Đề kiểm tra số 18 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2890
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 18 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_so_18_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra số 18 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 19 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm (3,5 điểm): Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách khoanh tròn vào những đáp án đúng. Câu1 : Thế nào là văn bản nhật dụng? A. Là văn bản được sử dụng trong các cơ quan hành chính. B. Là văn bản sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. C. Là văn bản có nội dung gần gũi,bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội. D. Là văn bản có sự phối hợp của các phương thức biểu đạt như: Tự sự,miêu tả,biểu cảm Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng? A. Buổi học cuối cùng. B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. C. Động Phong Nha. D. Cô Tô. Câu 3: Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì? A. Bảo vệ thiên nhiên môi trường C. Phát triển dân số. B. Bảo vệ di sản văn hóa. D. Chống chiến tranh Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu sau: “Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.” A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ. Câu 5: Điểm giống nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ là gì? A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác. B. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương tương đồng với nó. C. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
  2. D. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi. Câu 6. Nội dung bắt buộc không thể thiếu trong khi viết đơn là : A. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người gửi. B. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì. C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng. D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lí do gửi. Câu 7: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ? A. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí. B. Em bị ốm không đến lớp học được. C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng. Phần II: Tự luận (6,5đ) Câu 1: ( 1,5đ) Cho biết nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” Câu 2: ( 1,5đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau. Cho biết chủ ngữ, vị ngữ đó có cấu tạo như thế nào? Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Câu 3: ( 3,5đ) Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em vào một buổi sáng đẹp trời. - Hết -
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 I/ Trắc nghiệm (3,5 điểm): Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm, câu 2 trả lời đúng 1 đáp án được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C B,C A B A B D Phần II: Tự luận (6,5đ) Câu 1: (1,5đ) - Nội dung: Hơn một thế kỉ qua, Cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà còn của cả nước. (0,75 điểm) - Nghệ thuật: Phép nhân hóa được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn. (0,75 điểm) Câu 2: (1,5đ) - Xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ: 0,5đ; - Xác định đúng cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ: 1đ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. TN CN VN ( Đại từ ) (Cụm động từ) Câu 3: (3,5đ) * Yêu cầu chung: - Đảm bảo bố cục 3 phần đầy đủ,mạch lạc. - Viết đúng kiểu bài văn miêu tả (kết hợp với tự sự,biểu cảm) * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: Yêu cầu: Giới thiệu cảnh định tả + Cánh đồng lúa quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời. Nêu hoàn cảnh quan sát cánh đồng lúa 2. Thân bài: - Yêu cầu: Học sinh miêu tả về cánh đồng lúa quê hương a) Tả bao quát: - Nhìn từ xa, cánh đồng lúa quê hương được hiện lên như thế nào ?
  4. - Không gian khá rộng đó được bao bọc bởi luỹ tre làng và dòng sông nhỏ hiền hoà của quê hương - Cánh đồng đang trồng lúa vụ nào? (vụ chiêm hay mùa?) b) Tả chi tiết: - Khi bình minh lên, cánh đồng lúa quê hương dần dần xuất hiện như thế nào ? (miêu tả những nét tiêu biểu) - Khi mặt trời lên cao, sương tan dần, cánh đồng hiện lên đẹp như thế nào? + Những làn gió thổi nhẹ làm cho những đợt sóng lúa như nối đuôi nhau chạy mãi ra xa. Gió nhẹ rung rinh những chiếc lá như những bàn tay nhỏ đang vẫy chào ánh nắng ban mai + Trên bầu trời mây trôi nhẹ, những chú chim hót líu lo, bay lượn trên cánh đồng + Những cây bóng mát cao lớn, trông xa như những chiếc ô khổng lồ tô thêm vẻ đẹp cho cánh đồng lúa - Đứng trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương, cảm nhận của em như thế nào ? c) Hoạt động của con người: - Miêu tả hình ảnh của bà con nông dân đang lao động trên cánh đồng - Tiếng cười nói vui vẻ của các bác nông dân đi thăm đồng, làm cho những chú chim đang bắt sâu cho lúa giật mình bay vọt lên cao 3. Kết bài: - Yêu cầu: Nêu ấn tượng, tình cảm, của mình về cánh đồng lúa quê hương Biểu điểm: + Điểm 3,5: Bài làm tốt, bố cục rõ ràng. Miêu tả lựa chọn được các hình ảnh tiêu biểu, hợp lí, thể hiện khả năng quan sát và cảm nhận tinh tế, diễn đạt tốt + Điểm 2-3: Miêu tả tốt, bố cục khá hợp lí, diễn đạt đôi chỗ chưa thật tốt. + Điểm 1-2 : Cơ bản đã biết cách miêu tả, bố cục chưa hợp lí, diễn đạt chưa tốt. + Điểm 0,5: Không hiểu đề bài, diễn đạt quá yếu. + Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn.