Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Viết bài tập làm văn số 7

doc 5 trang thungat 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Viết bài tập làm văn số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_6_viet_bai_tap_lam_van_so_7.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Viết bài tập làm văn số 7

  1. Tuần 31: Tiết 121- 122 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 – VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức đọc - hiểu một đoạn trích (văn bản) ngoài SGK. - Biết tổng hợp các kiến thức đã học về kiểu bài văn miêu tả sáng tạo để tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về các phép tu từ, ngôn ngữ miêu tả để tạo lập văn bản miêu tả. - Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả sáng tạo. 3. Thái độ: - Trân trọng những lẽ sống đẹp từ các nhân vật trong đoạn trích, đối tượng tả. - Bồi dưỡng tình yêu con người, gia đình, quê hương, đất nước. => Năng lực: phát huy năng lực làm văn miêu tả sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực khám phá các giá trị có ý nghĩa nhân văn cao đẹp thông qua các văn bản đã học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Hình thức : Tự luận, 90 phút. 2. Cách tổ chức kiểm tra: tổ chức kiểm tra theo lớp III. KHUNG MA TRẬN Mức độ Tổng Mức độ cần đạt số Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nội dung(chủ đề) cao I. Đọc Ngữ - Nhận biết: - Hiểu được: liệu: hiểu + Phương + Nội dung, -Văn bản thức biểu đạt ý nghĩa của nghệ của đoạn đoạn thuật ngoài trích/văn bản. trích/văn sách + Các biện bản. giáo khoa. pháp tu từ. + Bài học - Tiêu bản thân. chí: Một
  2. văn bản + Tác dụng ngắn. của biện hoặc một pháp tu từ trích + Phân tích đoạn - Độ các thành dài: từ phần chính 50-300 chữ của câu + Câu trần thuật , câu trần thuật có từ là. Số câu 2 1 3 Số điểm 1,0 2,0 3,0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Làm Miêu Xác định - Hiểu được - Vận dụng - Bày tỏ tả sáng cách làm kiến thức quan điểm văn được các yêu tạo một bài văn hiểu biết về cá nhân về cầu của đề về miêu tả sáng văn miêu tả đối tượng tạo. sáng tạo, tạo đã tả. kiểu bài lập văn bản - Liên hệ miêu tả đầy bản thân. đủ bố cục. Số câu 1 1 Số điểm 1,0 2,0 3,0 1,0 7 Tỉ lệ 10% 20% 30% 10% 70% Số câu 4 Tổng Số 2 4 3 1 10 điểm Tỉ lệ 20% 40% 30% 10% 100% II. Đề bài: Lớp 6B PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: ( 3 điểm)
  3. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Đêm qua mùa trở gió Hạt mưa buồn ghé sang Ướt hàng cây, ngọn cỏ Ôi nàng mưa đa mang ( Trích: Thi viện thơ) 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn? 2. Cho biết thể thơ của đoạn thơ trên? 3. Chỉ rõ biện pháp tu từ có trong khổ thở trên? PHẦN II. LÀM VĂN ( 7 điểm) Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình. III. Hướng dẫn chấm, biểu điểm: PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: ( 3 điểm) 1.PTBĐ chính: Biểu cảm (1.0 đ) 2. Thể thơ 5 chữ (1.0 đ) 3.Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên là: Nhân hóa: mưa buồn, nàng mưa đa mang PHẦN II. LÀM VĂN ( 7 điểm) a. Yêu cầu chung: - Học sinh làm được bài văn miêu tả sáng tạo. - Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết. - Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng bố cục. b. Yêu cầu cụ thể: đảm bảo bố cục ba phần. Mở bài - Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao? - Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng). Thân bài - Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên + Hình dáng + Khuôn mặt + Chòm râu, mái tóc
  4. + Cây gậy. - Những lời đối thoại của em với ông Tiên. - Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà, ). Kết bài Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em. Lớp 6C PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: ( 3 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Đã có ai dậy sớm Nhìn lên rừng cọ tươi Lá xòe từng tia nắng Giống hệt như mặt trời. Rừng cọ ơi! Rừng cọ! Lá đẹp lá ngời ngời Tôi yêu,thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi. ( "Mặt trời xanh của tôi" – Nguyễn Viết Bình) 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn? 2. Cho biết thể thơ của đoạn thơ trên? 3. Chỉ rõ biện pháp tu từ có trong khổ 1? PHẦN II. LÀM VĂN ( 7 điểm) Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình. III. Hướng dẫn chấm, biểu điểm: PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: ( 3 điểm) 1.PTBĐ chính: Biểu cảm (1.0 đ) 2. Thể thơ 5 chữ (1.0 đ) 3.Biện pháp tu từ trong khổ 1: So sánh " Lá xòe từng tia nắng – Giống hệt như mặt trời ( Gọi tên đúng so sánh cho 05 điểm, chỉ rõ câu thơ có hình ảnh so sánh cho 0,5 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN ( 7 điểm) a. Yêu cầu chung: - Học sinh làm được bài văn miêu tả sáng tạo. - Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
  5. - Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng bố cục. b. Yêu cầu cụ thể: đảm bảo bố cục ba phần. Mở bài - Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao? - Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng). Thân bài - Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên + Hình dáng + Khuôn mặt + Chòm râu, mái tóc + Cây gậy. - Những lời đối thoại của em với ông Tiên. - Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà, ). Kết bài Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em. 4. Hướng dẫn dặn dò - Nắm vững kiến thức về văn miêu tả - Soạn bài : Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.