Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 357 - Trường THPT Đa Phúc (Có đáp án)

doc 2 trang thungat 4570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 357 - Trường THPT Đa Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de_357_truong_thpt_da_phu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 357 - Trường THPT Đa Phúc (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 10 Mã đề 357 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Họ và tên: Lớp 10: Câu 1: Cho N là tổng Nu của gen, A1, T1, G1, X1 lần lượt là số Nu loại A, T, G, X trên mạch 1 và A2, T2, G2, X2 lần lượt là số Nu loại A, T, G, X trên mạch 2 của gen. Hãy chọn biểu thức sai: A. A1+ A2+ G1+ X1 = (1/ 2) N. B. A1+ T1+ G1+ G2 = (1/ 2) N. C. A1+ T1+ G1+ X2 = (1/ 2) N. D. T1+ T2+ X1+ X2 = (1/ 2) N. Câu 2: Đơn phân cấu tạo ADN là: A. Polipeptit. B. Axit amin. C. Polinucleotit. D. Nuclêôtit. Câu 3: Chất nào sau đây không phải là Cacbohiđrat ? A. Tinh bột. B. Mỡ. C. Glucozơ. D. Xenlulôzơ. Câu 4: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Sự khác nhau này do đâu? A. do công dụng của chúng khác nhau. B. do chúng được tạo ra từ các loài khác nhau. C. do chúng cấu tạo nên các bộ phận khác nhau. D. do chúng có số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axitamin khác nhau. Câu 5: Cấu tạo của nước là: A. Phân tử nước gồm 1 nguyên tử H liên kết với 2 nguyên tử O. B. Phân tử nước gồm 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H. C. Phân tử nước gồm 3 nguyên tử O liên kết với 1 nguyên tử H. D. Phân tử nước gồm 1 nguyên tử O liên kết với 3 nguyên tử H. Câu 6: Tính đa dạng của ADN do yếu tố nào quy định? A. Độ bền của các liên kết hoá trị. B. Số lượng Nu. C. Trình tự các gen trên nhiễm sắc thể. D. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các Nu trên ADN. Câu 7: Chất nào dưới đây không phải là Lipit: A. Steroit B. Tinh bột C. Mỡ D. Photpholipit Câu 8: Những chất nào dưới đây là đường đôi ? A. Glucozơ, Lactozơ, Mantozơ. B. Glucozơ, Lactozơ, Galactozơ. C. Mantozơ, Lactozơ, Saccarozơ. D. Glucozơ, Fructozơ, Galactozơ. Câu 9: Cho các nguyên tố hóa học: C chiếm 18,5%; H chiếm 9,5%; Ca chiếm 1,5%; Mg chiếm 0,1%; Fe chiếm 0,005%. Các nguyên tố đại lượng gồm A. C, H, Fe, Mg B. C, Ca, Fe, Mg C. C, H, Ca, Mg D. Ca, H, Fe, C Câu 10: Mạch số 1 của gen có trình tự nucleotit -5' ATTTGGGXXXGAGGX3'-, đoạn gen này có A G 8 A. tỉ lệ = B. 30 liên kết hóa trị C. 40 liên kết hiđrô D. 30 cặp nucleotit T X 7 Câu 11: Trong phân tử ADN, nguyên tắc bổ sung được thể hiện: A. Trong liên kết hoá trị giữa các Nu trên 2 mạch polinu. B. Trong kiên kết hiđrô giữa các Nu trên 2 mạch polinu. C. Trong liên kết hoá trị giữa các Nu trên 1 mạch polinu. D. Trong liên kết hiđrô giữa các Nu trên 1 mạch polinu. Câu 12: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là A. 30%. B. 10%. C. 20%. D. 40%. Câu 13: Mỡ động vật và dầu thực vật khác nhau ở thành phần nào sau đây? A. Mỡ chứa các nguyên tố C, H, O, dầu không chứa các nguyên tố C, H, O. B. Mỡ chứa axit béo no, dầu chứa axit béo không no. C. Mỡ chứa glixerol, dầu không chứa glixerol. Trang 1/2 - Mã đề thi 357
  2. D. Mỡ chứa nhóm phôtphat, dầu không chứa nhóm phôtphat. Câu 14: Loại Lipit nào dưới đây có cấu tạo phân tử gồm 1 phân tử glixerol liên kết với 2 phân tử axit béo và một gốc phôtphat? A. Steroit B. Sắc tố C. Mỡ D. Photpholipit Câu 15: Một gen có 3000 nucleotit thì khối lượng của nó là: A. 3000 đvC. B. 300000 đvC. C. 9000 đvC. D. 900000 đvC. Câu 16: Bốn loại Nu của ARN khác nhau ở thành phần nào dưới đây? A. Bazơ nitơ. B. Đường Ribôzơ. C. Nhóm phôtphat. D. Đường Deoxiribôzơ. Câu 17: Nhờ có đặc tính nào sau đây mà nước có thể hòa tan nhiều chất? A. tính liên kết B. tính phân cực C. tính cách li D. tính điều hòa nhiệt Câu 18: Một phân tử ADN có tổng N =3000 nu. Vậy gen đó có chiều dài và số chu kì xoắn của gen là A. 3000A0, 120 chu kì. B. 2400A0, 150 chu kì. C. 5100A0, 150 chu kì. D. A. 2400A0, 120 chu kì. Câu 19: Các loại ARN thông tin, ARN riboxôm và ARN vận chuyển được kí hiệu lần lượt là: A. rARN, mARN, tARN. B. tARN, mARN, rARN. C. mARN, tARN, rARN . D. mARN, rARN, tARN. Câu 20: Đơn phân cấu tạo prôtêin là: A. polinucleotit. B. Nuclêôtit. C. Polipeptit. D. Axit amin. Câu 21: Cacbohiđrat gồm những hợp chất nào? A. Axit béo, đường đôi và đường đa. B. Đường đơn, axit béo và đường đa. C. Đường đơn, đường đôi và đường đa. D. Đường đơn, đường đôi và axit béo. Câu 22: Loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là A. rARN. B. ADN. C. tARN. D. mARN. Câu 23: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN? A. Timin (T). B. Xitôzin (X). C. Ađênin (A). D. Uraxin (U). Câu 24: Chất nào dưới đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? A. Xenlulozơ. B. ADN. C. Mỡ. D. Protein. Câu 25: Một gen có khối lượng phân tử 9.10 5 đvC. Trong đó gen A chiếm 30% tổng nu của gen. Vậy số lượng từng loại nu trong gen là: A. A = T = 900 nu, G = X = 600 nu. B. A = T = 1500 nu, G = X = 600 nu. C. A = T = 700 nu, G = X = 800 nu. D. A = T = 600 nu, G = X = 900 nu. Câu 26: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3' A A A X A A T G G G GA 5’. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là: A. 5' AAAGTTAXXGGT 3'. B. 5' TTTGTTAXXXXT 3'. C. 5' GTTGAAAXXXXT 3'. D. 5' GGXXAATGGGGA 3'. Câu 27: Liên kết peptit có trong loại phân tử nào dưới đây? A. Protêin. B. ARN. C. ADN. D. Cả ADN và ARN. Câu 28: Một gen có 5998 liên kết hóa trị, thì chiều dài của gen đó là bao nhiêu? A. 9000 A0. B. 1500 A0. C. 5100 A0. D. 3000A0. Câu 29: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là A. 10%. B. 30%. C. 20%. D. 40%. Câu 30: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là A. 1125. B. 1798. C. 2250. D. 3060. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 357