Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS THPT Ta Nung

doc 4 trang thungat 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS THPT Ta Nung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_12_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS THPT Ta Nung

  1. SỞ GD&DT LÂM ĐỒNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Trường THCS – THPT Tà Nung Năm học 2014 - 2015 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ( Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ BÀI Câu 1: (8 điểm) NGỌC TRAI VÀ NGHỊCH CẢNH Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp.( ) (Theo Bùi Xuân Lộc - Lớn lên trong trái tim của mẹ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2005). Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện trên. Câu 2: (12 điểm) Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học. HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 1
  2. SỞ GD&DT LÂM ĐỒNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Trường THCS – THPT Tà Nung Năm học 2014 - 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Hướng dẫn chấm này có 4 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này. - Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng hợp lí. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1 (8 điểm) I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: - Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí: kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt những kiến thức sách vở, đời sống, những trải nghiệm của bản thân để bảo vệ cho lập luận của mình. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II.Yêu cầu về kiến thức: Cần hiểu đúng ý nghĩa của câu chuyện, từ câu chuyện liên hệ được những vấn đề trong đời sống thực tại xung quanh. Học sinh có quyền đưa ra những ý kiến riêng. Điều quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng được dẫn trên đề và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội cũng như có sự hợp lí về lập luận. Bài làm cần thiết đảm bảo định hướng chính sau: 1. Giới thiệu vấn đề: 1.0 - Thông qua hình ảnh hạt cát và những khó chụi, liên tưởng đến những khó khăn thử thách mà con người gặp phải trong đời sống. 2. Tóm tăt ngắn gọn câu truyện: 1.5 - Học sinh tóm tắt được câu truyện. 3. Suy nghĩ: 5.0 - Khó khăn và những điều bất thường có thể đến với con người bất cứ lúc nào. Con người phải biết cách khắc phục, ứng phó, vượt qua; nếu không sẽ bất lực, đầu hàng, gục ngã. Giống 1.5 như con trai đã tiết ra chất dẻo để tự khắc phục đau đớn cho mình. 2
  3. - Điều quan trọng là trong cuộc sống con người khó có thể gặp mọi sự đều thuận buồm xuôi gió, bình yên, tốt lành. Nếu thế thì chưa hẳn đã có cơ hội khám phá, thể hiện, phát huy hết chính 1.5 mình. - Chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó thì cuộc sống con người mới thực sự có ý nghĩã. 2.0 - Liên hệ với bản thân * Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm. Kuyến khích những bài làm sáng tạo có những dẫn chứng thuyết phục, sinh động. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát; ý sâu sắc, sáng tạo; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Điểm 5 – 6: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, văn trôi chảy, mạch lạc, dẫn chứng có chọn lọc, còn vài sai sót nhỏ. - Điểm 3 – 4: Hiểu đúng vấn đề đặt ra nhưng ý chưa sâu sắc, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1 – 2: Hiểu vấn đề còn mơ hồ, ý sơ sài, văn chưa được mạch lạc. - Điểm 0: Hiểu sai lạc đề hoặc để giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: Học sinh có thể giải thích xong nhận định, sau đó phân tích bài thơ, so sánh đối chiếu, để làm rõ yêu cầu đề bài; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một lúc. Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề bài, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý chính sau : 1.Mở bài: 2.0 - Giới thiệu sức sống mãnh liệt của con người Vn qua văn học. - Có những nhận định, bình giá phù hợp, sát vấn đề. 2. Thân bài: - Giải thích : sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam là ý chí, nghị lực vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách của thời cuộc, là tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu làng , yêu xã, 3.0 yêu quê hương đất nước - Tất cả những điều đó được thể hiện, ghi dấu ấn rõ ràng qua từng trang văn, bài thơ với những đặc điểm về nội dung và hình thức đặc biệt 3
  4. - Biểu hiện của sức sống mãnh liệt của con người Vn trong văn chương: + Trong VHDG: Tình làng, nghĩa xóm, là những bài học về đạo đức nhân sinh, là ngọn nguồn ca dao ngọt ngào tình cảm. (dẫn chứng) + Đến VHTD: Là thời kì chống giặc ngoại xâm tàn khốc nên VHVN thể hiện ý chí chiến đấu vì quốc gia, xã tắc vì Tổ Quốc linh thiêng, thời kì này chủ nghĩa yêu nước đã tạo nên mạch nguồn 5.0 vĩ đại cho VH dân tộc. (dẫn chứng) + Văn học hiện đại là sự hội tụ đỉnh cao của khuynh hướng sử thi, chủ nghĩa yêu nước (dẫn chứng) - Nghệ thuât đặc sắc:thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu, . 3.Kết bài: - Cha ông ta đã xây dựng nên một sức sống mãnh liệt qua từng thời kì. Chúng được bắt nguồn từ tinh thần tương thân tương ái, từ ý thức độc lập tự chủ từ cường của dân tộc. 2.0 - Qua hàng ngàn năm lịch sử sức sống ấy vẫn tràn trề mãnh liệt qua những trang văn. - Chúng ta tự hào về điều đó . Lưu ý: Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo hai khía cạnh: nội dung và nghệ thuật. Tuy vậy, cần đảm bảo các ý trê. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 11 - 12:Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, khuyến khích bài làm có hiểu biết, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 9 - 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 - 8: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu đề tuy chưa đáp ứng hết yêu cầu nhưng vẫn làm rõ trọng tâm, còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3- 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, còn lúng túng khi giải quyết vấn đề, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt còn lủng củng. - Điểm 1 – 2: Bài làm chỉ nêu được một vài kiến thức về tác phẩm song lan man, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0 : Hiểu sai lạc đề, diễn đạt kém hoặc để giấy trắng. 4