Đề kiểm tra số 14 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 1770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 14 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_so_14_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra số 14 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 14 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 6 I. TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm) Đọc các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Cầu Long Biên không phải là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử nào? A. Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội B. Những ngày đầu 1947, trung đoàn thủ đô bí mật ra đi. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972 Câu 2. Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì? A. Bảo vệ thiên nhiên và môi trường. B. Phát triển dân số. C. Bảo vệ di sản văn hóa. D. Chống chiến tranh. Câu 3. Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã có sự kết hợp thành công giữa giọng văn truyền cảm với những thủ pháp nghệ thuật nào? A. Lối sử dụng phép so sánh. B. Lối sử dụng phép nhân hóa và ẩn dụ. C. Lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú, đa dạng. . D. Nhiều biện pháp tu từ ấn tượng. Câu 4. Tại sao trong bài “Động Phong Nha”, tác giả lại dẫn lời ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng Gia Anh mà không tự mình đưa ra nhận định khái quát? A. Đây là nhà thám hiểm nổi tiếng thế giới. B. Ông ấy đã từng có mặt ở nhiều danh lam thắng cảnh của các nước khác. C. Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá. D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng. Câu 5. Câu: “Bạn Linh, lớp trưởng lớp tôi” thiếu thành phần nào? A. Chủ ngữ. C. Trạng ngữ B. Vị ngữ. D. Cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu 6. Hãy tìm công dụng của dấu phẩy trong câu sau: “ Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng”
  2. A. Đánh dấu thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. B. Đánh dấu các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. C. Đánh dấu một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó . D. Đánh dấu giữa các vế của một câu ghép. Câu 7. Trong những trường hợp sau, những trường hợp nào phải viết đơn? A. Nhà trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muốn theo học. B. Trong giờ toán, em mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng. C. Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến. D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng. II. TỰ LUẬN:( 6, 5 điểm) Câu 1:( 1,5 điểm) Đối với câu thiếu chủ ngữ có mấy cách chữa? Kể tên các cách chữa đó? Câu 2:( 1,5 điểm) Câu sau thiếu thành phần nào? Hãy chữa lại cho đúng? “Qua tác phẩm “Tắt đèn” đã cho chúng ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân dưới chế độ cũ phải chịu nhiều bất công, nhưng ở họ vẫn sáng lên những phẩm chất tốt đẹp”. Câu 3:( 3,5 điểm) Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình. - Hết –
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 I/ Trắc nghiệm (3,5 điểm): Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm, câu 2 trả lời đúng 1 đáp án được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C A C D B A A,C Phần II: Tự luận (6,5đ) Câu 1:( 1,5 điểm) Đối với câu thiếu chủ ngữ có ba cách chữa : (0,75 điểm) - Thêm chủ ngữ vào câu. (0,25 điểm) - Biến một thành phần nào đó trong câu ( thường là trạng ngữ) thành chủ ngữ của câu. (0,25 điểm) - Biến vị ngữ thành một cụm chủ- vị. (0,25 điểm) Câu 2:( 1,5 điểm) * Câu trên thiếu thành phần chủ ngữ ( 0,5 điểm) * Cách chữa đúng: (1,0 điểm) - Thêm chủ ngữ vào câu: Qua tác phẩm “Tắt đèn”, tác giả (Ngô Tất Tố) đã cho chúng ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân dưới chế độ cũ phải chịu nhiều bất công, nhưng ở họ vẫn sáng lên những phẩm chất tốt đẹp. - Biến một thành phần nào đó trong câu ( thường là trạng ngữ) thành chủ ngữ của câu. (Bỏ từ “ Qua”) Tác phẩm “Tắt đèn” đã cho chúng ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân dưới chế độ cũ” phải chịu nhiều bất công, nhưng ở họ vẫn sáng lên những phẩm chất tốt đẹp. - Biến vị ngữ thành một cụm chủ- vị. (bỏ từ “đã cho”) Qua tác phẩm “Tắt đèn”, chúng ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân dưới chế độ cũ phải chịu nhiều bất công, nhưng ở họ vẫn sáng lên những phẩm chất tốt đẹp. Câu 3:( 3,5 điểm) Bài văn phải đảm bảo yêu cầu sau:
  4. * Yêu cầu chung: (0,5 điểm) - Thể loại: Văn miêu tả sáng tạo - Nội dung: Miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình. - Hình thức: Đảm bảo thể thức một bài văn có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Hành văn mạch lạc lưu loát, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi dùng từ đặt câu, chính tả, ngữ pháp, văn phong trong sang, giàu cảm xúc và truyền cảm * Yêu cầu cụ thể :(3,0 điểm) MB (0,25điểm) - Giới thiệu chung về ông Tiên (gặp trong giấc mơ) TB (2,5 điểm) - Tả chi tiết: Ông Tiên xuất hiện như thế nào + Thân hình: Cao lớn + Râu tóc: Bạc phơ + Nước da: Hồng hào + Vầng trán có ánh hào quang + Mặc áo quần lấp lánh + Giọng nói: Vang, ấm . + Tay cầm cây gậy thần + Cưỡi đám mây + Có phép thần + Ông ban cho em điều ước gì? KB (0,25điểm): - Ấn tượng, cảm nghĩ của bản thân.