Đề kiểm tra số 13 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2690
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 13 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_so_14_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra số 13 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 14 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm (3,5 điểm): Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách khoanh tròn vào những đáp án đúng. Câu 1. Khi viết văn miêu tả cần chú trọng rèn luyện thao tác nào nhất? A. Hư cấu B. Xây dựng nhân vật C. Xây dựng cốt truyện D. Quan sát, tưởng tượng, so sánh Câu 2. Câu thơ sau đã sử dụng phép tu từ nào ? “Người Cha mái tóc bạc: Đốt lửa cho anh nằm.” A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 3. Câu thơ: “ Ra thế Lượm ơi!” bị ngắt đôi làm hai dòng thể hiện điều gì? A. Thể hiện sự nhận biết một điều bất ngờ. B. Thể hiện sự ngạc nhiên. C. Diễn tả sự đau xót đột ngột của nhà thơ. D. Yếu tố nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Câu 4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là gì? A. Tả cảnh sông nước. B. Tả cảnh quan vùng cực nam của Tổ quốc. C. Tả cảnh sông nước miền Trung. D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người. Câu 5. Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào thuộc thể kí? A. Bài học đường đầu tiên B. Bức tranh của em gái tôi. C. Cô Tô D. Lao xao. Câu 6. Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì? “ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” (Khương Hữu Dụng) A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ phẩm chất C . Ẩn dụ cách thức D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Câu 7. Trường hợp nào sau đây phải viết đơn? A. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí.
  2. B. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên ở trường. C. Em bị ốm không đến lớp được. D. Có một vụ đánh nhau, và em là người chứng kiến. II.Tự luận (6.5 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) a. Kể tên các phép tu từ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 – Tập 2. b. Đoạn thơ sau sử dụng phép tu từ nào? Trình bày khái niệm về phép tu từ ấy? “ Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.” (Minh Huệ) Câu 2: (1.5 điểm) Chép nguyên văn hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ và cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết: . Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Câu 3: (3.5 điểm) Từ bài văn “Lao xao” của Duy Khán, bằng trí tưởng tượng của mình em hãy tả một khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời, làm nổi bật tình cảm của em với quê hương. - Hết -
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 I/ Trắc nghiệm (3,5 điểm): Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm, câu 5, 7 trả lời đúng 1 đáp án được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án D C C A A D A,C Phần II: Tự luận (6,5đ) Câu 1: (1,5đ) - Các phép tu từ: So sánh; Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ (0.5 điểm ) - Xác định đúng phép tu từ so sánh (0,5 điểm) - Trình bày đúng khái niệm so sánh (0,5 điểm) Câu 2: (1.5 điểm) - Chép đúng nguyên văn hai khổ thơ cuối của bài thơ. (1điểm) - Nêu lên được cái đêm không ngủ chỉ là một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của Bác. Vì Bác luôn dành tình thương lo cho dân tộc, tổ quốc; đối với đồng bào - chiến sĩ là biểu hiện bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh. (0.5điểm) Câu 3: (3.5 điểm) * Yêu cầu về hình thức: - Thể loại miêu tả sáng tạo bài có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Câu từ viết đúng, trình bày sạch đẹp. * Yêu cầu về nội dung: - Học sinh dựa vào bài văn “Lao xao” với các ý: cây trong vườn, các loài chim, ong, sinh vật như có hồn sống động, con người hoạt động, không gian, bầu trời, mặt đất để làm nội dung miêu tả khu vườn. - Cách miêu tả: giới thiệu khu vườn, tả từ xa đến gần, miêu tả chi tiết, đặc tả những điển hình của khu vườn. - Đạt được nội dung: tình yêu của mình với khu vườn, với làng quê (có sử dụng yếu tố biểu cảm) Biểu điểm: * Điểm 3-3.5: Làm tốt các yêu cầu. - Viết đúng kiểu bài miêu tả, bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Biết lựa chọn các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu để tả cảnh. - Biết vận dụng các thao tác liên tưởng, tưởng tượng, so sánh ví von, nhận xét trong quá trình miêu tả. - Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc * Điểm 2: Biết trình bày theo bố cục, có sử dụng hình ảnh so sánh, ví von, diễn đạt được nhưng chưa sâu sắc.
  4. * Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, chưa biết chọn hình ảnh, chi tiết để làm rõ đặc điểm đối tượng, diễn đạt còn nhiều lỗi. *Điểm 0: Chưa làm hoặc lạc đề.