Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp - Đề 7 (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp - Đề 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_lop_de_7_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp - Đề 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 7 I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Kĩ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác tư duy đó là: 1. Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứ, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí, ) 2. Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường sống (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet). 3. Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản đến phức tạp). 4. Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi cđọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc 5. Biết vận dụng các biện pháp kĩ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp 6. Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc. Mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. Không phải vô cớ mà hằng năm UNESCO trao giải thưởng xóa mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ. (Trích Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam – theo Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2: Theo đoạn trích, thế nào là “kĩ năng đọc”? Câu 3: Theo anh/ chị: vf sao nguwoif viết lại đưa vào đoạn trích hoạt động của UNESCO: “hằng năm UNESCO trao giải thưởng xóa mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc, biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính học, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ”? Câu 4: Nêu tên một cuốn sách hay mà anh/ chị đã đọc; chỉ ra ít nhất một điều mà anh/ chị đã vận dụng được từ việc đọc cuốn ách đó vào cuộc sống của bản thân. II. LÀM VĂN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi nguwoif đọc để cải thiện được chính cuộc sống của họ”. Câu 2: (5 điểm)
  2. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích sau: Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất nước có từ ngày đó (Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 118)
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 7 I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm) Câu 1: HS có thể trả lời theo những cách sau: - Kĩ năng đọc - Các thao tác tư duy của kĩ năng đọc - Kĩ năng đọc có hiệu quả Câu 2: Theo đoạn tích, kĩ năng đọc lag sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Câu 3: Người viết đưa vào đoạn trích hoạt động của UNESCO: “hằng năm người mù chữ” để làm minh chứng cho quan điểm của mình: “Mục đích cuối cùng chính người đọc”, chứng tỏ quan điểm của mình là đúng đắn, có cơ sở thực tế. Câu 4: HS cần nêu tên cuốn sách hay mà mình đã đọc và chỉ ra ít nhất 01 điều đã vận dụng được từ việc đọc cuốn sách đó vào cuộc sống của bản thân. Điều vận dụng phải hợp lí, có sức thuyết phục. II. LÀM VĂN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) HS viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ, theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp ; sử dụng một hoặc một số các thao tác lập luận trong số các thap tác giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ ; có lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu để trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối ý kiến: Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâ, tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. - Nếu lập luận theo hướng đồng tình, cần nhấn mạnh: Mỗi tài liệu đọc đều đưa đến cho người đọc những tri thức, kĩ năng mới mẻ, bổ ích về tự nhiên, xã hội Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở nhận biết những tri thức và kĩ năng ấy thì chưa đủ, người đọc cần phải vận dụng những tri thức, kĩ năng ấy vào thực tiễn để cải thiện cuộc sống. Muốn vậy cần rèn luyện kĩ năng đọc. - Nếu lập luận theo hướng phản đối, cần nhấn mạnh các tài liệu đọc hầu như chỉ cung cấp các kiến thức lý thuyết, nhiều kiến thức không phù hợp hoặc lạc hậu so với thực tiễn. Hơn nữa, không phải ai cũng có thể tiếp cận với những nguồn tài liệu bổ ích hoặc có khả năng phê phán/ thẩm định tài liệu. Trong thời đại ngày nay, có quá nhiều tài liệu đọc không rõ nguồn gốc, nội dung chưa được kiểm duyệt, nhất là trên các trang mạng xã hội, các trang web. Đó là một “kho vàng” nhưng cũng chứa những “ổ bệnh” đầy rẫy hiểm nguy. Vì vậy, sẽ là rủi ro khi người đọc vận dụng tất cả những nội dung đã đọc vào cuộc sống. - Nếu lập luận theo hướng vừa đồng tình, vừa phản đối ý kiến, cần kết hợp cả hai nội dung trên. Câu 2: (5 điểm) a. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm: - Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với các tên tuổi tiêu biểu khác như Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt, Thanh Thảo, Xuân Quỳnh Những nhà thơ này đã đem đến một tiếng nói mới cho thơ ca Việt nam hiện đại, mở rộng chất liệu của hiện thực đời sống, gia tăng sức khái quát, chiều sâu suy nghĩ cùng những suy tư, trải nghiệm về chiến tranh.
  4. Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Nam. - Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca Mặt đường khát vọng trong không khí nở rộ của thể loại này. Tác phẩm dduwwocj viết năm 1071, in lần đầu năm 1974. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, là giai đoạn ác liệt nhất đòi hỏi sức mạnh tổng lực cho chiến thắng, trong đó lực lượng giữ vai trò quan trọng là thế hệ trẻ. Hiện thực ấy đã làm nảy sinh nhu cầu được khái quát, tổng kết về những bước đi thần kì của dân tộc. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng bị tạm chiếm ở miền Nam, nói rộng ra là sự ý thức của tuổi trẻ miền Nam về nhân dân, đất nước, sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Đoạn trích Đất nước thuộc chương V của tác phẩm, là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. b. Giới thiệu vị trí của đoạn thơ: nằm ở phần đầu của đoạn trích Đất nước, nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích, chủ yếu trả lời cho các câu hỏi: Đất nước có từ bao giờ? Đất nước là gì? c. Phân tích đoạn thơ: - Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi: Đất nước đã có từ lâu đời, xa xưa theo dòng thời gian. Câu thơ mở đầu đã đưa đến một cảm nhận ấm áp và tự hào về sự hình thành của đất nước. Đất nước có từ trước khi mọi người sinh ra, có từ thuở khai thiên lập địa, tồn tại cùng dòng thời gian vô thủy vô chung. - Những cụm từ khẳng định liên tiếp từ đầu cho đến cuối đoạn thơ: Đất nước đã có tồi, Đất nước có trong, bắt đầu, lớn lên, có từ ngày đó không chỉ gợi ra chiều dài thăm thẳm của lịch sử đất nước trong quá trình hình thành và phát triển mà còn đem đến cảm giác: đất nước không ở đâu xa lạ, đất nước luôn gắn bó thân thiết trong cuộc sống hắng ngày của nhân dân; đất nước có mặt ở mọi nơi, hòa nhập trong mọi hình hài, dù là con người hay cảnh vật sông núi, niển khơi; dù hữu hình với cái kèo, cái cột, hạt gạo, miếng trầu hay vô hình với những tình nghĩa muối mặn gừng cay. - Cảm giác về lịch sử lâu đời của đất nước còn được tô đậm hơn bởi lời khẳng định: Đất nước có trong cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. “Ngày xửa ngày xưa” là câu mở đầu quen thuộc của truyện cổ tích. Thế giới cổ tích là thế giới xa xăm, vô cùng trong tâm thức của con người, vậy mà trong thế giới huyền ảo ấy, đất nước của chúng ta đã hiện hữu. - Lịch sử lâu đời của đất nước không được cắt nghĩa bằng sự nối tiếp của các triều đại, các sự kiện, biến cố mà được thể hiện qua những chi tiết đời thường gần gũi, bình dị của cuộc sống, trong sự xưa cũ vô cùng của thời gian. Mỗi câu thơ đều chứa đựng một ý, tứ nào đó của ca dao, thành ngữ, tục ngữ, một hình ảnh quaen thuộc trong thần thoại, cổ tích, một thói quen trong cuộc sống hàng ngày Những chất liệu của văn hóa dân gian ấy đã làm hiện lên lịch sử phong tục, nếp sinh hoạt đời thường trong cuộc sống của nhân dân như: miếng trầu bây giờ bà ăn, tóc mẹ thì bới sau đầu, ngôi nhà tranh với những cáu kèo cái cột, hạt gạo phải một nắng hai sương xay, gia, dần, sàng; truyền thống đánh giặc với cây tre làng Gióng; văn hóa ứng xử trong đạo lí nghĩa tình của mẹ cha gừng cay muối mặn (được gợi nhắc từ những câu ca dao: Tay nâng đĩa muối chén gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau). Tất cả những hình ảnh bình dị ấy đều đưa người đọc liên tưởng đến một phương diện nào đó của đất nước, đều là sự thể hiện lâu bền nhất những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa lịch sử của đất nước khiến cho cái vĩnh hằng của đất nước luôn tồn tại trong cái hàng ngày của cuộc sống con người. Qua đó làm hiện lên một đất nước dung dị, gần gũi, đời thường nhưng rất đáng tự hào.
  5. - Đoạn thơ kết lại bằng lời khẳng định: Đất nước có từ ngày đó. “Ngày đó” thật mơ hồ về thời gian, khiến cho sự ra đời của đất nước càng trở nên xa xăm hơn, dài lâu hơn. Tuy nhiên, câu thơ cũng giúp người đọc nhận ra rằng: Đất nước bắt đầu hình thành, lớn lên và phát triển chính từ những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa lâu đời. Nếu sự nối tiếp của các triều đại mới cho thấy chiều dài lịch sử của đất nước thì chính những phong tục tập quán đã chỉ ra chiều sâu văn hóa của đất nước. Qua những cảm nhận có vẻ tản mạn, tùy hứng của đoạn thơ này, nhà thơ đã dẫn người đọc đến một nhận thức giản dị mà sâu sắc, thấm thía: Đất nước có một lịch sử lâu đời; đất nước không hề xa lạ hay trừu tượng mà là những gì gần gũi, thân yêu luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đất nước làm nên hình hài, vóc dáng, làm nên tâm hồn, cốt cách, lối sống, cách nghĩ của con người. d. Nhận xét, đánh giá: - Đoạn thơ bước đầu cho thấy quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước: “Đất nước của nhân dân”. Đó là một quan niệm đúng đắn, mới mẻ (so với các tác phẩm cùng đề tài) - Trong đoạn thơ, các chất liệu của văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhuyễn, áng tạo, có sức hâp dẫn lớn đối với người đọc.