Đề kiển tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 97 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

docx 12 trang thungat 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiển tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 97 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kien_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_6_tiet_97_nam_hoc_2017_20.docx

Nội dung text: Đề kiển tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 97 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

  1. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ( Văn miêu tả) Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6 ( Làm ở nhà) NĂM HỌC 2017- 2018 * Đề bài: Tả quang cảnh ngày tết trên quê em.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT VĂN MIÊU TẢ (Làm ở nhà) NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6 * Nội dung: ( 9 điểm) 1. Mở bài: (1,5 điểm) Một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới. Vậy là mùa xuân đã đến. 2. Thân bài: ( 6 điểm) Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên, mang theo hơi ấm của mùa xuân. Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh, những cô mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió. Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp, mượt mà xuống mặt đất. Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân. Xóm em ở đã được quét dọn và sơn mới. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian. Mọi vật đều thay đổi. Ai cũng hân hoan và vui vẻ, gạt bỏ những âu lo, bộn bề trong năm cũ. Trẻ em được bố mẹ mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh.Những tiếng nô đùa, reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Những cửa hàng bánh, mứt chật kín người. Những cành hoa đào, mai được bày bán khắp phố. Mọi người tấp nập đi sắm tết. 3. Kết bài: ( 1,5 điểm) Ngày xuân làm mọi người thêm gần gũi nhau hơn, làm cho không khí sum vầy thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Em rất yêu mùa xuân * Hình thức ( 1 điểm) Trình bày rõ ràng, sạch đẹp không tẩy xóa, không viết tắt Quá trình viết bài cần làm toát lên những nét đặc trưng tiêu biểu của người đồng bào Tây nguyên đón tết. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt khi chấm để khích lệ học sinh.
  3. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6 - Tiết 97 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) a. Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào ? b. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra là gì ? Câu 2: ( 3 điểm) a. Chép theo trí nhớ khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác Không ngủ” của tác giả Minh Huệ. b. Nêu nội dung chính của bài thơ “Đêm nay Bác Không ngủ”. Câu 3 : (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) miêu tả nhân vật Kiều Phương trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi”- Tạ Duy Anh.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC. Tiết 97 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu Nội dung Điểm a. + Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” trích từ tác phẩm 0,5điểm “ Dế mèn phiêu lưu kí”. 0,5điểm + Tác giả: Tô Hoài. Câu 1 b. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra là : Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ không chỉ 1 điểm mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình. a. Chép chính xác khổ thơ đầu mỗi câu : 1 điểm Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ Câu 2 ( Đêm nay Bác Bác không ngủ- Minh Huệ ) b. Nội dung chính của bài thơ: 1 điểm + Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân. 1 điểm + Tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội của nhân dân ta đối với Bác. * Hình thức: Viết đúng yêu cầu, lời văn trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi. Trình bày rõ ràng sạch đẹp 1 điểm * Nội dung: Đảm bảo các ý sau về nhân vật Kiều Phương : - Ngoại hình: nhỏ nhắn, mặt mày, quần áo luôn lấm lem nhọ 1 điểm nồi và các vệt màu - Lời nói: Rất hồn nhiên, không hề tỏ ra bực bội khó chịu 1 điểm Câu 3 với nguời khác - Hành động : Hoạt bát, vui vẻ, chăm chỉ với công việc sáng tác tranh, khi bị rầy la thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca 1 điểm hát và làm việc Tóm lại Kiều Phương là cô bé ngây thơ, hồn nhiên, vô tư có tâm hồn nhân hậu vị tha, có tài năng hội họa, là một nghệ sĩ 1 điểm chân chính.
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC. Tiết 97 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6 Năm học: 2017 – 2018 Mức Vận độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ Tên Chủ đề cao Bài học Nhớ được tên Hiểu được bài đường đời tác giả, tác học đầu tiên của đầu tiên Dế Mèn phẩm truyện đã học Số câu Số câu :1/2 Số câu:1/2 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 1 Sốđiểm:2đ Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Đêm nay Nhớ được văn Hiểu nội dung Bác không bản thơ đã bài thơ ngủ học. Số câu Số câu: 1/2 Số câu:1/2 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm:2 Số điểm : 3đ Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ % Tỉ lệ: 30 % Bức tranh . Biết viết của em gái đoạn văn miêu tả một tôi nhân vật trong truyện đã học Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm : 5đ Số điểm : 5đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % Tổng số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 3 Tổng sốđiểm Số điểm: 2đ Số điểm: 3đ Số điểm: 5 đ Sốđiểm:10đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 30 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 100 %
  6. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6- Tiết 105, 106 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Tả về một người thân của em.
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6- Tiết 105, 106 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Mở bài: Giới thiệu người định tả ( tên gì, quan hệ như thế nào với em ) Tình cảm chung của em. * Thân bài: a) Tả hình dáng: - Người thân bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp, khỏe hay yếu, có những nét gì đặc biệt? - Những nét tiêu biểu về mái tóc, khuôn mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi - Dáng người như thế nào? ( cao? Thấp? mập, gầy ?. + Mái lóc dài? Ngăn? Đen? Hay bạc? + Đôi mắt + Nước da. + Tay, chân . b) Tả tính tình: - Những thói quen và sở thích cùa người ấy. - Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm - Mối quan hệ với em như thế nào - Kỉ niệm đáng nhớ về người ấy. - Những ảnh hưởng của người đó đối với em * Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân ấy. Những ước mong của em ( Lưu ý: Giáo viên tùy vào bài cụ thể của học sinh linh hoạt cho điểm cả nội dung, hình thức.)
  8. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6- Tiết 115 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) Phân biệt sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Câu 2: ( 3 điểm) Xác định C – V trong những câu trần thuật đơn có trong các câu văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nào? a. Có một con ếch nọ sống lâu ngày trong một giếng nọ. b. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Câu 3: ( 5 điểm) Viết một đoạn văn ( khoảng 7- 10 câu) miêu tả cảnh mặt trời mọc. Trong đó có sử dụng các phép so sánh , nhân hóa và câu trần thuật đơn có từ là.
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 115 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) Học sinh nêu được sự khác nhau giữa Ẩn dụ và Hoán dụ . - Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt - Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt Câu 2: ( 3 điểm) a. Có một con ếch nọ sống lâu ngày trong một giếng nọ . C V -> Dùng để giới thiệu nhân vật b. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. C V -> Dùng để miêu tả, giới thiệu. Câu 3: ( 5 điểm) Học sinh viết một đoạn văn 7-10 câu trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép nhân hóa, 1 phép so sánh, môt câu trần thuật đơn có từ là nội dung tả cảnh mật trời mọc.
  10. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 115 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6 Năm học: 2017 - 2018 Mức Vận độ Nhận Thông hiểu Vận dụng Cộng dụng biết thấp cao Tên Chủ đề 1. Ẩn dụ Chỉ ra điểm Hoán dụ khác nhau của hai phép tu từ Số câu Số câu: 1 Số câu:1 Số điểm Số điểm:2đ Số điểm:2đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % 2. Câu trần Xác định cụm chủ thuật đơn vị và kiểu câu trần thuật đơn Số câu Số câu: 1 Số câu: 01 Số điểm Số điểm : 3đ Số điểm:3đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 30 % Tỉ lệ: 30 % 3. So sánh, Viết 1 đoạn văn có nhân hóa, sử dụng các phép so câu trần sánh , nhân hóa và thuật đơn câu trần thuật đơn có từ là có từ là Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm : 5đ Số điểm : 5đ Tỉ lệ % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % Tổng số câu Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 3 Tổng số Số điểm:2đ Số điểm: 8 đ Số điểm:10đ điểm Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 80 % Tỉ lệ: 100 % Tỉ lệ %
  11. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MIÊU TẢ SÁNG TẠO MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6 Tiết 121, 122 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Hãy tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát, đã đọc trong sách hoặc nghe kể lại.
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 6. Tiết 121, 122 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Có thể chọn ngay các nhân vật đã học như: Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Sọ Dừa, hoặc chọn một nhân vât mà em biết qua các phương tiện thông tin khác. Dưới đây là một dàn ý khái quát chung: 1. Mở bài: (1,5 điểm) Giới thiều về nhân vật mà em sẽ tả (Tên nhân vật, nhân vật xuất hiện trong tác phẩm nào? Nhân vật có đặc điểm gì gây ấn tượng? ) 2. Thân bài: ( 7 điểm) - Miêu tả những nét khác thường về chân dung của nhân vật đó? (lúc sinh ra, vóc dáng, sức mạnh, ). - Miêu tả những hành động khác thường của nhân vật (diệt giặc, diệt yêu tinh, các hành động vướt quá sức của người thường, ). - Nhận xét về nhân vật (đó là một người tốt hay xấu, nhân vật biểu tượng cho ước mơ gì hay cho điều gì mà con người mong muốn?). 3. Kết bài: ( 1,5 điểm) - Nhân vật mà em vừa miêu tả để lại trong em cảm xúc và ấn tượng gì? - Từ nhân vật ấy, em mong ước điều gì hay rút ra được bài học gì cho bản thân ( Lưu ý: Giáo viên tùy vào bài cụ thể của học sinh linh hoạt cho điểm cả nội dung, hình thức)