còn như một phép thử, là thước đo cho ý chí, nghị lực và lý tưởng, năng lực của bản thân. II. LÀM VĂN Câu 1 Phương pháp: - Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống - Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu: - Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 1. Giới thiệu vấn đề 2. Giải thích - Thất bại: là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định. - Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu => Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Nhưng ta phải biết điều chỉnh từ chính những thất bại đó thì bản thân mới có thể thành công. 3. Bàn luận - Thái độ trước thất bại: + Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại. 7
  8. + Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan. - Đứng lên từ thất bại + Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại. + Biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình. 4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. - Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì luôn đổ thừa cho hoàn cảnh. - Khó tránh thất bại trong mỗi đời người và cũng nên hiểu rằng chính sự thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là mẹ thành công”. - Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống. Câu 2 Phương pháp: - Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận vẻ đẹp của Sông Đà thông qua hai đoạn trích - Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Tuân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Khái quát nội dung của đoạn trích: Vẻ đẹp của Sông Đà thông qua hai đoạn trích II. Thân bài * Đoạn trích thứ nhất: Vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của con sông Đà. - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu tiên của tác phẩm khi tác giả miêu tả sự dữ tợn của con sông qua cảnh “đá dựng vách thành”. - Hình ảnh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” đã gợi ra được độ cao và diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u của khúc sông. - Hình ảnh so sánh “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu” đã diễn tả sự nhỏ hẹp của dòng chảy gợi ra lưu tốc rất lớn nhất là vào mùa nước lũ với bao nhiêu nguy hiểm rình rập. - Hai hình ảnh liên tưởng: “Đứng bên này bờ nhẹ tay ném một hòn đá qua bên kia vách”. “Có quãng con nai, con hổ đã có lần nhảy vọt từ bên này sang bên kia” => Sự nguy hiểm tiềm ẩn ở dòng sông Đà. - Bằng liên tưởng độc đáo, Nguyễn Tuân đã tiếp tục khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Mượn khoảnh khắc của đời sống thị thành để giúp người đọc có thể hình dung ra cảm giác đứng giữa thiên nhiên hoang sơ -> Lưu tốc rất mạnh, nhất là vào mùa nước lũ. Đoạn sông này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. * Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà thể hiện qua đoạn trích thứ hai. - Vị trí: Nằm ở phần sau của tác phẩm khi cuộc chiến giữa ông đò và con sông vừa kết thúc. - Tác giả dùng điểm nhìn của một du khách hải hồ du ngoại trên sông nước. Từ đây tác giả cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, đa dạng, phong phú của Sông Đà - Đó là vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình như còn lưu lại dấu tích của lịch sử cha ông. 8
  9. + Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ thời Lý, Trần, Lê cũng lặng tờ đến thế mà thôi: Lặng tờ là sự im lặng tuyệt đối. Qua bao đời vẫn thế mà thôi. + Vắng vẻ đến mức tịnh không một bóng người. + Yên tĩnh đến mức tác giả thèm được giật mình bởi tiếng còi xe lửa của chuyến xe lửa đầu tiên đến với vùng đất này. Yên tĩnh đến mức tiếng cá đập nước sông, quẫy vọt lên mặt sông trở thành âm thanh chủ đạo và đủ sức làm cho đàn hươu giật mình chạy vụt biến. Biện pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh nhấn mạnh vẻ đẹp im lìm quãng hạ lưu này. - Vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống, như bắt đầu một mùa nảy lộc sinh sôi. + Nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. + Cỏ gianh đồi núi đang ra nõn búp. + Đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đậm sương đêm. => Nếu cỏ gianh là sức sống tự nhiên thì nương ngô lại là sự sống có bàn tay của con người. Đây là hi vọng của tác giả về sự phát triển của vùng kinh tế mới để chúng ta thoát khỏi sự khó khăn do chiến tranh gây ra. - Đó còn là vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính. + Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Tất cả tái hiện Sông Đà ở khúc này như một cõi nguyên sơ nguyên vẹm chỉ tồn tại cái đẹp. Chi tiết “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương nhìn tôi không chớp mắt khi tôi đang lừ lừ trôi trên một mũi đò hỏi tôi bằng tiếng nói riêng của con vật lành. * Đánh giá - Nghệ thuật xây dựng hình tượng: + Tác phẩm cho thấy sự tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân. Vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào đã giúp nhà văn tạo nên những trang viết hết sức độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao. Sông Đà ở đây hiện lên sống động khi hung bạo dữ dội, khi lại trữ tình thơ mộng. + Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ. Tác giả giống như một vị tướng tài ba chỉ huy đội quân Việt ngữ rất đông đảo. Ông đã xếp đặt đội quân Việt ngữ vào những vị trí phù hợp để chúng có thể phát huy tối đa khả năng của mình. - Giá trị nội dung của hình tượng Sông Đà: + Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông xứ sở và thành công trong việc tìm kiếm chất vàng trong thiên nhiên Tây Bắc. + Sông Đà hiện lên qua những trang văn của Nguyễn Tuân không chỉ thuần túy là thiên nhiên, mà còn là một sản phẩm nghệ thuật vô giá. -> Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình. + Hình tượng sông Đà còn có ý nghĩa là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của con người - người lái đò trên dòng sông III. Kết bài: - Vẻ đẹp hình ảnh con sông Đà. - Phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. 5 ĐỀ 3 I. ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm) 9
  10. Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40) Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích. Câu 2: (0,5 điểm) Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì? Câu 3: (1,0 điểm) Theo anh/chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được hiểu là gì? Câu 4: (1,0 điểm) Anh/Chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại “là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” không? Vì sao ? II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc- hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống ? Câu 2: (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra: Lần thứ nhất “ Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi 1 0
  11. làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. 1 1
  12. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi ”. Lần thứ hai “ Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách ”. (Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài; Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015). Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. Hết Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD 1 2
  13. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN (Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang) 1 3
  14. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN III-NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN 12 Câu Nội dung Điểm ĐỌC- HIỂU 3,0 1 Mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong 0,5 đoạn trích: - Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. - Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. 2 Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi 0,5 sao điện ảnh Thành Long có tác dụng: - Tăng sức thuyết phục đối với người đọc. - Khẳng định ai thành công cũng phải trải qua thất bại. Nhưng khi thất bại họ không gục ngã, bi quan mà luôn kiên trì cố gắng và họ đã thành công. 3 Suy nghĩ tích cực về thất bại” có thể hiểu là: Khi thất bại không nản lòng, từ 1,0 trong thất bại rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân. Coi thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân; là động lực tiếp thêm sức mạnh để vươn tới thành công. 4 HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, miễn là lí giải hợp lí thuyết 1,0 phục. (Đồng tình/ không đồng tình: 0,25 điểm. Lí giải ý kiến hợp lí: 0,75 điểm) LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc-hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về 2,0 bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Viết sai hình thức đoạn văn trừ 0,25 điểm. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Con người cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. 1 4
  15. c. Triển khai vấn đề nghị luận: 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: Con người cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống .Có thể theo hướng sau: * Giải thích - Thất bại: là hỏng việc, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định; Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu. - Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Nhưng quan trọng nhất ta phải suy nghĩ tích cực về thất bại thì mới có thể thành công. 1 5
  16. *Bàn luận : Thái độ của chúng ta trước thất bại: - Chúng ta cần có suy nghĩ tích cực về thất bại. Coi thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. - Cần bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại. Rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình. - Dám đối mặt chấp nhận thất bại, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh. - Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại. - Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì gục ngã hay luôn đổ thừa cho hoàn cảnh. *Bài học nhận thức và hành động d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi 5,0 của nhân vật này. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân 0,25 bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về hai đoạn văn; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận. b.Xác định đúng vấn đề nghị luận Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. 0,25 c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: * Khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 0,5 *Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị 0,25 * Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả: Lần thứ nhất: 0,75 - Đoạn văn miêu tả cuộc sống của Mị sau khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra . Cuộc sống của Mị bị đày đọa về cả thể xác và tinh thần. – Cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra là sống kiếp ngựa trâu, thậm chí còn thua cả ngựa trâu. – Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên. Mị bị biến thành công cụ lao động, nô lệ không công cho nhà Pá Tra. – Mị bị giam hãm trong không gian chật hẹp và tù đọng. Căn buồng Mị ở lúc nào cũng âm u, cửa sổ là một lỗ vuông bằng bàn tay. Mị sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. - Mị bị chai sạn về cảm xúc tinh thần. Mị sống buông xuôi chấp nhận số phận. 1 6
  17. www.thuvienhoclieu.com Lần thứ hai: 0,75 -Đoạn văn làm nổi bật tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống tiềm tàng của Mị đã trỗi dậy. - Không khí đón tết rộn ràng ở Hồng Ngài và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức Mị, khiến cô hồi sinh. - Mị uống rượu say “Mị uống ực từng bát”. - Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”. Mị nghe thấy tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Mị thấy “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do. - Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: Mị lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn đi chơi chấm dứt sự tù đày. - Mị quấn tóc, lấy váy chuẩn bị đi chơi trước sự chứng kiến của A Sử, nhưng Mị không buồn quan tâm để ý đến hắn. - Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. *Nghệ thuật: 0,5 - Nghệ thuật trần thuật kết hợp miêu tả hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, giọng văn trầm lắng. - Nghệ thuật xây dựng khắc họa hình tượng nhân vật độc đáo. - Ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật đặc sắc. - Chất thơ, chất trữ tình thấm đựơm. * Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị qua hai lần miêu tả: 0,5 – Lần thứ nhất: Mị hiện lên là con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Mị cam chịu, chấp nhận kiếp sống ngựa trâu ở đó. Mị là nạn nhân tiêu biểu của ách áp bức cường quyền và thần quyền ở miền núi phía Bắc. Mị bị tê liệt ý thức sống. – Lần thứ hai: Mị đã thay đổi, ý thức sống, khát vọng sống trỗi dậy mạnh mẽ, đó là hệ quả tất yếu, có áp bức có đấu tranh. + Hành động “nổi loạn” của Mị cho thấy khát vọng sống trong Mị vẫn luôn âm ỉ, khi có cơ hội nó lại trỗi dậy mãnh liệt bất chấp ách áp bức bóc lột. + Qua việc miêu tả những hành động, cử chỉ cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn tô Hoài. Đồng thời cũng thể hiện niềm tin, tấm lòng nhân đạo của tác giả vào sức sống của người phụ nữ nông thôn miền núi. *Đánh giá chung 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu e. Sáng tạo: 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Hết ĐỀ 4 I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích: www.thuvienhoclieu.com Trang 17
  18. www.thuvienhoclieu.com Trong mỗi chú bé đều âm ỉ giấc mơ bay lên. Tôi cũng thế. Em chắc vẫn còn nuôi giấc mơ đó. Nhưng khi lớn lên, đôi khi những tầng mây thâm thấp thôi cũng khiến ta như bị che khuất tầm nhìn. Tệ hơn, những tầng mây sũng nước thậm chí có thể che khuất cả những giấc mơ, đè nén khát vọng của mỗi người. Một ngày mây mù có thể khiến ta yếu ớt và bi lụy. Một chút thất bại cũng giống như mây mù kéo đến, có thể làm em rút vào tổ kén bi quan. Ai đó nói rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công giữ gìn từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành. Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai. Không phải ai cũng trở thành phi công lái Airbus hay Boeing đúng y như giấc mơ tuổi nhỏ. Nhưng ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi. (Dẫn theo Hà Nhân, Bay xuyên những tầng mây, NXB Văn học. 2016, tr. 98) Câu 1(NB). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2 (NB). Theo tác giả, làm thế nào để hóa giải những khó khăn trong cuộc sống? Câu 3 (TH). Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong câu: “Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai”. Câu 4 (VD). Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “Ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi”. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của giấc mơ trong đời sống hiện thực của con người. Câu 2. (5,0 điểm) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thêm Rải rác biên cương, mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (“Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập1, NXB Giáo dục, 2008) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5 2 Theo tác giả, để hóa giải những khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi 0, 5 xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công giữ gìn từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành. www.thuvienhoclieu.com Trang 18
  19. www.thuvienhoclieu.com 3 Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong câu: “Vì triệu năm 1,0 đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai”. - Nhấn mạnh trong cuộc đời của mỗi người có đầy đủ các cung bậc cảm xúc vui khi thành công (hôm nắng đẹp), buồn khi công việc không như ý (ngày mưa dầm, mây đen đề nặng ). Nhưng dù thành công hay thất bại thì bạn hãy luôn lạc quan, hãy luôn tin rằng ngày mai trời lại sáng. 4 - Đồng ý với câu nói: “Ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc 1,0 mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi”. - Vì: Mỗi người dù trong hoàn cảnh khó khăn nào cũng đều có thể vượt qua và hướng đến ước mơ, khát vọng của mình mình bằng cách chấp nhận, đối diện với khó khăn, thất bại; giữ vững tinh thần lạc quan, niềm tin cuộc sống II Làm văn 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một 2,0 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của giấc mơ trong đời sống hiện thực của con người. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã 0,25 hội: ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống. 1. Giải thích 1,0 Ước mơ chính là những kế hoạch, những dự định, hoài bão mà con người mong muốn bản thân mình đạt được. Đó có thể là ước mơ gần, cũng có thể là ước mơ xa hơn nhưng tất cả đều hướng con người tới những hành động để đạt được chúng. 2. Bàn luận - Ước mơ chính là động lực thúc đẩy con người hành động, vượt qua những khó khăn thử thách, vượt qua những giới hạn của bản thân để từng bước, từng bước hoàn thành ước mơ đó. Ta có thể ví ước mơ như ngọn hải đăng chiếu sáng, chỉ đường cho mỗi người. - Nếu cuộc sống con người thiếu đi những ước mơ, hoài bão thì sẽ ra sao? Cuộc sống của con người lúc đó sẽ chìm vào màn đêm u tối. Bản thân con người thiếu đi ước mơ cũng sẽ như những con thuyền đi đêm mà thiếu ngọn hải đăng dẫn đường. Mất phương hướng, chênh vênh, chao đảo trước sóng gió cuộc đời. 3. Bài học nhận thức và hành động - Ước mơ là điều đáng có và đáng trân trọng. - Tuy nhiên, mỗi người cần xác định cho mình những ước mơ đúng đắn để không ngừng theo đuổi nó, để ước mơ của mình giúp hoàn thiện bản thân mình hơn, giúp ích cho xã hội. www.thuvienhoclieu.com Trang 19
  20. www.thuvienhoclieu.com - Đừng biến ước mơ của mình thành ảo vọng, những tham vọng mù quáng để rồi tự nhấn chím mình trong những ảo mộng đó mãi không thể thoát ra. Đó không phải là ước mơ chân chính. d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. 2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận 5,0 xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ (có ý phụ) 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Hình tượng người lính trong đoạn thơ và xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1.Mở bài – Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. – Nêu vấn đề cần nghị luận 0,25 3.2.Thân bà a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến - Về đoàn quân Tây Tiến, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ,cảm hứng chung của bài thơ; 0,25 - Vị trí, nội dung đoạn thơ. b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ b.1.Về nội dung b.1.1. Diện mạo oai phong, dữ dội: (Hai câu đầu) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” - Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, khó khăn, những căn bệnh hiểm nghèo và sự hi sinh lớn lao của người lính. Chỉ 2,0 có điều, tất cả những điều đó, qua ngòi bút của ông, không được miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn. Những chặng đường hành quân trên dốc cao, vực thẳm, cuộc sống thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng đã tàn phá hình hài của người lính, khiến họ trở thành những anh “vệ trọc”. Nhưng họ vẫn giữ được dáng vẻ oai phong, phảng phất nét anh hùng của người tráng sĩ xa xưa. Cảm hứng lãng mạn, anh hùng đã giúp cho nhà thơ phát hiện và khắc họa được vẻ đẹp kiêu dũng của người lính, thể hiện ở sự vượt lên, xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn. - Hai câu thơ có âm hưởng mạnh mẽ nhờ sử dụng từ ngữ mạnh bạo, độc đáo. “Đoàn binh” có âm vang và mạnh hơn chữ “đoàn quân”. Cụm từ “không mọc tóc” thì gợi ra nét ngang tàng, độc đáo. Câu thơ “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” càng tô đậm www.thuvienhoclieu.com Trang 20
  21. www.thuvienhoclieu.com thêm vẻ hiên ngang dữ dội. “Xanh màu lá” là nước da xanh xao do sốt rét, thiếu thốn, gian khổ. Nhưng qua cảm hứng anh hùng và bút pháp lãng mạn, thì màu xanh ấy lại mang vẻ dữ dội của núi rừng chứ không hề gợi lên vẻ tiều tụy, ốm yếu. b.1.2. Tâm hồn hào hoa, lãng mạn (Hai câu tiếp) - Người lính trong nỗi nhớ của Quang Dũng là những người chiến sĩ trẻ, không chỉ dũng cảm mà còn là những người có tâm hồn lãng mạn. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” - Hai câu thơ diễn tả một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những chiến sĩ trẻ quê ở thủ đô. Một thoáng kỉ niệm êm đềm về những người con gái quê hương như tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan. - Những người lính Tây Tiến, qua ngòi bút của Quang Dũng, không phải là những người khổng lồ không tim. Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của họ là những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc hoạ dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ. b.1.3. Ý chí, quyết tâm và sư hi sinh anh dũng: (Bốn câu sau) “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” - Ngòi bút của Quang Dũng khi dựng lên hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi luỵ. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi, một mặt, đã được giảm nhẹ đi nhiều nhờ những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: “Rải rác bên cương mồ viễn xứ”; mặt khác, cái bi thương ấy cũng lại bị mờ đi trước lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những người lính Tây Tiến: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. - Họ có vẻ tiều tuỵ, tàn tạ trong hình hài nhưng lại chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa, coi cái chết nhẹ như lông hồng. Sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến ngã xuống nơi chiến trường, không có đến cả manh chiếu để che thân, qua cái nhìn của Quang Dũng, lại được bọc trong những tấm “áo bào” sang trọng. Cái bi thương ấy vơi đi nhờ cách nói giảm: “anh về đất”, và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã. Trong âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên ấy, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. www.thuvienhoclieu.com Trang 21
  22. www.thuvienhoclieu.com -Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội. b.2. Về nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ tài hoa và xúc cảm mãnh liệt; hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp từ Hán Việt và thuần Việt; nhiều biện pháp tu từ đã làm nên sức sống của hình tượng nghệ thuật, rung động người đọc. ( 0.5) c. Rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. 0.75đ - Âm hưởng bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố Bi và yếu tố Tráng; có mất mát, đau thương song không bi lụy; gian khổ, hi sinh song vẫn rất hào hùng, tráng lệ. Âm hưởng bi tráng có cội nguồn từ chiến trường Tây Tiến ác liệt, từ tinh thần quả cảm và tâm hồn lạc quan của những chàng trai Hà thành, từ tấm lòng đồng cảm và trân trọng đồng chí đồng đội của nhà thơ; ( 0.25) - Giọng thơ cổ kính cùng việc nhấn mạnh nét trượng phu của người lính cũng góp phần làm tăng tính chất bi tráng của tác phẩm. ( 0.25) - Âm hưởng bi tráng cùng với cảm hứng lãng mạn làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính Tây Tiến; có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp tình cảm, trách nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau. ( 0.25) 3.3.Kết bài - Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài thơ; - Nêu cảm nghĩ về hình tượng người lính Tây Tiến. 0,5 1,0 www.thuvienhoclieu.com Trang 22
  23. www.thuvienhoclieu.com 4. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu ĐỀ 5 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: Con yêu quí của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành. Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Khái quát nội dung của văn bản. Câu 3: Thái độ của người cha với con được bộc lộ như thế nào qua câu văn “Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình”. Câu 4: Ý nghĩa lời dặn của cha đối với con khi đứng trước ngưỡng cửa đại học? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: "Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người". Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh / chị về cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với nàng dâu qua đoạn văn trích sau đây trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Qua đó thể hiện ngòi bút nhân đạo của nhà văn Kim Lân. www.thuvienhoclieu.com Trang 23
  24. www.thuvienhoclieu.com "- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới": - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau " (Dẫn theo SGK, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục) Hết KHẢO SÁT NĂNG LỰC NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: tự sự, miêu tả và biểu cảm. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 1 phương thức cho 0,25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 2 Khái quát nội dung của đoạn văn bản: 0,75 - Đoạn trích là sự thấu hiểu và tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia của người cha với những vất vả của con trước ngưỡng cửa thi đại học. - Đồng thời, đó cũng là lời động viên, khích lệ, tin tưởng của cha dành cho những nỗ lực của con. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm. 3 Thái độ của người cha với con: 1,0 - Trân trọng suy nghĩ, khát vọng của con. - Tin tưởng trao cho con quyền quyết định những việc quan trọng của đời mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được một lí do: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm. www.thuvienhoclieu.com Trang 24
  25. www.thuvienhoclieu.com 4 Ý nghĩa lời dặn của cha đối với con: tình yêu thương, trách nhiệm, sự tin tưởng, quan 0,5 tâm, động viên .của cha đối với con. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 đáp án: 0,25 đ - Học sinh không trình bày được hoặc tư tưởng sai lệch: 0 điểm II LÀM VĂN 1 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được 2,0 nêu trong đoạn trích phần đọc hiểu: "Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người". a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân-hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ngưỡng cửa đại học có vai trò quan trọng đối với 0,25 mỗi con người, có thể quyết định tương lai của mỗi người. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: * Giải thích: - Ngưỡng cửa đại học là kì thi sau khi tốt nghiệp THPT và thi vào các trường chuyên nghiệp như Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Ngưỡng cửa đại học có vai trò quan trọng đối với mỗi con người. - Là bước ngoặt của cả đời người, có thể quyết định tương lai của mỗi người. * Bàn luận: - Ngưỡng cửa Đại học, nó là khát khao, mơ ước của rất nhiều người, vì đó là con đường đảm bảo để đi đến tương lai. - Đại học là bậc học cao giúp chúng ta có nền tảng kiến thức cơ bản để vững bước vào tươi lai. Vào được Đại học ta sẽ có một tương lai rạng rỡ, cuộc sống ổn định, có việc làm phù hợp với sở thích, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo thực hiện ước mơ khát vọng của mình. - Đại học là bước ngoặt lớn của cả cuộc đời bởi nó tạo ra những cơ hội để chúng ta có những lựa chọn trên con đường sự nghiệp của mình - Nhưng con đường vào Đại học không phải là lựa chọn duy nhất, để con người có được tương lai tốt đẹp mà chúng ta vẫn có nhiều sự lựa chọn khác dẫn tới thành công * Bài học: - Tuổi trẻ sống cần có ước mơ, hoài bão, lí tưởng, quyết tâm thực hiện ước mơ và biến ước mơ trở thành hiện thực. - Quyết tâm học tập tốt để có thể bước chân vào giảng đường đại học, trở thành người có ích cho xã hội và cống hiến phần sức lực nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước. - Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, năng lực của bản thân có thể học nghề vẫn có tương lai và gặt hái được thành công. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng www.thuvienhoclieu.com Trang 25
  26. www.thuvienhoclieu.com hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm 2 Cảm nhận của anh / chị về cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với nàng dâu qua đoạn 5,0 văn trích sau đây trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với nàng 0,5 dâu qua đoạn văn cho thấy tình mẫu tử và lòng nhân ái hết sức cảm động của một bà mẹ nghèo, qua đó sáng lên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu: 0,5 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới hạn phạm vi phân tích: cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với nàng dâu qua đoạn văn cho thấy tình mẫu tử và lòng nhân ái hết sức cảm động của một bà mẹ nghèo, qua đó sáng lên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0.25 điểm www.thuvienhoclieu.com Trang 26
  27. www.thuvienhoclieu.com - Giới hạn phạm vi phân tích: 0.25 điểm * Khái quát: 2,5 - Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ truyện. - Tình huống và giá trị của tình huống. - Giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích nêu ở đề bài. * Phân tích : - Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích - Tình mẫu tử và lòng nhân ái hết sức cảm động của một bà mẹ nghèo - Giá trị tư tưởng của tác phẩm - NT: Miêu tả diễn biến tâm trạng tinh tế sâu sắc; Tự sự hợp lí, cuốn hút; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm- 1,25 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm * Đánh giá: 0,5 - Đây là đoạn văn thành công khi diễn tả tình mẫu tử và lòng nhân ái hết sức cảm động của một bà mẹ nghèo đoạn văn góp phần thể hiện giá trị tư tưởng TP. - Tình huống nhỏ đặt trong tình huống lớn ; Tự sự khéo léo trong cách dẫn dắt ; ngôn ngữ sinh động, chân thực ; Diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật * Khái quát lại vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: www.thuvienhoclieu.com Trang 27
  28. www.thuvienhoclieu.com Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với cáctác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được một yêu cầu: 0,25 Tổng điểm 10,0 HẾT ĐỀ 6 I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chúng ta đều biết cuộc sống không có gì là dễ dàng cả. Phải mất mát rồi con người ta mới biết trân quý những gì đã từng có, và cố gắng vì những gì đang có. Tôi cũng vậy, khi còn trong vòng tay yêu thương của gia đình tôi cũng không hiểu, cứ cho đó là điều đương nhiên, đến khi mất đi rồi mới thấy tiếc nuối, lại càng phải cố gắng hơn vì những người còn hiện hữu. Tôi luôn nghĩ rằng, không bao giờ là quá muộn để quay trở lại, cũng không bao giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ của mình. Chỉ cần mình còn tin tưởng vào bản thân, còn tin tưởng vào ước mơ, và thêm vào đó là rất nhiều bàn tay đưa ra cho tôi nắm lấy, cùng với sự yêu thương, thông cảm từ những người xung quanh (điều mà tôi đã rất may mắn có được) thì không gì là không thể. Cuộc hành trình đã qua của tất cả chúng ta ở đây chắc chắn không dễ dàng và cuộc hành trình sắp tới hẳn không ít chông gai. Tuy nhiên, với hành trang mà chúng ta được trang bị trong đó có kiến thức, kỹ năng được trau dồi qua những ngày ngồi trên giảng đường, bạn bè, thầy cô cùng những kỷ niệm về nơi này, chúng ta sẽ mang theo và mở ra mỗi khi cần động lực để bước tiếp. (Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ) của thủ khoa toàn khóa 2011, Nguyễn Thu Hà – Theo Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói: “Cuộc hành trình đã qua của tất cả chúng ta ở đây chắc chắn không dễ dàng và cuộc hành trình sắp tới hẳn không ít chông gai”? Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Phải mất mát rồi con người ta mới biết trân quý những gì đã từng có, và cố gắng vì những gì đang có”? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? www.thuvienhoclieu.com Trang 28
  29. www.thuvienhoclieu.com II. LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1. Nghị luận xã hội (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Tôi luôn nghĩ rằng, không bao giờ là quá muộn để quay trở lại, cũng không bao giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ của mình.” Câu 2. Nghị luận văn học (5.0 điểm) Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân qua đoạn trích bên dưới. Từ đó làm toát lên vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu. Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ: - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: - Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả: - Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy. www.thuvienhoclieu.com Trang 29
  30. www.thuvienhoclieu.com (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2 NXBGD 2008, trang 24) HẾT ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 2 Câu nói có thể hiểu: 0,5 - “Cuộc hành trình đã qua”, “cuộc hành trình sắp tới”: biểu tượng cho cuộc sống của mỗi người ở quá khứ và tương lai. - “không dễ dàng”, “không ít chông gai”: chỉ những khó khăn, trở lực. => Ý nghĩa của câu nói: Cuộc sống của mỗi người dù ở quá khứ hay tương lai đều phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. 3 Tác giả cho rằng như vậy vì: 1,0 - Khi chúng ta mất mát bất cứ điều gì thuộc sở hữu của bản thân, chúng ta mới nhận ra điều đó giữ một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của bản thân. Chính vì vậy, chúng ta càng trân trọng điều đó hơn. - Và cũng chính vì đã trải nghiệm sự mất mát trong thực tế nên chúng ta càng phải cố gắng để giữ gìn những gì chúng ta đang có ở hiện tại để không tiếc nuối về sau. 4 - Học sinh trình bày suy nghĩ của cá nhân và nêu rõ vì sao thông điệp đó có 1,0 ý nghĩa nhất đối với bản thân. - Học sinh có thể chọn một trong các thông điệp: Phải biết quý trọng những gì chúng ta đang có ở hiện tại hay cuộc sống của mỗi người đều phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2,0 ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Tôi luôn nghĩ rằng, không bao giờ là quá muộn để quay trở lại, cũng không bao giờ là quá www.thuvienhoclieu.com Trang 30
  31. www.thuvienhoclieu.com muộn để thực hiện ước mơ của mình.” a. Đảm bảo kĩ năng: - Viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ. 0,5 - Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống, con người phải luôn 0,25 phấn đấu để làm lại những điều tốt đẹp và để thực hiện ước mơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. - Giải thích: + “Không bao giờ là quá muộn”: được hiểu là phải luôn phấn đấu, luôn hành động. + Học + “quay trở lại”: được hiểu là làm lại những điều tốt đẹp. + Học Ý nghĩa câu nói: Trong cuộc sống, con người phải luôn phấn đấu để làm lại những điều tốt đẹp và để thực hiện ước mơ. - Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề - Đưa dẫn chứng và phân tích ngắn gọn để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. - Tác dụng: Vì sao trong cuộc sống con người phải luôn phấn đấu để làm 1,0 lại những điều tốt đẹp và để thực hiện ước mơ? + Con người sẽ nhận ra giá trị hữu ích của bản thân và ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống trong hành trình phấn đấu thực hiện ước mơ. + Con người sẽ học hỏi nhiều điều hay, sẽ không ngừng tiến bộ về kiến thức, kinh nghiệm sống, phẩm chất, để hoàn thiện bản thân. + Con người đạt được thành công, - Phê phán những người bỏ cuộc khi vấp ngã, không có ý chí để thực hiện được ước mơ của bản thân, - Bài học kinh nghiệm cho mọi người và bản thân. www.thuvienhoclieu.com Trang 31
  32. www.thuvienhoclieu.com d. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0,25 nghị luận. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim 5,0 Lân. Từ đó làm toát lên vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó làm toát lên vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, nhân 0,5 vật bà cụ Tứ và vẻ đẹp con người rong nạn đói năm Ất Dậu. Thân bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn 2,0 Kim Lân. Từ đó làm toát lên vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu. Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Giới thiệu nhân vật + Là một bà mẹ nghèo, già nua, là dân ngụ cư. + Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già. - Ngạc nhiên của cụ khi Tràng dắt vợ về - Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ, bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ www.thuvienhoclieu.com Trang 32
  33. www.thuvienhoclieu.com sự”, “mắt bà nhoèn đi”: + Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao ôi”, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm làm nồi còn con mình thì ”. + Bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo. + Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: “các con đã phải duyên u cũng mừng lòng”, chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về. - Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng. + Bà cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự ngờ nghệch của đứa con trai: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ” Niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ “Rồi ra may mà ông giời cho khá ” + Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa + Vui trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên có con dâu + Bà vẫn luôn tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn để con dâu đỡ tủi Vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu 0,5 Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Không ngừng thắp lên niềm tin, hy vọng về một ngày mai tươi sáng hơn. Không ngừng khát khao sống, khát khao hạnh phúc. Kết bài: 0,5 Bà cụ Tứ là hiện thân của những người mẹ nghèo khổ mà từng trải, hiểu biết: hết lòng thương yêu con, yêu thương những cảnh đời tội nghiệp, oái oăm. Bà nung nấu một khát vọng về cuộc sống gia đình hạnh phúc. www.thuvienhoclieu.com Trang 33
  34. www.thuvienhoclieu.com d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II=10,0 điểm ĐỀ 7 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: "Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt." (Aristotle) Không biết bao nhiêu lần tôi nghe những người trẻ quanh mình than buồn, chán, bảo không biết gì để làm. Và rồi không biết làm gì nên ta giết thời giờ với những thú vui nhỏ nhặt, rong chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm đắm vào yêu đương. Nhưng khi đã đi qua gần hết thời đôi mươi, ngấp nghé ở ngưỡng ba mươi, nhìn lại tôi mới thấy tiếc nuối. Thấy bây giờ cuộc sống có quá nhiều cơ hội, nhiều điều phải làm, nhiều thứ để học, mà mình lại không có đủ thời gian cho ngần ấy thứ. Nghĩ nếu mà mình biết những điều này khi còn đi học, khi mình còn trẻ tuổi, chắc hẳn cuộc sống của mình sẽ khác, chắc mình sẽ bớt đi nhiều vật vã gian nan. Ai có trải qua rồi mới hiểu, tuổi trẻ ngắn ngủi biết bao nhiêu. Thời gian một đi là không trở lại. Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian, nhưng rất nhiều người trẻ không biết làm gì có ích với thời gian của họ. Trên thực tế, có rất nhiều điều để làm, khi người ta còn trẻ. (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Roise Nguyễn NXB Hội Nhà văn, 2020, tr.11, 12) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, những người trẻ thường làm gì để giết thời giờ? Câu 3. Việc tác giả trích dẫn câu nói của Aristotle có tác dụng gì? Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: “Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những điều cần làm khi người ta còn trẻ. Câu 2 (5.0 điểm) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn www.thuvienhoclieu.com Trang 34
  35. www.thuvienhoclieu.com đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn. Trong rừng ít có cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng láng vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tâm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng Đứng trên đồi xa nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chân trời. (Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,tr. 38) Trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 2 Theo đoạn trích, những người trẻ thường giết thời giờ với: những thú vui 0.75 nhỏ nhặt, rong chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm đắm vào yêu đương. 3 Tác dụng của việc trích dẫn câu nói của Aristotle trong đoạn trích: 0.75 - Câu nói đang khẳng định rõ thói quen tốt thời trẻ tạo nên khác biệt rất lớn. Điều đó có tác động sâu sắc đến tư duy người đọc. - Dùng câu nói của một nhà triết học tên tuổi nhằm tăng tính thuyết phục cho vấn đề tác giả đang đặt ra. 4 - Học sinh trình bày quan điểm đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình 1.0 một nửa. - Lí giải thuyết phục. II LÀM VĂN 7.0 Câu 1: Viết đoạn văn về những điều cần làm người ta còn trẻ. 2.0 www.thuvienhoclieu.com Trang 35
  36. www.thuvienhoclieu.com a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn 0.25 theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những điều cần làm khi còn trẻ. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù 1.0 hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ nững điều cần làm khi còn trẻ. Có thể triển khai theo hướng: - Đầu tư cho sức khỏe; - Đầu tư cho học tập, nâng cao trình độ qua việc đi học ở trường, đọc sách, học trực tuyến thêm trên mạng, ; - Rèn kĩ năng sống qua các tổ chức cộng đồng, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, thiện nguyện, làm thêm ; - Tự học một môn nghệ thuật / thể thao mà mình đam mê; - Đi du lịch d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0.25 mới mẻ. Câu 2: Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn trích. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Hình tượng cây xà nu trong đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 0.5 *Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và đoạn trích. 2.5 * Cảm nhận hình tượng cây xà nu: - Nghĩa tả thực: Cây xà nu là cây thuộc họ thông, mọc thành rừng ở Tây Nguyên, mọc thẳng, tán lá vươn cao, thân cây vạm vỡ, có sức sống mãnh liệt. - Sự sống của cây trong tư thế đối mặt với cái chết, sự sinh tồn đang đứng trước mối đe doạ của diệt vong. - Cây xà nu có sức sống mãnh liệt mà không đại bác nào có thể huỷ diệt được (cạnh một cây ngã gục có 4, 5 cây con mọc lên hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời; nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng; ) * Nghĩa biểu tượng: - Cánh rừng xà nu bị tàn phá dưới tầm đại bác của giặc trở thành biểu tượng cho những đau thương, mất mát của dân làng Xô Man. - Sức sống mãnh liệt, bất diệt của cây xà nu biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên 0,5 cường của dân làng Xô Man, thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác đứng lên thay thế www.thuvienhoclieu.com Trang 36
  37. www.thuvienhoclieu.com tiếp tục chiến đấu chống lại kẻ thù. - Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời biểu tượng cho dân làng Xô Man yêu tự do, trung thành với ánh sáng lí tưởng của Đảng. - Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, miêu tả sinh động, * Đánh giá chung: - Hình tượng cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của dân làng Xô Man nói riêng, nhân dân Tây Nguyên nói chung trong chiến tranh cách mạng. - Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu- một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc- tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. d. Chính tả, ngữ pháp : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0.5 mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10.0 ĐỀ 8 I. PHẦN ĐỌC HIỂU. (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: (1) Sự thành công cũng như một hạt giống khi nẩy mầm, phải trải qua bao ngày thăng trầm chịu nắng nóng giá lạnh, phải lột bỏ lớp vỏ ngoài cũ kĩ – chính là những kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ - mới có thể bén rễ vào niềm tin ở chính hoài bão của mình, trở nên vững chãi hơn bao giờ hết trước mọi thử thách. Và cuối cùng là được tưởng thưởng. Vào một ngày nào đó, khi hạt mầm bật lên từ lòng đất, nó sẽ được sưởi ấm và đâm chồi tốt tươi. www.thuvienhoclieu.com Trang 37
  38. www.thuvienhoclieu.com (2) Quá trình trên cũng tương tự như hành trình tiến về phía trước của bạn. Sau những nỗ lực, bạn biết rằng mình đã sẵn sàng để tạo ra một sự khác biệt, cho cuộc sống quanh mình. Điều quan trọng nhất trên đời chúng ta có thể làm là hiểu rõ mục đích của mình và giải phóng mọi khả năng tiềm tàng của bản thân để có thể ươm mầm những hạt giống tốt – những hạt giống của hi vọng, tình yêu, niềm tin và lòng can đảm. (Trích Thay thái độ đổi cuộc đời, Jeff Keller, NXB Tổng hợp TP HCM, 2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2: Nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn (1). Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Sau những nỗ lực, bạn biết rằng mình đã sẵn sàng để tạo ra một sự khác biệt, cho cuộc sống quanh mình ? Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Điều quan trọng nhất trên đời chúng ta có thể làm là hiểu rõ mục đích của mình và giải phóng mọi khả năng tiềm tàng của bản thân để có thể ươm mầm những hạt giống tốt – những hạt giống của hi vọng, tình yêu, niềm tin và lòng can đảm không? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN. (7.0 điểm) Câu 1: Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc làm thế nào để ươm mầm những hạt giống tốt trong tâm hồn? Câu 2: Phân tích hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích sau: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn. Trong rừng ít có cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng (Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội) www.thuvienhoclieu.com Trang 38
  39. www.thuvienhoclieu.com Hết ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Nội dung Điểm Đọc 1 Phong cách ngôn ngữ chính luận/Phong cách chính luận 0.5 hiểu 2 - Phép so sánh: Sự thành công cũng như hạt giống nảy mầm 0.75 - Tác dụng: Gợi suy nghĩ và liên tưởng cho người đọc về sự thành công trong cuộc sống – phải trải qua nhiều thử thách (chịu nắng nóng giá lạnh, lột bỏ lớp vỏ cũ kĩ ). Phép so sánh khiến cách diễn đạt giàu hình ảnh, cảm xúc, gây ấn tượng. 3 Thí sinh có thể nêu ra cách hiểu của bản thân, song phải hợp lí và thể hiện được 0.75 các ý sau: - Nỗ lực của mỗi người sẽ giúp họ phát huy được năng lực, sở trường, khẳng định được bản thân và gặt hái kết quả tốt đẹp. - Những nỗ lực sẽ giúp con người thể hiện cái khác biệt của mình, không chỉ đem lại thành tựu cho bản thân mà còn cho cuộc sống. - Khuyên mỗi người phải nỗ lực để tạo ra giá trị. 4 Thí sinh được tự do lựa chọn quan điểm đồng tình/ không đồng tình/ đồng 1.0 tình một nửa nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Làm 1 Viết đoạn văn 200 chữ để bàn về việc làm thế nào để “ươm mầm những hạt 2.0 văn giống tốt” trong tâm hồn a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: học sinh có thể trình bày đoạn 0.25 văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng-phân-hợp. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: làm thế nào để ươm mầm những hạt 0.25 giống tốt trong tâm hồn c) Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có nhiều hướng để triển khai nhưng cần 1.0 bám sát vấn đề để giải quyết đúng trọng tâm và thuyết phục. Có thể triển khai theo ý sau: - Việc “ươm mầm những hạt giống tốt” trong tâm hồn rất quan trọng đối với mọi người, vì sẽ khiến ta luôn lạc quan, mạnh mẽ, yêu đời và sống tốt, sống tử tế - Để “ươm mầm những hạt giống tốt” cho tâm hồn, chúng ta cần làm giàu vốn hiểu biết của mình về thế giới xung quanh; tăng cường các hoạt động trải nghiệm để thấy sự phong phú của cuộc sống - “Ươm ầm những hạt giống tốt” cho tâm hồn còn là biết phân biệt đúng-sai, tốt-xấu, cái nên làm và cái không nên làm để luôn hướng đến suy nghĩ và hành động đẹp. - “Ươm mầm những hạt giống tốt” còn là việc bồi dưỡng những cảm xúc đẹp, tình yêu thương để từ đó biết sẻ chia, gắn kết với mọi người, với cuộc sống d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 www.thuvienhoclieu.com Trang 39
  40. www.thuvienhoclieu.com e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.25 nghị luận. 2 Phân tích hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích: “Làng ở trong tầm đại 5.0 bác của đồn giặc .ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng” a) Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh: có đầy đủ bố cục 3 0.25 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích. 0.5 c) Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có nhiều hướng triển khai vấn đề nhưng 3.5 cần vận dụng các thao tác lập luận để giải quyết đúng trọng tâm. Cần đáp ứng những nội dung sau: * Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm Rừng xà nu và vị trí đoạn 0.5 trích. 2.5 * Phân tích hình tượng rừng xà nu qua đoạn trích: - Rừng xà nu xuất hiện trong bối cảnh chiến tranh ác liệt và có số phận gắn với những đau thương của làng Xô-man. - Rừng xà nu chịu nhiều thương tích do bom đạn của kẻ thù (không có cây nào không bị thương, có những cây bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ rào rào như một trận bão, năm mười hôm thì cây chết); Gợi lên những đau thương mất mát của dân làng Xô Man dưới sự khủng bố ác liệt của chế độ Mĩ- Diệm - Rừng xà nu mang những phẩm chất đặc biệt: loài cây khát khao ánh sáng và luôn muốn vươn cao; có sức sống dẻo dai, bền bỉ, mãnh liệt (ham ánh sáng mặt 0.5 trời; phóng lên rất nhanh; sinh sôi nảy nở khoẻ; ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời; có những cây vượt lên được, cao hơn đầu người, cành lá sum sê; đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng; chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã ) - Rừng xà nu mang vẻ đẹp hùng tráng, là tấm khiên vững chãi “che chở cho làng”. *Đánh giá chung: - Nghệ thuật: sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ (nhân hóa, ẩn dụ, so sánh), lối miêu tả chi tiết, đầy sức gợi và lớp ngôn ngữ giàu tính tạo hình. - Hình tượng rừng xà nu không chỉ được miêu tả ở hình ảnh hiện thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, gắn liền với hình tượng các nhân vật trong tác phẩm. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e) Sáng tạo: Bài làm có sáng tạo trong cách thức trình bày hoặc có cách nhìn 0.5 mới mẻ, thuyết phục về nội dung tư tưởng. ĐỀ 9 www.thuvienhoclieu.com Trang 40
  41. www.thuvienhoclieu.com I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn. Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi 4ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”. (Cuộc sống không giới hạn,NXB Văn Học, Nick Vujicic, chương VII, trang 236) Câu 1. Xác định hương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? Câu 2. Trong văn bản, tác giả đưa ra quan niệm như thế nào về cuộc sống? Câu 3 Anh/ chị hiểu nghĩa của từ “vấp ngã” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về vấn đề cần phải làm gì để đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu. Câu 2.(5.0 điểm) Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm viết: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó ” Cảm nhận của anh/chị về hình tượng đất nước trong đoạn thơ trên. www.thuvienhoclieu.com Trang 41
  42. www.thuvienhoclieu.com (Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.120) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN CÂU ĐIỂM Đọc hiểu Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 Câu 2 - Nghĩa của từ “ vấp ngã” được nói đến trong văn bản là 0.5 những sai lầm , thất bại mà con người có thể gặp trong cuộc sống Tác giả đưa ra quan niệm về cuộc sống: Cuộc sống là một quá Câu 3 trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra 1.0 một cách thích hợp Câu 4 Quan điểm của Winston Churchill: Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên: Học sinh có thể trả lời bằng 1.0 nhiều cách nhưng phải đảm bảo chuẩn mực đạo đức của người Việt và lập luận thuyết phục hợp lí www.thuvienhoclieu.com Trang 42
  43. www.thuvienhoclieu.com àm văn Câu 1 a.Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: 0.25 Thí sinh có thể trình bày đọn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: làm thế nào để đứng dậy 0.25 sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo những nội dung chính sau: - Giải thích + Vấp ngã có nghĩa là gặp phải hoàn cảnh khó khăn, trở ngại 0.25 khiến ta không thể đạt đến mục đích trong công việc và trong cuộc sống. Ở đây, vấp ngã có thể hiểu là thất bại. + đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống là việc cần thiết quan trọng để kiến tao thành công -Bàn luận: cần phải làm gì để đứng dậy sau vấp ngã: + Cần phải có ý thức đứng dậy sau vấp ngã, biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm và tiếp tục cố gắng nổ lực 0.75 + Cần có ý chí, nghị lực vươn lên sau những lần thất bại; không bị hoàn cảnh khuất phục, không hèn nhát và yếu đuối. + Trách nhiệm của mỗi học sinh là học tập thật tốt, trau dồi nhân cách, bồi đắp tâm hồn để trở thành những con người có đủ năng lực để vượt qua những sai lầm , thất bại và kiến tạo thành công cho bản thân d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận về hình tượng đất nước trong đoạn thơ 0,25 Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dân chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 0.25 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, khái quát ngắn gọn về tư www.thuvienhoclieu.com Trang 43
  44. www.thuvienhoclieu.com tưởng Đất Nước của Nhân dân) và nội dung chính của đoạn 0.25 trích. Cảm nhận về đoạn thơ: * Về nội dung: Thời điểm ra đời của đất nước: thời gian có từ rất lâu, rất sớm và rất khó xác định 0.25 => Một đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo đã có từ rất lâu đời. Câu 2 Phạm vi tồn tại của đất nước: trong đời sống văn hóa 0.5 bình dị, gần gũi, thân thiết của người dân, mỗi gia đình - Đất nước được cảm nhận gắn liền với nền văn hoá lâu đời của dân tộc: - Đất nước lớn lên đau thương vất vả cùng với cuộc trường 2.5 chinh không nghỉ ngơi của con người: - Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình thuỷ chung. (Gừng cay, muối mặn: -> Lối sồng thủy chung, đậm tình nghĩa.) Quá trình vận động của đất nước: sự tiếp nối liên tục, chưa bao giờ đứt quãng ( đã có rồi, ngày xửa ngày xưa, có trong, bắ đầu, lớn lên, có từ ngày đó) * Về nghệ thuật: - Hình ảnh, từ ngữ giàu sức liên tưởng, gợi cảm. - Sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian - Từ ngữ “Đất Nước” được viết hoa, được lặp đi lặp lại nhiều lần + Thể thơ tự do + Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình như lời trò chuyện kể về cội nguồn của Đất Nước + Sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình, giữa suy tư sâu lắng và cảm xúc nồng nàn. Đánh giá hình tượng đất nước được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ: 0.5 + Hình tượng Đất Nước được xây dựng trước hết xuất phát từ tình cảm nồng nàn, tình yêu đất nước sâu đậm + Đoạn thơ là kết tinh tâm huyết, những suy nghĩ, tìm tòi khám phá mới mẻ của nhà thơ về hình tượng Đất Nước www.thuvienhoclieu.com Trang 44
  45. www.thuvienhoclieu.com d.Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e.Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0.5 về vấn đề nghị luận ĐỀ 10 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: DÙ NĂM DÙ THÁNG Anh hái cành phù dung trắng Cho em niềm vui cầm tay Màu hoa như màu ánh nắng Buổi chiều chợt tím không hay Nhìn hoa bâng khuâng anh nói Mới thôi mà đã một ngày. Ruộng cấy ta mong cơn mưa Ruộng gặt ta mong ngọn nắng Chăm lo cánh đồng tình yêu Anh đếm từng vầng trăng sáng Thiết tha anh nói cùng trăng Mới thôi đã tròn một tháng. Mùa xuân lên đồi cỏ thơm Mùa hạ nhìn trời mây khói Mây tím chân cầu tím núi Đông xa ngày trắng mưa dầm Nhìn trời ngẩn ngơ anh nói Mới thôi mà đã một năm. Thực hiện các yêu cầu: Dù năm dù tháng em ơi Tim anh chỉ đập một đời Nhưng trái tim mang vĩnh cửu Trong từng giọt máu đỏ tươi. (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Tìm những hình ảnh được tác giả sử dụng để thể hiện sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian. Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của phép điệp được sử dụng trong bốn khổ thơ đầu. www.thuvienhoclieu.com Trang 45
  46. www.thuvienhoclieu.com Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về quan niệm của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ Dù năm dù tháng em ơi/ Tim anh chỉ đập một đời/ Nhưng trái tim mang vĩnh cửu/ Trong từng giọt máu đỏ tươi II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về cách vượt qua giới hạn của thời gian. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu qua đoạn trích sau: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. `(Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 38) Hết ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 www.thuvienhoclieu.com Trang 46
  47. www.thuvienhoclieu.com 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định được phương thức biểu đạt biểu cảm như đáp án đạt điểm tối đa. 2 Những hình ảnh thể hiện sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian: cành phù dung 0,75 trắng, vầng trăng sáng, cỏ thơm mùa xuân, mây khói mùa hạ, mưa trắng ngày đông, một ngày trắng tóc. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Trả lời được 04 đến 05 hình ảnh được 0.5 điểm. - Trả lời được 02 đến 03 hình ảnh được 0.25 điểm 3 Hiệu quả của phép điệp: 0,75 - Nhấn mạnh sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian cùng tâm trạng ngỡ ngàng, tiếc nuối của tác giả. - Góp phần tạo giọng điệu ngậm ngùi cho bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 0.75 điểm - Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm - Lưu ý: Học sinh trả lời bằng các cách diễn đạt tương đương với Đáp án vẫn cho điểm tối đa. 4 Nhận xét về quan niệm của tác giả: 1,0 Quan niệm tích cực, đầy tính nhân văn - không ai có thể làm chậm lại bước đi của thời gian, nhưng mỗi người có thể đi cùng và lưu dấu vào dòng thời gian vĩnh cửu bằng giọt máu đỏ tươi từ trái tim - bằng tình yêu thương. Đó chính là cách giúp con người vượt qua giới hạn của năm tháng. Hướng dẫn chấm: - Trả lời y đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được ½ yêu cầu trong đáp án: 0.5 điểm - Lưu ý: Học sinh trả lời bằng các cách diễn đạt tương đương với Đáp án vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của 2,0 anh/chị về cách vượt qua giới hạn của thời gian. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Cách vượt qua giới hạn của thời gian. www.thuvienhoclieu.com Trang 47
  48. www.thuvienhoclieu.com c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải tập trung bàn luận về cách vượt qua giới hạn của thời gian. Có thể trình bày theo các hướng sau: - Dòng chảy của thời gian mang tính chất quy luật. Năm tháng trôi nhanh, đời người ngắn ngủi. Do đó, cần có cách nhìn tích cực và nỗ lực vượt qua giới hạn của thời gian. - Cần nhận thức được sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian, từ đó có ý thức quý trọng từng phút giây, sử dụng quỹ thời gian một cách hữu ích, ý nghĩa. - Nỗ lực sống hết mình, sống say mê và mãnh liệt trong từng phút giây; mở lòng yêu thương, gìn giữ những thời khắc đẹp trong cuộc đời Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm - 0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng 0,25 dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 2 Phân tích vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu qua đoạn trích. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu qua đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: www.thuvienhoclieu.com Trang 48
  49. www.thuvienhoclieu.com * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn Rừng xà 0,5 nu, đoạn trích. Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm. * Phân tích vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu: - Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, đau thương: mỗi ngày hai lần hứng chịu đạn 2,0 đại bác , hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. - Sức sống kiên cường, mãnh liệt; vẻ đẹp hùng tráng: + Khao khát sống, háo hức vươn lên tiếp nhận ánh sáng với một sức mạnh không gì ngăn cản nổi Trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. + Sức sống bất diệt, phi thường Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn ; tinh thần bất khuất, quật khởi Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã. + Kiêu hãnh, quả cảm đứng đầu trong bão táp chiến tranh: ưỡn tấm ngực lớn 0.5 của mình ra, che chở cho làng - Hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích được khắc họa với lớp ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm; nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, phép liên tưởng ứng chiếu song hành cùng giọng văn thấm đẫm chất thơ. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm * Đánh giá: 0,5 - Hình tượng rừng xà nu tượng trưng cho số phận đau thương, những phẩm chất đẹp đẽ, cao thượng và cuộc chiến đấu hào hùng, oanh liệt của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. - Hình tượng rừng xà nu hùng vĩ, thơ mộng với sức sống kì diệu đã bộc lộ niềm say mê, ngưỡng mộ, tình yêu, niềm tin của nhà văn vào sức sống trường tồn, mãnh liệt của thiên nhiên và con người; đồng thời, tạo nên màu sắc sử thi và sự bay bổng cho tác phẩm, thể hiện tài văn của Nguyễn Trung Thành. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp www.thuvienhoclieu.com Trang 49