Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 21

doc 3 trang thungat 4060
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_21.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 21

  1. ĐỀ 21 Phần I. Trắc nghiệm( 3,5 điểm) Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước những câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Thể văn nghị luận cổ nào dưới đây thường dùng để công bố kết quả một sự nghiệp. A. Chiếu B. Hịch C. Cáo D. Tấu Câu 2. Chọn cụm từ thích hợp dưới đây điền vào chỗ trống trong câu: “ “Chiếu dời đô” thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng ”. A. Bố cục chặt chẽ B. Giọng điệu hùng hồn C. Các biện pháp tu từ D. Tình cảm chân thành Câu 3. Các câu sau: “ Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” Thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán Câu 4. Trong văn bản “ Chiếu dời đô” có câu: Xem khắp đất Việt ta, chỉ có nơi này là thắng địa”. Từ “thắng địa” có nghĩa là: A. Chỗ đất đẹp B. Đất có địa hình bằng phẳng C. Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp D. Chỗ đất dùng để đóng đô Câu 5. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyên Trãi trong bài “ Nước Đại Việt ta” được thể hiện ở những nội dung nào sau đây? A. Đem lại cuộc sống yên ổn cho dân B. Kêu gọi các tướng lĩnh vì dân mà tiêu diệt giặc C. Thương dân đánh kẻ có tội D. Kêu gọi nhà vua mở trường dạy học cho dân Câu 6: Chọn từ phủ định mà Trần Quốc Tuấn dùng để điền vào hai chỗ trống trong câu văn sau: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết thẹn. A. Chả. B. Đâu C. Đâu có D. Không Câu 7. Thứ tự ra đời của các văn bản nào sau đây đúng theo thời gian: A. Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ B. Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Chiếu dời đô C. Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta D. Nước Đại Việt ta, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ Phần II. Tự luận( 6,5 điểm) Câu 1. ( 1,5 điểm ) a. Thế nào là câu nghi vấn? b. Câu: Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? Có phải là câu nghi vấn không? Vì sao? Câu 2. (1,5 điểm).
  2. Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc ta theo quan điểm của Nguyễn Trãi trong văn bản này gì? Câu 3. (3,5 điểm) Có ý kiến nhận định rằng: “ Hịch tướng sĩ” thể hiện lòng nồng nàn yêu nước của Trần Quốc Tuấn. Hãy viết bài văn khoảng một trang giấy thi làm sáng tỏ nhận định trên.
  3. ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm 3.5 điểm (Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C D B C A, C D C II. Phần Tự luận( 6,5 điểm) a. Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn( ai, gì, nào, sao, tại sao, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) .không, (đã) .chưa, ) hoặc có từ Hay( nối các vế có quan hệ lựa chọn). Câu nghi vấn có chức năng chính dùng để hỏi. b. Câu văn là câu nghi vấn. Vì câu có chứa từ nghi vấn “ có không” cuối câu có dấu chấm hỏi. Câu 2. (1,5 điểm). - Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi. ( 0,5điểm) - Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc ta theo quan điểm của Nguyễn Trãi trong văn bản là: + Có nền văn hiến riêng + Có lãnh thổ riêng + Có phong tục riêng + Có lịch sử riêng ( mỗi ý trả lời đúng 0,25 điểm) Câu 3. (3,5 điểm) (1) Yêu cầu chung: 0,5 điểm - Viết được một bài văn hoàn chỉnh. - Kiểu bài: nghị luận chứng minh. (2) Yêu cầu cụ thể: 3 điểm - Đảm bảo bố cục ba phần. - Nêu được: + Tầm nhìn sâu rộng, sự cảnh giác, lo lắng cho đất nước. + Thổ lộ nỗi lòng và quyết tâm của mình với tướng sĩ. + Nghệ thuật: Cách viết ước lệ tượng trưng, diễn đạt bằng phép đối, so sánh, thậm xưng, câu văn diễn biến ngắn, gọn, giọng văn đanh thép, hùng hồn .thể hiện thái độ tình cảm của tác giả mootjc cách sâu sắc. Yêu cầu các ý khi viết đều có dẫn chứng và phân tích dẫn chứng. * GV cần căn cứ vào bài làm cụ thể và mức độ làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp