Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 - Trường THPT TT Trương Vĩnh Ký

doc 2 trang thungat 6050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 - Trường THPT TT Trương Vĩnh Ký", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_10_ma_de_132_hoc_ky_ii_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 - Trường THPT TT Trương Vĩnh Ký

  1. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HKII – LỚP 10 TRƯỜNG THPT TT TRƯƠNG VĨNH KÝ NĂM HỌC 2017-2018 TỔ VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ MÔN: VẬT LÝ (Đại trà) Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày thi: 5/5/2018 Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. Trắc nghiệm: Câu 1: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 12 lít đến 8 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75atm. Áp suất ban đầu của khí là giá trị nào sau đây: A. 0,5 atm. B. 1,5 atm. C. 3atm . D. 1atm. Câu 2: Biểu thức nào là biểu thức của định luật Bôilơ_Ma- ri- ốt? A. p.V = const. B. p/V = const. C. p1V2 = p2V1 D. V/p = const. Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử: A. chuyển động không ngừng. B. giữa các phân tử có khoảng cách. C. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ vật càng cao D. có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. Câu 4: Công suất của một người kéo một thùng nước chuyển động đều khối lượng 20 kg từ giếng sâu 8 m lên trong 20 giây (g = 10 m/s2) là A. 80 W. B. 40 W. C. 1600 W. D. 160 W. Câu 5: Cơ năng của một vật được bảo toàn khi A. Vật đứng yên. B. Vật chuyển động thẳng đều. C. Vật chuyển động không có ma sát. D. Vật chuyển động tròn đều. Câu 6: Một người kéo một hòm gỗ khối lượng 40kg trượt trên sàn nhà không ma sát bằng một dây có phương hợp góc 300 so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 100N. Công người đó thực hiện khi hòm trượt đi được 20m bằng: A. 1732J. B. 60kJ. C. 2000J. D. 1000J. 6 Câu 7: Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân đã nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng Q1 = 2,75.10 6 J, truyền cho nguồn lạnh nhiệt lượng Q2 = 1,5.10 J. Hãy tính hiệu suất thực của động cơ nhiệt: A. 45,45% B. 0,45% C. 90% D. 30% Câu 8: Cách phân loại các chất rắn nào dưới đây là đúng? A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình. B. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể. C. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. D. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình. Câu 9: Điều nào sau đây là SAI khi nói về nội năng? A. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. B. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng. C. Đơn vị của nội năng là Jun (J). D. Nội năng không thể biến đổi được. Câu 10: Nén đẳng nhiệt một khối lượng khí xác định từ 15 lít đến 3 lít, áp suất khí thay đổi như thế nào? A. tăng 12 lần; B. giảm 12 lần; C. giảm 5 lần D. tăng 5 lần; Câu 11: Một thanh ray dài 15m được lắp lên đường sắt ở nhiệt độ 25 0C. phải chừa một khe hở ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu, để nếu thanh ray nóng đến 50 0C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. ( Biết hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là = 12. 10-6 k-1 ). A. = 3,6.10-2 m B. = 3,6.10-3 m C. = 4,5. 10-3 m D. = 4,5. 10-5 m Câu 12: Trong các đại lượng sau, đại lượng nào KHÔNG phải là thông số trạng thái của một lượng khí? A. Nhiệt độ tuyệt đối B. Thể tích C. Áp suất D. Khối lượng Câu 13: Một vật sinh công dương khi A. Vật chuyển động chậm dần đều B. Vật chuyển động tròn đều C. Vật chuyển động nhanh dần đều D. Vật chuyển động thẳng đều Câu 14: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử: A. Chỉ có lực hút. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. B. Có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. C. Có cả lực đẩy và lực hút nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút. D. Chỉ có lực đẩy. Câu 15: Một xe m=2,5 tấn đang chuyển động với tốc độ 36km/h thì tăng tốc đến 45km/h. Tính công của lực phát động . Giả sử lực ma sát không đáng kể. A. 3125J B. 911250J C. 70312,5J D. 6250J Câu 16: Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 kg nước ở 00 C đến khi nó sôi là bao nhiêu? Nếu biết nhiệt dung của nước là xấp xỉ 4,18.103J/(kg.K). A. 0 J. B. 8,36.105J. C. 83650J. D. 83600J. Câu 17: Một khối khí trong xi lanh lúc đầu có áp suất 1 atm, nhiệt độ 57 0C và thể tích 150cm3. khi pittông nén khí 50cm3 đến và áp suất là 8 atm thì nhiệt độ cuối cùng của khối khí là A. 6070C B. 1520C C. 11530C D. 4250C Câu 18: Cặp đại lượng nào sau đây là đại lượng vô hướng? A. thế năng, gia tốc. B. vận tốc, thế năng. C. động lượng, năng lượng. D. động năng, thời gian. Câu 19: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 3cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng: A. 3 J. B. 0,09 J. C. 600J. D. 900 J Câu 20: Trong hệ tọa độ (P, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? A. Đường hypebol. B. Đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ. C. Đường thẳng song song với trục áp suất. D. Đường thẳng song song với trục thể tích. II. Tự Luận: Câu 1(1đ): Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất. a) Tính cơ năng của vật b) Tại vị trí N vật có thế năng bằng động năng. Xác định độ cao của điểm N so với mặt đất. Câu 2(0,5đ): . Người ta truyền cho khí trong xi-lanh lạnh nhiệt lượng 110 J . Chất khí nở ra thực hiện công 75 J đẩy pittong lên. Nội năng của khí biến thiên một lượng là? Câu 3(0,5đ): Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 47°C thì được nung nóng cho đến áp suất tăng lên 3 lần và thể tích giảm 2 lần. Nhiệt độ của khối khí sau khi nung là? Trang 2/2 - Mã đề thi 132