Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 68+69: Thi học kỳ I

docx 4 trang thungat 2480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 68+69: Thi học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tiet_6869_thi_hoc_ky_i.docx

Nội dung text: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 68+69: Thi học kỳ I

  1. Tiết 68 - 69: THI HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 6 Ngày KT: . Ngày dạy: I. Mục đích: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 6 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Phần kiến thức căn bản trong học kỳ I. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc - hiểu văn bản. - Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận và viết bài văn tự sự). - Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS. 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Nhận thức, suy nghĩ tích cực về tình bạn, biết cách đối xử tốt đẹp với bạn bè. - Nhận thức được những sai lầm của bản thân và biết cách sửa chữa để tiến bộ, trưởng thành. II. Hình thức: Tự luận. III. Ma trận. Mức độ Vận Thông Vận dụng Nhận biết dụng Cộng hiểu cao NLĐG thấp I. Đọc- hiểu - Nhận biết - Hiểu và Ngữ liệu: văn bản tự sự. các từ ngữ, xác định Tiêu chí lựa chọn ngữ hình ảnh đúng nội liệu: thể hiện dung biểu Một văn bản dài khoảng chủ đề, đạt của chi 200 chữ tương đương phương tiết trong với một đoạn văn bản thức, đối văn bản. được học chính thức tượng biểu trong chương trình. đạt Số câu 3 1 4 Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ % 20% 10% 30% II. Tạo lập văn bản Viết 1 Viết một Viết đoạn văn/ bài văn đoạn văn bài văn tự
  2. theo yêu cầu NLXH sự. Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 5 7 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm toàn bài 2 1 2 5 10 Tỉ lệ % điểm toàn bài 20% 10% 20% 50% 100% Đề bài: I. Đọc hiểu văn bản: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: Cáo và Cò Ngày xửa ngày xưa, có một con Cáo rất xảo quyệt và tinh nghịch. Nó thường giả vờ thân thiện sau đó chơi khăm những con vật khác. Một ngày nọ, Cáo gặp một chị Cò. Nó kết bạn với Cò và ra vẻ thân thiện, mời Cò tới nhà ăn tối. Chị Cò vui vẻ nhận lời. Tối hôm đó, chị Cò vui vẻ tới nhà Cáo như lời mời. Cáo mời Cò vào nhà và bưng ra hai bát súp. Nó múc súp ra hai cái đĩa rất là nông! Chị Cò không thể nào ăn được súp với mỏ dài của mình, còn Cáo thì dễ dàng liếm một loáng là hết đĩa súp. Thấy Cò như vậy Cáo rất khoái trá nhưng vẫn giả vờ quan tâm hỏi: “Sao chị không ăn? Súp không ngon à?”. Chị Cò với cái bụng đói meo trả lời: “Ồ súp rất ngon, nhưng tôi bị đau dạ dày và không thể ăn thêm được nữa cáo ạ”. Thế rồi Cò đi về sau khi đã cảm ơn Cáo, và không quên mời Cáo đến nhà ăn tối. Khi Cáo đến nhà Cò ăn tối, đầu tiên, Cò bưng ra một lọ thức ăn cao cổ. Cáo nhìn thấy nghĩ thầm: “Ồ, hóa ra Cò định chơi khăm lại mình”. Sau đó Cò quay vào bếp và bưng ra cho Cáo một đĩa súp. Khi hai con vật đã ăn xong bữa tối ngon lành, Cáo rất ngạc nhiên, nó hỏi Cò: “Tại sao bạn không đối xử lại với tôi như tôi đã làm với bạn?”. Lúc này, Cò mới trả lời: “Ăn miếng trả miếng là việc chỉ có kẻ thù mới làm với nhau, còn chúng ta là bạn!”. Nghe xong, Cáo cảm thấy vô cùng xấu hổ. (Nguồn Internet). Câu 1: Truyện có những nhân vật nào? Xác định ngôi kể được sử dụng trong truyện. Câu 2: Văn bản thuộc thể loại nào đã học? Câu 3: Gọi tên các cụm từ được gạch chân trong câu văn: “Sau đó Cò quay vào bếp và bưng ra cho Cáo một đĩa súp.”. Phân tích cấu tạo của các cụm từ đó. Câu 4: Ở cuối văn bản, tại sao khi nghe câu trả lời của Cò, Cáo lại “cảm thấy vô cùng xấu hổ”?
  3. II. Tạo lập văn bản: Câu 5: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu lên cách đối xử với bạn để có một tình bạn đẹp. Câu 6: Kể về một lần em mắc lỗi (bị điểm kém, không làm bài tập, bỏ học đi chơi ). HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm - Nhân vật: Cáo, Cò. 0,25 1 - Ngôi kể: Ngôi thứ ba. 0,25 2 Thể loại: Truyện ngụ ngôn. 0,5 - Cụm động từ: + quay /vào bếp TT phần sau + bưng ra/ cho Cáo TT phần sau 3 1,0 Đọc - - Cụm danh từ: một / đĩa/ súp hiểu t1 T1 T2 (HS gọi tên và phân tích đúng từ 02 cụm được 1 điểm, đúng 1 cụm được 0,5 điểm, tìm sai và phân tích sai không cho điểm). HS lí giải về thái độ của Cáo: - Cáo xấu hổ vì hành vi của mình trước đó đã “chơi khăm” 0,5 4 Cò. - Vì hành động của Cò cho thấy sự bao dung, độ lượng. 0,5 (HS lí giải đúng hướng, hợp lí vẫn cho điểm) a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (cách đối xử với bạn bè). 0,25 c. Triển khai nội dung. HS có thể tự do bộc lộ suy nghĩ về cách đối xử tốt đẹp với 1,0 bạn bè. Có thể bộc lộ theo hướng gần giống với bài học rút Phần 1. ra từ câu chuyện: Tạo - Đối với bạn bè phải chân thành, gần gũi, thân thiện. lập - Không được dối trá, “chơi khăm” đối với bạn. văn - Nếu bạn có lỗi với mình, cần bao dung, độ lượng. bản ( ) d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25
  4. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa TV. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở 0,25 bài, Thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề tự sự (một lần em mắc lỗi). 0,25 c. Triển khai nội dung tự sự. Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 2 - Giới thiệu sự mắc lỗi của bản thân (bỏ học, nói dối hoặc 0,5 không làm bài tập ). - Kể diễn biến câu chuyện, sự việc: + Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm (thời gian, không 1,0 gian ), nguyên nhân mắc lỗi. + Những diễn biến khi đó: ai là người chứng kiến? thái độ và 1,0 hành động của em, của những người xung quanh? Lỗi của em gây ra hậu quả như thế nào? + Em có suy nghĩ gì về hành động sai trái đó? 1,0 - Bản thân suy nghĩ và rút ra bài học sau khi mắc lỗi: Không 0,5 bao giờ để mắc phải lỗi như vậy nữa, mắc lỗi là điều không tốt d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa TV. -=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-