Đề kiểm tra tổng hợp môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018

doc 3 trang thungat 1990
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tổng hợp môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tong_hop_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ky_ii_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra tổng hợp môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP NGỮ VĂN 7 – HỌC KÌ 2 Môn Ngữ Văn năm học 2017 – 2018 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : CHIẾC VÒNG TRÒN Chuyện kể rằng, có một vòng tròn rất hoàn mỹ. Nó rất tự hào về thân hình tròn trĩnh đến từng milimet của mình. Thế nhưng một buổi sáng thức dậy, nó thấy mình bị mất đi một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mảnh vỡ đó. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang toả sắc bên đường, nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời, tâm tình cùng sâu bọ Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít và ghép vào. Nó lăn đi và nhận ra mình đang lăn quá nhanh. Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó. Vòng tròn thấy rằng, cuộc sống khác hẳn đi khi nó lăn quá nhanh. Nó dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi. (Theo Quà tặng cuộc sống) 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ? A. Tự sự B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm 2 : Trong các từ sau, từ nào là từ láy ? A. hoàn toàn B. buồn bực C. chầm chậm D. tâm tình 3: Ý nghĩa triết lí của câu chuyện trên là : A. Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự thành công. B. Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự khiếm khuyết. C. Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự hòa nhập. D. Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự hoàn hảo. 4 : Nội dung của câu chuyện trên phù hợp với nhận định nào sau đây : A. Uống nước nhớ nguồn B. Nhân vô thập toàn C. Lá lành đùm lá rách D. Người ta là hoa đất 5 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành nhận định sau : Câu văn Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó. sử dụng biện pháp tu từ ( ) làm cho hình ảnh bông hoa hiện lên thật sinh động. 6 : Nối một phương án ở cột A với một phương án ở cột B cho thích hợp : Cụm từ Ngữ liệu 1. Cụm danh từ a. không còn hoàn hảo 2. Cụm động từ b. một vòng tròn 3. Cụm tính từ c. Nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời d. đang tỏa sắc bên đường II. TẠO LẬP VĂN BẢN (8,0 điểm)
  2. 7 : Từ ý nghĩa của câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) với chủ đề: Chúng ta hãy biết chấp nhận khiếm khuyết của mình để hòa nhập với cộng đồng. 8 : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. V. Gợi ý làm bài 1A; 2C; 3D; 4B; 5: Nhân hóa 6:1b; 2d; 3a 7. HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đưa ra được ý kiến riêng và lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý : – Trình bày được khái niệm khiếm khuyết : là những thiếu sót, khuyết điểm trong nhận thức, suy nghĩ và hành động. – Lí giải được vì sao khi biết chấp nhận khiếm khuyết của mình thì việc hòa nhập với cộng đồng sẽ dễ dàng hơn : + Con người không ai là hoàn hảo. Sự khiếm khuyết của bản thân chính là động lực giúp mỗi người hoàn thiện hơn. + Mỗi người cần phải làm chủ bản thân, dám đối mặt và khắc phục khiếm khuyết để hòa nhập với cộng đồng và thành công trong cuộc sống. 8. Làm văn 1. Mở bài – Dẫn dắt : Truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. – Giới thiệu vần đề nghị luận, trích dẫn câu tục ngữ: Hưởng thụ thành quả lao động phải nhớ ơn người làm ra thành quả ấy. 2. Thân bài a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ – Nghĩa đen : Khi cầm quả chín ngọt trên tay thì cần phải nhớ đến người vất vả trồng cây. – Nghĩa bóng : + Ăn quả: sự hưởng thụ thành quả lao động + Kẻ trồng cây: người làm ra thành quả lao động => Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi hưởng thụ thành quả lao động cần biết ơn người tạo ra thành quả ấy. b. Vì sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây ? – Trong cuộc sống, con người không phải lúc nào cũng có thể tự mình làm được tất cả. Hầu hết những gì ta được hưởng đều là kết quả, sự hi sinh của những người đi trước. – Biết ơn là biểu hiện của một nhân cách đẹp, là một đạo lí của con người. c. Chứng minh – Trong gia đình : Con cái biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ ; những ngày cúng giỗ, tiết Thanh minh là biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên, ông bà . – Trong xã hội : biết ơn các vua Hùng (ngày giỗ tổ Hùng Vương) tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng (27/7), công ơn của thầy cô giáo (20/11), công ơn của các bà, các mẹ, các chị (8/3), . – Cách biểu hiện, bày tỏ lòng biết ơn rất đa dạng, phong phú: bằng lời nói, bằng quà tặng, bằng những việc làm cụ thể Điều quan trọng là phải xuất phát từ tấm lòng chân thành và mục đích trong sáng của bản thân. d. Mở rộng
  3. – Phê phán hiện tượng vô ơn bạc nghĩa còn tồn tại trong xã hội. 3. Kết bài – Ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ – Rút ra bài học cho bản thân