Đề kiểm tra ôn khối lần 1 mon Vật lý Lớp 10 - Mã đề 03 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

docx 3 trang thungat 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra ôn khối lần 1 mon Vật lý Lớp 10 - Mã đề 03 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_on_khoi_lan_1_mon_vat_ly_lop_10_ma_de_03_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra ôn khối lần 1 mon Vật lý Lớp 10 - Mã đề 03 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM ĐỀ KIỂM TRA ÔN KHỐI LẦN I LỚP 10 Năm học : 2017 - 2018 MÔN : VẬT LÍ Thời gian làm bài : 60 phút (Đề này gồm 28 câu trắc nghiệm, 2 bài tập tự luận ) Mã đề 03 I. Phần trắc nghiệm :(7 điểm) Câu 1. Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. Gia tốc của chuyển động không đổi. B. Chuyển động có vectơ gia tốc không thay đổi. C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất đối với thời gian. D. Tốc độ của chuyển động tăng dần đều theo thời gian. Câu 2. Chuyển động của các điểm trong vật rắn tịnh tiến có tính chất là A. Quỹ đạo và quãng đường đi của các điểm đều giống nhau. B. Quỹ đạo và quãng đường đi của các điểm khác nhau. C. Quỹ đạo của các điểm đều giống nhau, nhưng quãng đường của các điểm khác nhau. D. Quãng đường của các điểm giống nhau, nhưng quỹ đạo của chúng khác nhau. Câu 3. Đồ thị tọa độ – thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng có dạng như hình vẽ. Trong những khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều? A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. x B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2. C. Chỉ trong khoảng thời gian từ t2 đến t3. D. Trong hai khoảng từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3. Câu 4. Sự rơi tự do là sự rơi của một vật O t t t t A. không có lực tác dụng. B. không phải con người thả ra. 1 2 3 C. có khối lượng rất lớn. D. chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Câu 5. Chọn câu phát biểu sai. A. Khi tác dụng đồng thời vào một vật, các lực cân bằng không gây gia tốc cho vật. B. Chất điểm đứng cân bằng khi hợp lực tác dụng lên nó bằng không. C. Phân tích lực là thay thế 1 lực bằng 2 hay nhiều lực giống hệt nhau. D. Lực là đại lượng vectơ, đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác. Câu 6. Thả một viên bi khối lượng m rơi tự do từ độ cao h xuống đất hết thời gian 4,0 s, nếu tăng khối lượng viên bi lên gấp 2 lần thì thời gian rơi sẽ là A. 2,0 s. B. 3,0 s. C. 4,0 s. D. 1,0 s Câu 7. Nếu tăng áp lực của vật lên 2 lần và diện tích tiếp xúc lên 2 lần, thì hệ số ma sát trượt A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. không thay đổi. D. tăng lên 4 lần. Câu 8. Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào A. bản chất của vật B. khối lượng, kích thước của vật C. diện tích mặt tiếp xúc với sàn. D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. Câu 9. Các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau do A. Do các vật có khối lượng khác nhau. B. Do khối lượng riêng khác nhau C. Do lực cản không khí lên chúng khác nhau. D. Do khó xác định được hai vật chạm đất cùng một lúc. Câu 10. Chọn câu phát biểu SAI. A. Khi rơi tự do mọi vật chuyển động như nhau B. Vật rơi tự do không chịu sức cản không khí C. Chuyển động của người nhảy dù khi mở ra là rơi tự do D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do Câu 11. Chọn câu phát biểu SAI. Trong chuyển động tròn đều A. Vector gia tốc của chất điểm hướng vào tâm.
  2. B. Vector gia tốc của chất điểm vuông góc với vector vận tốc. C. Độ lớn của vector gia tốc của chất điểm không đổi D. Vector gia tốc của chất điểm không đổi Câu 12. Chọn câu phát biểu sai. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều A. Đồ thị vận tốc có thể không qua gốc tọa độ. B. Đồ thị vận tốc là một nhánh parabol. C. Tọa độ là hàm bậc hai theo thời gian. D. Gia tốc là một hằng số. Câu 13. Chọn câu phát biểu sai. A. Hệ lực cân bằng là hệ có hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng 0. B. Hai lực cân bằng là hai lực có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều. C. Trong trường hợp ba lực cân bằng nhau thì giá của chúng phải đồng quy và đồng phẳng. D. Trong trường hợp bốn lực cân bằng thì nhất thiết các lực phải cân bằng nhau từng đôi một Câu 14. Một chuyển động thẳng nhanh dần đều ( a>0) có tốc độ đầu v 0. Cách thực hiện nào sau đây làm cho chuyển động trở thành chậm dần đều? A. đổi chiều dương để có a<0 B. triệt tiêu gia tốc C. đổi chiều gia tốc D. không cách nào trong số A, B, C Câu 15. Chọn câu phát biểu đúng. A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng. C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng. D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi Câu 16. Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho A. lực tác dụng lên vật. B. mức quán tính của vật. C. gia tốc của vật. D. cảm giác nặng nhẹ về vật. Câu 17. Chọn câu sai : A. Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. B. Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương. C. Trong tương tác giữa hai vật nhất định, gia tốc mà chúng thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của hai vật. D. Lực và phản lực không cân bằng nhau. Câu 18. Chọn phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ : A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa. B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa. C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa. D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh. Câu 19. Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trời và do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất. A. Hai lực này cùng phương, cùng chiều. B. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn. C. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau. Câu 20. Ôtô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực kéo vì: A. Trọng lực cân bằng với phản lực B. Lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường C. Các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau D. Trọng lực cân bằng với lực kéo Câu 21.Vật m= 1kg đang chuyển động với v =5m/s thì chịu tác dụng của lực F =5N không đổi ngược hướng chuyển động. Sau khi đi thêm được 1m nữa vận tốc của vật là: A. 15m/sB. 25m/s C. m/s D. 5m/s15
  3. Câu 22. Một ôtô có khối lượng 2500kg đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì bị hãm phanh. Xe chuyển động chậm dần đều và đi được quãng đường 25m thì dừng hẳn. Hỏi lực hãm xe ôtô bằng bao nhiêu? A. 4500N B. 5500N C. 5000ND. 50000N Câu 23. Một ôtô khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc v 0, thì người lái xe hãm gấp. Bánh xe trượt trên đường một đoạn s thì dừng lại. Nếu khối lượng của xe là 2m thì quãng đường xe trượt sẽ là bao nhiêu? A. s/2. B. s. C. s/4. D. 2s. Câu 24. Hai người đi bộ theo một chiều trên đường thẳng AB, cùng xuất phát tại A, với vận tốc lần lượt là 1,0 m/s và 1,2 m/s, người thứ hai đến B sớm hơn người thứ nhất 5 phút 30 giây. Quãng đường AB dài A. 220m B. 1980m C. 283m D. 1155m 25. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 18km/h. Trong giây thứ 4 kể từ lúc bắt đầu xét chuyển động vật đi được 12m. Quãng đường vật đi được sau 10s từ lúc xét chuyển động là A. 250 m B. 100 m C. 150 m D. 200 m Câu 26. Một hành khách ngồi trong một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36km/h nhìn qua cửa sổ thấy đoàn tàu thứ hai dài 150m đang chạy song song ngược chiều và đi qua mặt mình trong thời gian 10s. Hỏi vận tốc của đoàn tàu thứ hai là bao nhiêu? A. 5 m/s B. 15 m/s C. 20 m/s D. 10 m/s Câu 27. Một ôtô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3m/s². Ôtô đó khi chở hàng khởi hành với gia tốc 0,2m/s². Biết rằng hợp lực tác dụng vào ôtô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của hàng trên xe là A. 1 tấn B. 2 tấn C. 3 tấn D. 4 tấn Câu 28. Một xe lăn khối lượng m chịu tác dụng của một lực không đổi thì xe chuyển động được đoạn đường s trong 10s. Nếu đặt lên xe một vật khối lượng m’ = 1,5kg thì xe đi hết đoạn đường s trên trong 15s. Bỏ qua ma sát. Giá trị của m là A. 1,5 kg B. 1,0 kg C. 1,2 kg D. 2,0 kg II. Phần tự luận :(3 điểm) Bài 1: Một vật khối lượng 500g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt bàn là 0,25. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực 2N theo phương ngang. a. Tính quãng đường vật đi được trong 2s. Lấy g=10m/s2. b. Nếu lực kéo hợp với phương ngang một góc 300 . Tính gia tốc vật đi được 0 Bài 2: : Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng α = 30 ) được truyền vận tốc đầu v0 theo phương song song với mặt phẳng nghiêng (hình bên).Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 3  . Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. t 2 Tính gia tốc của vật trong quá trình vật trượt lên phía trên mặt phẳng v0 nghiêng. α HẾT