Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

doc 4 trang thungat 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_132_so_gddt_quang.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ THI HỌC KỲ I TRUNG TÂM GDTX QUẢNG NAM Môn Học: Sinh học 11 Thời gian làm bài:60 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi 132 Họ và tên học viên: I/ TRẮC NGHIỆM: (6đ) Câu 1: Khẳng định nào sau đây minh hoạ tốt nhất cân bằng nội môi: A. Khi nồng độ muối của máu tăng lên, thận phải thải ra nhiều muối hơn. B. Khi lượng oxy trong máu giảm, ta cảm thấy đầu lâng lâng. C. Phổi và ruột non điều có diện tích bề mặt trao đổi rộng. D. Mọi tế bào của cơ thể có cùng một kích cỡ giống nhau. Câu 2: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào? A. Gan Insulin Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể Glucôzơ trong máu giảm. B. Tuyến tuỵ Insulin Gan tế bào cơ thể Glucôzơ trong máu giảm. C. Gan Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể Insulin Glucôzơ trong máu giảm. D. Tuyến tuỵ Insulin Gan và tế bào cơ thể Glucôzơ trong máu giảm. Câu 3: Thứ tự đúng về quá trình xử lý thức ăn là: A. Tiêu hóa, thu nhận, hấp thụ, bài xuất. B. Hấp thụ, tiêu hóa, thu nhận, bài xuất. C. Thu nhận, tiêu hóa, hấp thụ, bài xuất. D. Hấp thụ, thu nhận, tiêu hóa, bài xuất. Câu 4: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? A. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. C. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. D. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí? A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn. B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua. C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v)khá lớn. Câu 6: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay khi bị kích thích? A. Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ bẩm sinh. C. Là phản xạ không điều kiện. D. Là phản xạ có điều kiện. Câu 7: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ không điều kiện? A. Có số lượng tế bào thần kinh không hạn chế B. Mang tính bẩm sinh và bền vững C. Di truyền, đặc trưng cho loài D. Thường do tủy sống điều khiển Câu 8: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là: A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic. Câu 9: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở BÒ như thế nào? A. Dạ cỏ —> Dạ múi khế —> Dạ lá sách —> Dạ tổ ong. B. Dạ cỏ —> Dạ múi khế —> Dạ tổ ong —> Dạ lá sách. C. Dạ cỏ —> Dạ tổ ong —> Dạ lá sách —> Dạ múi khế. D. Dạ cỏ —> Dạ lá lách —> Dạ tổ ong —> Dạ múi khế. Câu 10: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất: A. Phổi và da của ếch nhái. B. Phổi của bò sát. C. Phổi của động vật có vú. D. Da của giun đất. Câu 11: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Đường phân Chu trình crep Chuổi chuyền êlectron hô hấp. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. B. Chuổi chuyền êlectron hô hấp Chu trình crep Đường phân. C. Đường phân Chuổi chuyền êlectron hô hấp Chu trình crep. D. Chu trình crep Đường phân Chuổi chuyền êlectron hô hấp. Câu 12: Lông hút có vai trò chủ yếu là: A. Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây. B. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc. C. Lách cào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp. D. Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng. Câu 13: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là: A. Saccarôzơ, axit amin và một số ion khoáng được sử dụng lại. B. Nước, muối khoáng. C. Các kim loại nặng. D. Chất khoáng và CO2. Câu 14: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là: A. Khử APG thành ALPG tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) cố định CO2. B. Cố định CO2 khử APG thành ALPG tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) cố định CO2. C. Khử APG thành ALPG cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat). D. Cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) khử APG thành ALPG. Câu 15: Nước và các ion khoáng trong cây được vận chuyển như thế nào? A. Từ mạch rây sang mạch gỗ. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây. C. Qua mạch gỗ. D. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. Câu 16: Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào? A. Huyết áp tăng cao thụ thể áp lực ở mạch máu tim đập chậm lại và mạch máu dãn trung khu điều hòa tim mạch ở hành não huyết áp bình thường. B. Huyết áp tăng cao trung khu điều hòa tim mạch ở hành não thụ thể áp lực ở mạch máu tim đập chậm lại và mạch máu dãn huyết áp bình thường. C. Huyết áp tăng cao trung khu điều hòa tim mạch ở hành não tim đập chậm lại và mạch máu dãn thụ thể áp lực ở mạch máu huyết áp bình thường. D. Huyết áp tăng cao thụ thể áp lực ở mạch máu trung khu điều hòa tim mạch ở hành não tim đập chậm lại và mạch máu dãn huyết áp bình thường. Câu 17: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được vì: A. Nước vào nhiều tạo một lực đẩy lớn giúp cho ống bị tắc sẽ dần được thông. B. Nước vào nhiều tạo áp suất lớn giúp thẩm thấu sang các ống bên. C. Di chuyển xuyên qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên. D. Dòng nhựa nguyên đi qua lỗ bên sang ống bên cạnh đảm bảo dòng vận chuyển đựợc liên tục. Câu 18: Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm: A. Qua cành và khí khổng của lá. B. Qua khí khổng và qua cutin. C. Qua thân, cành và lá. D. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá. Câu 19: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào? A. Màng trước xinap Chuỳ xinap Khe xinap Màng sau xinap. B. Khe xinap Màng trước xinap Chuỳ xinap Màng sau xinap. C. Màng sau xinap Khe xinap Chuỳ xinap Màng trước xinap. D. Chuỳ xinap Màng trước xinap Khe xinap Màng sau xinap. Câu 20: Sự thông khí trong các ống khí ở côn trùng thực hiện được là nhờ: A. Sự hít vào và thở ra. B. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. C. Sự co giãn của phần bụng. D. Cấu tạo phổi. Câu 21: Phản ứng của lá cây trinh nữ khi bị va chạm thuộc loại cảm ứng nào? A. Hướng động tiếp xúc. B. Ứng động sinh trưởng. C. Ứng động không sinh trưởng. D. Ứng động sức trương. Câu 22: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyên xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin? A. Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo. C. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D. Nếu kích thích tại điểm giưũa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng. Câu 23: Nhóm thực vật CAM được phân bố như thế nào? A. Sống ở vùng sa mạc khô hạn. B. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới. C. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. D. Sống ở vùng nhiệt đới. Câu 24: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào? A. Tim Động Mạch Tĩnh mạch Mao mạch Tim. B. Tim Động Mạch Mao mạch Tĩnh mạch Tim. C. Tim Mao mạch Động Mạch Tĩnh mạch Tim. D. Tim Tĩnh mạch Mao mạch Động Mạch Tim. Câu 25: Sản phẩm của pha sáng gồm có: A. CO2 và O2. B. ATP, NADPH. C. ATP, NADPH và O2. D. ATP, NADPH và CO2. Câu 26: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào? A. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. B. Sống ở vùng nhiệt đới. C. Sống ở vùng sa mạc. D. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới. Câu 27: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá xuống rễ và đến các cơ quan khác là: A. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, hạt, quả). B. Lực đẩy của cây và lực liên kết tạo nên. C. Lực đẩy của cây và lực hút của trái đất. D. Lực hút và lực liên kết tạo nên. Câu 28: Tập tính quen nhờn là: A. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì. B. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì. C. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì. D. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì. Câu 29: Ý nào đúng với đặc điểm của điện thế hoạt động ở giai đoạn tái phân cực: A. K+ đi từ trong ra ngoài màng làm cho ngoài màng tích điện dương. B. Na+ tiếp tục đi từ ngoài vào trong màng để gây thừa điện tích dương. C. Na+ đi từ ngoài vào trong màng để trung hòa điện tích âm. D. K+ đi từ ngoài vào trong màng làm cho trong màng tích điện dương. Câu 30: Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào? A. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát. B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú. C. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu. D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá. II/ TỰ LUẬN: (4đ) Câu 1:Hệ tuần hoàn kín có ở những loài động vật nào? Trình bày cấu tạo của hệ tuần hoàn kín? (1,5đ) Câu 2: Nêu khái niệm, diễn biến và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp? (2đ) Câu 3: Tại sao khi bị mất máu thì huyết áp lại giảm? (0,5đ) HẾT BÀI LÀM: I/ TRẮC NGHIỆM: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 II/ TỰ LUẬN: Trang 4/4 - Mã đề thi 132