Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn

docx 4 trang thungat 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_10_ma_de_132_hoc_ky_i_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA DTHT LỚP 10 HỌC KỲ I. TỔ VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Vật lý Mã đề thi: 132 Thời gian làm bài: 45 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Mã số: I. PHẦN CHUNG (8 điểm): Câu 1: Một vật có khối lượng 800g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng, nhẵn với gia tốc 2 m/s 2. Lực gây ra gia tốc này bằng A. 16N. B. 1,6N. C. 1600N. D. 160N. Câu 2: Trong trường hợp nào có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm? A. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đến Huế. B. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm quanh sân bay. C. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. 2 Câu 3: Tác dụng lực F lên vật có khối lương m 1, gia tốc của vật là 3m/s . Tác dụng lực F lên vật 2 có khối lượng m2, gia tốc của vật là 6m/s . Nếu tác dụng lực F lên vật có khối lượng m= (m 1+m2) thì gia tốc của vật m bằng A. 2 m/s2. B. 9 m/s2. C. 3m/s2. D. 4,5 m/s2. Câu 4: Một vật rơi tự do khi vật chỉ chịu tác dụng của A. lực đàn hồi. B. lực ma sát. C. trọng lực. D. lực hướng tâm. Câu 5: Một ô tô đang chạy với tốc độ 12 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ôtô chạy nhanh dần đều. Sau 15 s ôtô đạt vận tốc 15m/s . Quãng đường của ô tô đi được sau 5 s kể từ khi tăng ga là : A. 62,5 m. B. 57,5 m. C. 65 m. D. 72,5 m. Câu 6: Một vật chuyển động theo phương trình: x 2t 2 6t (t:s, x:m). Chọn kết luận sai . 2 A. x > 0. B. v0=6m/s. C. x0=0. D. a=2m/s . Câu 7: Chu kì của kim giây đồng hồ đo thời gian là A. 24 giờ. B. 1 phút. C. 60phút. D. 12 giờ. Câu 8: Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu lực ép hai mặt đó tăng lên? A. Giảm đi. B. Tăng lên. C. Không biết được. D. Không thay đổi. Câu 9: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành khách sẽ A. nghiêng sang trái. B. nghiêng sang phải. C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. Câu 10: Câu nào là câu sai ? A. Thời gian có tính tương đối. B. Quỹ đạo có tính tương đối. C. Khoảng cách giữa hai điểm có tính tương đối . D. Vận tốc có tính tương đối Câu 11: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 600N. Hợp lực của chúng cũng có độ lớn 600N. Vậy góc hợp bởi giữa 2 lực đồng qui đó là A. 00 B. 120o C. 1800 D. 900 Câu 12: Định luật I Niu tơn còn được gọi là A. định luật phi quán tính . B. định luật ly tâm. C. định luật hướng tâm. D. định luật quán tính . Câu 13: Đồ thị tọa độ - thời gian của một vật chuyển động thẳng đều với vị trí ban đầu trùng với gốc tọa độ có dạng là A. đường thẳng song song với trục Ot. B. đường thẳng xiên góc đi qua gốc tọa độ. C. đường thẳng song song với trục Ox. D. đường thẳng xiên góc không đi qua gốc tọa độ. Câu 14: Công thức của định luật II Newton là m m B. .F G 1 2 C. .F k l D. .F N A. .F m a r 2 Câu 15: Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi. B. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một viên bi chì đang rơi ở trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. Câu 16: Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là A. đường parapol. B. đường tròn. C. đường gấp khúc. D. đường thẳng. Câu 17: Hiện tượng thủy triều sinh ra chủ yếu do A. lực hút của Mặt Trăng lên Trái Đất. B. lực hút của Trái Đất lên Mặt Trăng. C. lực hút của Mặt Trời lên Trái Đất. D. lực hút của các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời lên Trái Đất. Câu 18: Bộ phận giảm sóc của ôtô, xe máy là ứng dụng của A. lực đàn hồi. B. trọng lực. C. lực ma sát. D. lực hấp dẫn. Câu 19: Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là: 2 2 A. x = x0 +v0t +at /2. (a và v0 trái dấu ). B. x = x0 +v0t +at /2. (a và v0 cùng dấu ). 2 2 C. s = v0t + at /2 (a và v0 trái dấu). D. s = v0t + at /2 (a và v0 cùng dấu). Câu 20: Chỉ ra câu sai. A. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc. B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. C. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau. D. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian. Câu 21: Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật. B. trọng lực tác dụng lên vật. C. một trong các lực tác dụng lên vật. D. lực hấp dẫn. Câu 22: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10000m với tốc độ 200m/s. Biết g = 10m/s2. Để quả bom rơi trúng mục tiêu, viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu là A. 9000m. B. 8944m. C. 8000m. D. 10000m. Câu 23: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Vậy khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng A. 40cm. B. 22 cm. C. 48cm. D. 28cm. Câu 24: Đơn vị đo của lực là A. kg.m/s. B. Walt (W). C. Newton (N). D. Jun (J). II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO LỚP 10B1, 10B2, 10B3: ( 2điểm) Câu 25: Biết bán kính trái đất là 6400km. Ở độ cao nào thì gia tốc rơi tự do của vật giảm đi 4 lần so với khi nó ở mặt đất? A. 3200km. B. 6400km. C. 12800km. D. 19200km. Câu 26: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 20 m, lấy g = 10 m/s 2. Bỏ qua lực cản không khí. Vậy thời gian vật rơi là A. 3 s. B. 4 s. C. 2 s. D. 5 s. Câu 27: Một vật có khối lượng 0,4 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dưới tác dụng của lực kéo 1N theo phương ngang, vật bắt đầu chuyển động. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Sau 2 giây, vật đi được quãng đường là A. 400 cm. B. 100 cm. C. 500 cm. D. 50 cm. Câu 28: Một hợp lực 1,0N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên. Vận tốc của vật tại thời điểm 2 giây là A. 2,0m/s. B. 1,0m/s. C. 0,5m/s. D. 4,0m/s. Câu 29: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là 50m/s. Khối lượng xe là 2 tấn. Độ lớn của lực hướng tâm tác dụng vào xe là A. 4.103 N B. 10 N C. 4.102 N D. 2.104 N Câu 30: Một ca nô chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 15 km. Một khúc gỗ trôi xuôi theo dòng sông với vận tốc 2 km/h. Vận tốc của ca nô so với nước là A. 7,5 km/h. B. 17 km/h. C. 13 km/h. D. 30 km/h. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. III. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO LỚP 10B4, 10B5, 10B6, 10B7, 10B8, 10B9, 10B10:( 2 điểm) Câu 31: Hai ô tô có khối lượng bằng nhau và đặt cách nhau 1 km thì hút nhau bởi một lực 6,67.10-11N. Khối lượng của mỗi ô tô đó là A. 1 tấn. B. 100 kg. C. 6,67 kg. D. 6,67 tấn. Câu 32: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao h xuống mặt đất mất thời gian 4s, lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua lực cản không khí. Vậy quãng đường vật đi được là A. 40m. B. 20m. C. 80m. D. 160m Câu 33: Một vật có khối lượng 70 kg được kéo bởi một lực có độ lớn 210 N theo phương ngang làm vật chuyển động đều trên sàn ngang. Lấy g=10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là A. 30. B. 0,3. C. 0,5. D. 3. Câu 34: Một hợp lực 1,0N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên. Gia tốc của vật là A. 2,0m/s2. B. 1,0m/s2. C. 0,5m/s2. D. 4,0m/s2. Câu 35: Một xe có khối lượng 3 tấn chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 150 m với tốc độ không đổi 20m/s. Độ lớn của lực hướng tâm tác dụng vào xe là A. 8.103 N. B. 10 N. C. 4.102 N. D. 2.104 N. Câu 36: Một ca nô chạy xuôi dòng sông với vận tốc so với nước là 15km/h. Biết vận tốc dòng nước là 2 km/h. Vậy vận tốc của ca nô so với bờ là A. 7,5 km/h. B. 17 km/h. C. 13 km/h. D. 30 km/h. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 132