Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 12 - Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 1670
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 12 - Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_de_12_phong_gddt.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 12 - Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự : Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, phân tích giá trị nghệ thuật, nêu cảm nhận về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. Câu 2: ( 7 điểm) Sau mười năm xa cách, em trở về thăm trường cũ - nơi đã gắn bó nhiều kỉ niệm tuổi hoc trò. Em hãy tưởng tượng lần về thăm trường đó. HẾT
  2. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM THI HSG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 6 Câu Đáp án Điểm + Về mặt hình thức: đúng hình thức đoạn văn, chỉ ra được nghệ thuật so sánh, liên tưởng, ẩn dụ; lời văn trong sáng, biểu cảm, 1 điểm diễn đạt trôi chảy. + Về mặt nội dung: Phân tích giá trị nghệ thuật so sánh, liên tưởng; Nêu cảm nhận 1/ được ngọn lửa xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, sinh động và mang nhiều ý nghĩa. 1- Ngọn lửa thực: + Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa 0,75 tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa hơi ấm giữa rừng khuya giá lạnh điểm + Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu( Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ ). Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị. 2. Ngọn lửa tình yêu thương của Bác dành cho các anh đội viên: + Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng 0,75 điểm So sánh Bác với sức ấm của ngọn lửa hồng là hình ảnh chân thực nhưng cũng rất lãng mạn bay bổng; miêu tả bóng Bác hắt lên vách lều cao lồng lộng nhằm thể hiện sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác, ngầm chỉ tình thương của Bác dành cho các anh chiến sĩ - bộ đội ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”
  3. 3, Ngọn lửa xuất hiện ở phần cuối bài thơ - hình ảnh ẩn dụ “ Anh đội viên nhìn Bác - Bác nhìn ngọn lủa hồng” - đó là ngọn lửa của niềm tin vào tương lai ngày mai của đất 0,5 điểm nước - một tương lai rực sáng. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, viết hoàn chỉnh - Biết vận dụng kĩ năng miêu tả kết hợp với yếu tố tự sự, biểu cảm. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm. Học sinh tưởng tượng để kể và tả lại ngôi trường sau mười năm xa cách và sự thay đổi của nó so với lúc em còn ngồi học ở mái trường này. Học sinh có thể tổ chức làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 2/ * Mở bài: - Giới thiệu về ngôi trường nơi gắn bó kỉ niệm tuổi học trò của em. 1 điểm - Em về thăm trường trong hoàn cảnh nào?( Xã quê lâu ngày về thăm quê, thăm trường hoặc trường kỉ niệm 20/10, kỉ niệm ngày thành lập trường hoặc qua truyền hình biết tin về trường, nhớ trường và về thăm trường) - Cảm xúc trước về trường: Bồi hồi, xao xuyến, bâng khuâng háo hức. * Thân Bài: + Cảm xúc trước khi về trường ( 1 điểm) - Trên đường về thăm trường nhìn quê hương thay đổi –> cảm 1 điểm xúc vui, mong muốn về trường thật nhanh - Đến trường : chứng kiến sự thay đổi khác xưa nhiều Quan sát từ xa: ( 1,5 điểm) + Trường xây dựng trên bạt đất cũ, rộng hơn ,đẹp khang trang, số tầng? 0,5 điểm + Từ xa nổi bật dòng chữ, khẩu hiệu ? Trường xây dựng theo hình ? có những phòng nào? 0,5 điểm + Sân trường cây cối, bồn hoa trang trí ra sao? 0,5 điểm Quan sát gần (3,5 điểm) + Phòng học sử dụng trang thiết bị dạy học đổi mới như thế nào? + Các em học sinh vui chơi, học tập có gì giống và khác mình 1 điểm ngày xưa? + Thầy cô có gì thay đổi khác xưa,cuộc gặp gỡ tình cảm thầy trò 0,5 điểm như thế nào? Trò chuyện điều gì? + Bạn bè có gì thay đổi sau 10 năm xa cách, tình cảm của bạn bè 1 điểm khi gặp lại nhau Nhớ, ôn lại những kỉ niệm nào của tuổi học
  4. trò? 1 điểm * Lưu ý: Kể, tả đan xen tình cảm yêu quý, tự hào, biết ơn thầy cô, mái trường yêu dấu này – ngôi nhà thứ hai của em, nơi chắp cánh ước mơ của em. * Kết bài: - Tình cảm suy nghĩ của em ngôi trường biết ơn thầy cô, tự hào 1điểm , yêu quý ngôi trường. - Lời mong muốn( lời hứa) của bản thân 3) Vận dụng cho điểm: + Điểm 7- 8: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung, hình thức. Vận dụng tốt văn miêu tả kết hợp với tự sự, biểu cảm, tưởng tượng sinh động về sự thay đổi của ngôi trường song bám sát thực tế không viển vông. Trình bày diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ ràng, chữ viết đẹp, sạch sẽ; lời văn trong sáng,có cảm xúc, sáng tạo. + Điểm 5- 6: Hiểu đề, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng linh hoạt văn miêu tả, kể chuyện để kể và tả theo trí tưởng tượng của mình song biểu cảm chưa sâu. Trình bày diễn đạt tương đối tốt, bố cục bài văn rõ ràng, trình bày sạch sẽ. Bài làm có cảm xúc nhưng đôi chỗ còn kể chưa sáng tạo, lời tả chưa sinh động, còn mắc một, hai lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ. + Điểm 3- 4: Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng các yêu cầu về nội dung, phương pháp. Vận dụng văn miêu tả, kể chuyện tưởng tượng sự thay đổi của ngôi trường song bài viết chưa sinh động, cảm xúc còn chưa sâu sắc, đôi chỗ kể, tả lan man; còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. + Điểm 1 -2: Hiểu yêu cầu của đề, Vận dụng văn kể, tả chưa tốt, lời kể tả theo tưởng tượng chưa sáng tạo, linh hoạt . Nhiều đoạn văn diễn đạt lan man, lủng củng, mắc nhiều lỗi sai về chính tả, diễn đạt, ngữ pháp. + Điểm 0: Bài để giấy trắng. * Giáo viên định điểm bài của học sinh căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu kiến thức và kĩ năng. HẾT