Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 11 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

doc 11 trang thungat 6090
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 11 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_khoi_11_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 11 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

  1. UBND HUYỆN CHÂU THÀNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRUNG TÂM GDNN - GDTX MÔN : SINH HỌC 11 NĂM HỌC : 2020-2021 I. XÂY DỰNG MA TRẬN : Vận Chủ đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng cao SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT - Khái niệm sinh - Khái niệm sản vô tính sinh sản vô tính - Đặc trưng - Đặc trưng thuộc sinh sản vô của sinh sản vô tính - Nhận biết thực vật tính sinh sản vô tính - Các hình Vì sao phải cắt thức sinh sản vô bỏ hết lá ở cành tính ghép - Vai trò SINH SẢN HỮU TÍNH Ở - Nêu được khái THỰC VẬT niệm về sinh sản - Khái niệm hữu tính. - Điểm chung của quá - Một số ứng - Mô tả được sự trình hình thành hạt dụng trong thực - Sinh sản hình thành hạt phấn và túi phôi. tiễn dựa vào các hữu tính ở thực phấn và túi phôi. - Ý nghĩa sinh học điều kiện ảnh vật có hoa - Mô tả được sự của hiện tượng thụ hưởng đến sự thụ tinh kép và tinh kép ở thực vật chin của quả. kết quả của sự hạt kín. - Cho được ví dụ thụ tinh ở thực về hình thức sinh vật có hoa. sản hữu tính ở - Đặc điểm của thực vật. quá trình hình thành hạt và quả.
  2. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG - Khái niệm sinh VẬT sản vô tính ở - Khái niệm động vật - Cở sở tế bào học của sinh sản - Giải thích tại sao Đưa ra một số vô tính ở động động vật sinh sản vô động vật yêu cầu - Các hình vật tính bị chết hàng loạt học sinh sắp xếp thức sinh sản vô - Ở động vật có khi điều kiện sống chúng vào hình tính ở động vật các hình thức thay đổi đột ngột thức sinh sản vô sinh sản vô tính - Hình thức sinh sản tính thích hợp nào vô tính nào ở động vật sinh ra nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ - Ứng dụng - Cừu Đôly được sinh ra bằng phương pháp nào SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT - Thế nào là sinh - Ưu thế của sinh sản - Khái niệm sản hữu tính ở hữu tính so với sinh SSHT động vật. sản vô tính ở động vật - Các giai đoạn - Quá trình sinh của sinh sản hữu - Ưu điểm của thụ - Xác định các sản hữu tính ở tính ở động vật. tinh trong so với thụ loài động vật thụ động vật. - Các hình thức tinh ngoài tinh ngoài, thụ - Các hình thức thụ tinh. tinh trong thụ tinh. - Chiều hướng tiến hóa về sinh sản CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN Nêu tên các - Giải thích cơ chế - Cơ chế điều hoocmon và vai điều hòa sinh tinh và hòa sinh tinh, trò của chúng sinh trứng. sinh trứng trong cơ chế điều - Tại sao ở người phụ hòa sinh tinh và nữ vào thời kì mang sinh trứng thai thường không có
  3. hiện tượng kinh nguyệt? - Các yếu tố ảnh hưởng ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở - Biết được một NGƯỜI số biện pháp - Điều khiển thay đổi số con ở sinh sản ở động động vật. vật - Các biện pháp thụ tinh nhân tạo - Hiểu được các biện Tại sao phải cấm ở động vật. pháp tránh thai. xác định giới - Khái niệm - Vì sao phải sinh đẻ tính thai nhi - Sinh đẻ có KHHGĐ. có kế hoạch. người. kế hoạch ở người II. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA :
  4. UBND HUYỆN CHẤU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 11 TRUNG TÂM GDNN-GDTX MÔN : SINH HỌC Họ tên: Năm học: 2020 - 2021 Lớp: Thời gian: 50 phút ĐỀ 1 : I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 ĐIỂM ) Câu 1. Thế nào là thụ tinh trong? A. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái B. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con đực C. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái. D. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong môi trường nước Câu 2. Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật? A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi. B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. C. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. D. Là hình thức sinh sản phổ biến. Câu 3. Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì ? A. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường. B. Đỡ tiêu tốn năng lượng. C. Không nhất thiết phải cần môi trường nước. D. Cho hiệu suất thụ tinh cao. Câu 4. Cừu Đôly được sinh ra bằng phương pháp nào? A. Ghép mô. B. Nhân bản vô tính. C. Sinh sản hữu tính. D. Nuôi cấy mô. Câu 5. Sinh sản hữu tính ở động vật là? A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. B. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. C. Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. D. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Câu 6. Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch? A. Điều chỉnh về số con. B. Điều chỉnh thời điểm sinh con. C. Điều chỉnh khoảng cách sinh con. D. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái. Câu 7. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản: A. Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái. B. Chỉ cần 1 cá thể bố hoặc mẹ. C. Bằng giao tử cá. D. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
  5. Câu 8. Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là: A. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng. B. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh thai. C. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng. D. dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng. Câu 9. Biện pháp nào con người không để làm thay đổi số con ở động vật? A. Sinh sản tự nhiên. B. Thay đổi các yếu tố môi trường. C. Gây đa thai nhân tạo. D. Sử dụng hoocmon. Câu 10. Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người? A. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái. B. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. C. Vì để tránh mất cân bằng sinh học, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội. D. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ. Câu 11. Khi nói về thụ tinh ngoài điều nào sau đây là đúng : A. Là hình thức thụ tinh mà các giao tử gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái B. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh. C. Là hình thức thụ tinh mà các giao tử kết hợp có chọn lọc bên ngoài cơ thể con cái D. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái. Câu 12. Vì sao động vật sinh sản vô tính bị chết hàng loạt khi điều kiện sống thay đổi đột ngột ? A. Do mật độ quần thể cao. B. Các cá thể giống hệt nhau về kiểu gen. C. Do thời tiết khắc nghiệt. D. Các cá thể khác nhau về kiểu gen. Câu 13. Ở động vật có các hình thức sinh sản vô tính nào? A. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, ghép đôi. B. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, tiếp hợp. C. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh. D. Phân đôi, nảy chồi, tiếp hợp, ghép đôi. Câu 14. Trong thực tiễn để các loại quả mau chín như là: Xoài, đu đủ, chuối, người ta thường áp dụng rộng rãi và phổ biến là phương pháp: A. Giảm nhiệt độ và êtilen. B. Giảm nồng độ O2 và nhiệt độ. C. Tăng nồng độ CO2, giảm nhiệt độ. D. Tăng nhiệt độ và êtilen. Câu 15. Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép: A. Để loại bỏ sâu bệnh trên lá. B. Để tiết kiệm nguồn năng lượng cung cấp cho lá. C. Để tập trung nước và các chất khóang nuôi cành ghép. D. Để tránh gió làm lay cành ghép. Câu 16. Một cặp vợ chồng hiếm muộn anh A và chị H đi khám và được chuyên gia kết luận do số lượng và chất lượng tinh trùng của anh A không đạt. Trong các nguyên nhân sau, có bao nhiêu nguyên nhân có thể dẫn đến trường hợp của anh A? (1) Ăn uống thiếu chất như: Vitamin A, Vitamin E, một số acid béo, acid amin ,kẽm, (2) Nhiệt độ tinh hoàn tăng (3) Tập thể dục thường xuyên (4) Bệnh quai bị biến chứng làm viêm tinh hoàn (5) Hút thuốc và uống rượu nhiều (6) Công việc áp lực kéo dài A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
  6. Câu 17. Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch? A. Để sinh con gái theo ý muốn. B. Để sinh con trai và gái theo ý muốn. C. Để sinh con trai theo ý muốn. D. Để nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 18. Các hoocmon tham gia quá trình điều hòa sinh tinh là A. LH,GnRH, Ơstrogen, Progesteron. B. FSH, LH, Testosteron, Ơstrogen. C. FSH, LH,GnRH, Testosteron. D. LH, GnRH,Ơstrogen, Progesteron. Câu 19. Cho các sinh vật sau: thủy tức, ếch nhái, thằn lằn, ngựa. Hãy sắp xếp chúng theo đúng trật tự tiến hóa về phương thức sinh sản? A. Thủy tức ếch nhái thằn lằn ngựa. B. Ngựa thằn lằn ếch nhái thủy tức. C. Êch nhái thằn lằn thủy tức ngựa. D. Ếch nhái ngựa thằn lằn thủy tức. Câu 20. Cho các phát biểu sau đây, các phát biểu đúng là? (1) Gà có hình thức thụ tinh trong (2) Rắn thụ tinh ngoài (3) Cá thụ tinh ngoài. (4) Ếch thụ tinh trong A. (2), (4) B. (1), (4) C. (1), (3) D. (2), (3) Câu 21. Đặc trưng thuộc sinh sản vô tính là: A. Tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định. B. Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của 2 bộ gen. C. Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các giao tử. D. Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với gảm phân tạo giao tử. Câu 22. Thực vật sinh sản vô tính là: A. Lúa. B. Rau má. C. Đậu xanh. D. Bắp. Câu 23. Những động vật nào sao đây sinh sản bằng hình thức nảy chồi? A. Thủy tức, ong. B. Thủy tức, hải quỳ. C. Thủy tức, trùng roi, ong. D. Thủy tức, trùng roi, trai sông. Câu 24. Biện pháp tránh thai nào sau đây vừa có hiệu quả tránh thai cao vừa ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục? A. Đặt vòng tránh thai. B. Sử dụng bao cao su. C. Dùng thuốc tránh thai. D. Tính ngày rụng trứng. II. PHẦN TỰ LUẬN :(4 ĐIỂM) Câu 1 : Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi, tôm, cua có chân và càng bị gãy tái sinh được chân và càng mới, có phải là sinh sản vô tính không? Vì sao? (2 điểm) Câu 2 : Giải thích cơ chế của các biện pháp tránh thai sau : tính ngày rụng trứng, sử dụng viên tránh thai hằng ngày, sử dụng bao cao su.(2 điểm) Hết
  7. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 : I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: Đề 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A D D B C D A B A C D B C D C A D C A C 21 22 23 24 A B B B II.PHẦN TỰ LUẬN: ĐỀ 1 : Câu 1 : Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi, tôm, cua có chân và càng bị gãy tái sinh được chân và càng mới, có phải là sinh sản vô tính không? Vì sao? (2 điểm) - Các hiện tượng trên không phải là sinh sản vô tính (1 đ)vì nó chỉ tái sinh một phần của cơ thể chứ không hình thành cơ thể mới. (1 đ) Câu 2 : Giải thích cơ chế của các biện pháp tránh thai sau : tính ngày rụng trứng, sử dụng viên tránh thai hằng ngày, sử dụng bao cao su.(2 điểm) Trả lời: - Tính ngày rụng trứng: không giao hợp vào những ngày trứng rụng, tinh trùng không gặp được trứng nên không mang thai.(0,5 đ) - Sử dụng viên tránh thai hằng ngày: trong viên tránh thai có chứa progesteron hoặc progesterone và ơstrogen làm cho trong máu nồng độ hoocmon này tang cao nên ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên không tiết ra GnRH, FSH, LH dẫn đến trứng không chin và không rụng nên tránh được mang thai.(1 đ) - Sử dụng bao cao su : tránh cho tinh trùng gặp trứng trong tử cung nên không mang thai.(0,5 đ)
  8. UBND HUYỆN CHẤU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 11 TRUNG TÂM GDNN-GDTX MÔN : SINH HỌC Họ tên: Năm học: 2020 - 2021 Lớp: Thời gian: 50 phút ĐỀ 2 : I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 ĐIỂM ) Câu 1 : Những hoocmôn thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng của cây là: A. Gibêrelin, êtylen. B. Auxin, gibêrelin. C. Auxin, xitôkinin. D. Êtylen, Axit abxixic. Câu 2 : Êtilen có vai trò : A. thúc quả chóng chín. B. giữ cho quả tươi lâu. C. giúp cây mau lớn. D. Giúp cây chóng ra hoa. Câu 3 : Những cây nào sau đây thuộc cây ngắn ngày : A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt. B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua. C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt D. Cúc, cà phê, lúa. Câu 4 : Sinh trưởng của động vật là hiện tượng : A. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. B. đẻ con. C. tăng kích thước và khối lượng cơ thể. D. phân hoá tế bào. Câu 5 : Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có : A. đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành. B. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý. C. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành. D. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành. Câu 6 : Hãy cho biết hoocmôn sinh trưởng (GH) do nơi nào sau đây tiết ra? A. Tinh hoàn tiết ra. B. Tuyến giáp tiết ra. C. Tuyến yên tiết ra. D. Buồng trứng tiết ra. Câu 7 : Có các động vật sau: cá chép, khỉ, bọ ngựa, cào cào, bọ cánh cam, bọ rùa. Những loài nào thuộc động vật phát triển không qua biến thái. A. Cánh cam, bọ rùa. B. Cá chép, khỉ. C. Bọ ngựa, cào cào. D. Không có loài nào. Câu 8 : Thực vật nhận biết được các mùa trong năm nhờ yếu tố nào sau đây ? A.Tuổi của cây. B.Nhiệt độ môi trường. C. Quang chu kì. D.Phitôcrôm. Câu 9 : Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là: A. các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển. B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển. C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ. D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. Câu 10 : Việc ấp trứng của các loài chim có tác dụng gì? A. Giữ nhiệt độ thích hợp. B. Tránh ánh sáng, tránh kẻ thù.
  9. C. Theo tập tính, tránh kẻ thù. D. Bảo vệ, giữ nhiệt độ thích hợp. Câu 11 : Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản : A. Bằng giao tử cái. B. Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái. C. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái. D. Chỉ cần 1 cá thể bố hoặc mẹ. Câu 12 : Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên gồm: A. sinh sản bằng lá, rễ củ, thân củ, thân bò, thân rễ. B. giâm, chiết, ghép cành. C. rễ củ, ghép cành, thân hành. D. Thân củ, chiết, ghép cành. Câu 13 : Ngoài tự nhiên cây tre sinh sản bằng: A. lóng. B. thân rễ. C. đỉnh sinh trưởng. D. rễ phụ. Câu 14 : Hạt có nội nhũ là hạt của: A. cây 1 lá mầm. B. cây 2 lá mầm. C. cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. D. cây lâu năm. Câu 15 : Ở động vật có các hình thức sinh sản vô tính nào ? A. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, ghép đôi. B. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, tiếp hợp. C. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh. D. Phân đôi, nảy chồi, tiếp hợp, ghép đôi. Câu 16 : Phân đôi là hình thức sinh sản có ở: A. động vật đơn bào và động vật đa bào. B. động vật đơn bào. C. động vật đơn bào và giun dẹp. D. động vật đa bào. Câu 17 : Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, vì sao? A. Các cá thể giống hệt nhau về kiểu gen. B. Các cá thể khác nhau về kiểu gen. C. Do thời tiết khắc nghiệt. D. Do mật độ quần thể cao. Câu 18 :Thế nào là thụ tinh trong ? A. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. B. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái. C. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con đực. D. Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong môi trường nước. Câu 19 : Ếch là loài: A. Thụ tinh trong. B. Thụ tinh ngoài. C. Tự thụ tinh. D. Thụ tinh chéo. Câu 20 : Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì ? A. Không nhất thiết phải cần môi trường nước. B. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường. C. Đỡ tiêu tốn năng lượng. D. Cho hiệu suất thụ tinh cao. Câu 21 : Các hoocmon tham gia quá trình điều hòa sinh tinh là : A. FSH, LH,GnRH, Testosteron. B. FSH, LH, Testosteron, Ơstrogen.
  10. C. LH, GnRH,Ơstrogen, Progesteron. D. LH,GnRH, Ơstrogen, Progesteron. Câu 22 : Biện pháp tránh thai nào sau đây vừa có hiệu quả tránh thai cao vừa ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục ? A. Tính ngày rụng trứng. B. Sử dụng bao cao su. C. Đặt vòng tránh thai. D. Dùng thuốc tránh thai. Câu 23 : Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người ? A. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ. B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái. C. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. D. Vì để tránh mất cân bằng sinh học, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội. Câu 24 : Biện pháp cho thụ tinh nhân tạo đạt sinh sản cao và dễ đạt được mục đích chọn lọc những đặc điểm mong muốn ở con đực giống ? A. Nuôi cấy phôi. B. Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể. C. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp. D. Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể. II. PHẦN TỰ LUẬN : (4 ĐIỂM) Câu 1 : Ghép cành là gì ? Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, vì sao phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép ? ( 2 điểm) Câu 2 : Hãy cho biết những ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật ? ( 2 điểm) Hết
  11. ĐÁP ÁN ĐỀ 2 LỚP 11 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 ĐIỂM) 1D 2A 3D 4C 5A 6A 7B 8C 9D 10D 11C 12A 13B 14A 15C 16C 17A 18A 19B 20D 21A 22B 23D 24C II. PHẦN TỰ LUẬN : (4 ĐIỂM) Câu 1 : Ghép cành là gì? Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, vì sao phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép? ( 2 điểm) TRẢ LỜI: - Ghép cành: phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.( 1 điểm) - Để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh để đảm bảo sự sống sót và tiếp tục sinh trưởng.( 1 điểm) Câu 2 : Hãy cho biết những ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật? ( 2 điểm) - Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. ( 1 điểm) - Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.( 0.5 điểm) - Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.( 0.5 điểm)