Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Lầm Hà

doc 5 trang thungat 2250
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Lầm Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_12_truong_thpt_lam.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Lầm Hà

  1. SỞ GD - ĐT LÂM ĐỒNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT LÂM HÀ MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao ĐỀ CHÍNH THỨC đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1: (8 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: NIỀM TỰ HÀO CỦA SỐ 0 Nhờ rất nhiều số 0 đi theo mà số 1 trở thành khổng lồ. Thành khổng lồ, những số 0 vinh dự và tự hào lắm, đi đâu cũng kể lể, vỗ ngực rằng: “Ta là khổng lồ”. (Theo Ngụ ngôn chọn lọc, NXB Thanh niên, 2003) Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện trên. Câu 2: (12 điểm) Trong Tùy viên thi thoại, Viên Mai từng viết: “Thơ văn quý ở chỗ cong” (Theo Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một, trang 208). Bằng việc phân tích một tác phẩm tự chọn trong chương trình đã học, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. .Hết . Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. HỌ VÀ TÊN THÍ SINH: Số báo danh: Giám thị 1: Ký tên: Giám thị 2: Ký tên:
  2. SỞ GD - ĐT LÂM ĐỒNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT LÂM HÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) I. Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng Đáp ứng yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội: Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, chữ viết rõ, không mắc lỗi chính tả, diễn dạt, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: 2.1. Phân tích truyện và rút ra ý nghĩa - Số 0 nếu đứng riêng một mình thì chẳng có ý nghĩa gì, cũng có thể nói là vô nghĩa. Nghĩa bóng chỉ con người và sự vật không có giá trị. - Số 0 chỉ có ý nghĩa khi đứng sau số 1, như những cá nhân đứng trong một tập thể có người đứng đầu (lãnh đạo) tài năng (số 1). - Con số 0 trong câu chuyện không hiểu điều này nên lại tự coi mình là con số khổng lồ, và đi đâu cũng “vinh dự, tự hào”, “vỗ ngực” khoe mình là khổng lồ. - Từ sự diễn giải trên thí sinh cần rút ra ý nghĩa của câu chuyện: Có thể nói câu chuyện nhỏ nhưng đã nêu lên một vấn đề lớn: Trong cuộc sống, mỗi người cần biết nhận thức đúng về giá trị của bản thân mình. Nếu không nhận thức đúng giá trị của mình, con người rất dễ trở nên ảo tưởng và ngông nghênh, tự hào và kiêu ngạo một cách lố bịch. 2.2. Suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện Câu chuyện gợi ra cho ta nhiều suy nghĩ về lẽ sống và sự ứng xử ở đời: - Lỗi của con số 0 không phải vì nó là số 0 mà vì ý thức và thái độ của chính nó. Số 0 đã phạm sai lầm vì nó không tự nhận thức được giá trị của bản thân mình. Cũng như vậy, trong cuộc sống mỗi con người có một hoàn cảnh khác nhau, có những giá trị khác nhau, dù ở vị trí nào, dù năng lực, tài năng đến đâu, cũng không có lỗi nếu ý thức được những gì mình có. Con người chỉ mắc sai lầm khi không hiểu đúng, không nhận thức đúng được giá trị của bản thân mình. Càng sai lầm hơn khi huênh hoang, kiêu ngạo, tự hào về những gì mình không có - Ngược lại, nếu ý thức được đúng về mình thì ngay cả số 0 cũng trở nên rất có ý nghĩa. Nó góp phần tạo nên sự vĩ đại. Cũng như vậy, những con người bình thường nếu ý thức được về
  3. mình sẽ có cách sống, cách ứng xử giản dị, khiêm nhường và cũng sẽ góp phần tạo nên sự vĩ đại khi đứng trong một tập thể, như những giọt nước tạo nên biển cả mênh mông. - Thí sinh dẫn ra một số ví dụ minh họa cho ý tưởng “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”; nhiều con người bình thường trong một tập thể sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Dẫn ra một số câu chuyện dân gian hoặc tác phẩm văn học gần gũi với chuyện của số 0 như “Sáo mượn lông công”, “Khỉ dựa oai hùm” - Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân mình về sự tự nhận thức và cách ứng xử trong cuộc sống. 3. Biểu điểm - Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn viết lưu loát, có hình ảnh, mắc rất ít lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 5 – 6: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu nêu trên, bố cục rõ ràng, văn viết lưu loát, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 3 – 4: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu nêu trên nhưng còn lúng túng trong diễn đạt, dẫn chứng nghèo, luận điểm không rõ ràng, liên hệ sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1 – 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu đề, viết sơ sài, không hiểu đề, phương pháp làm bài yếu. - Điểm 0: Không làm bài. II. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh nắm vững yêu cầu của đề và kỹ năng làm văn nghị luận văn học, biết cách làm bài nghị luận văn học: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận với những lập luận sắc sảo, thuyết phục. - Thí sinh biết cách trình bày một bài văn nghị luận văn học (có liên quan kiến thức lý luận văn học) với bố cục rõ ràng, kết cấu mạch lạc; diễn đạt trong sáng; hành văn lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi làm văn. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu sau: 2.1. Giải thích nhận định của Viên Mai - “Cong” chính là lối nói gián tiếp, kín đáo để chuyển tải nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm. - Sở dĩ thơ văn thường “cong” là vì ngôn ngữ văn chương vốn hàm súc, gợi nhiều hơn tả. Nhà văn, nhà thơ không trực tiếp diễn tả điều mình muốn nói mà thể hiện thông qua những hình
  4. tượng văn học. Vì thế, tìm hiểu ngôn ngữ văn chương nếu chỉ dừng lại ở nghĩa bề mặt thì chưa hiểu được những kí thác của tác giả. - Đối với thơ, “cong” là quý vì nếu thơ thẳng quá, đọc xong hiểu ngay, hiểu hết thì khó để lại dư vị cho người đọc. Cái gọi là “ý tại ngôn ngoại” trong thơ cơ bản là vậy. 2.2. Phân tích một tác phẩm tự chọn trong chương trình đã học để làm sáng tỏ nhận định của Viên Mai - Thí sinh tự chọn một tác phẩm trong chương trình đã học, phân tích để làm sáng tỏ những nội dung đã giải thích trong phần trên. - Trong quá trình phân tích tác phẩm, cần chú ý đến các hình thức nghệ thuật để làm nổi bật “chỗ cong” theo nhận định của Viên Mai. 2.3. Đánh giá chung - “Cong” là đặc trưng của ngôn ngữ văn chương. Phải giải mã được những “chỗ cong”, ta mới hiểu được nội dung tác phẩm và những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Đây là một thách thức với người đọc, cũng là điểm làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Cái “cong” của ngôn ngữ văn chương phải đến từ cái tình chân thật của tác giả chứ không phải từ sự đẽo gọt cầu kì khiến tác phẩm trở nên xa lạ, khó hiểu với người đọc. 3. Biểu điểm - Điểm 11 – 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, cảm thụ sâu sắc, có ý tưởng độc đáo, sáng tạo. - Điểm 9 – 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 – 8: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5 – 6: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, giải quyết vấn đề chưa trọn vẹn nhưng vẫn làm rõ trọng tâm, còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3 – 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, còn lúng túng khi giải quyết vấn đề, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt còn lủng củng. - Điểm 1 – 2: Bài làm chỉ nêu được một vài kiến thức về tác phẩm song lan man, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hiểu sai lạc đề, viết không rõ nội dung hoặc để giấy trắng. III. Lưu ý - Hướng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý, khi chấm giám khảo cần có sự thống nhất chung về biểu điểm cụ thể.
  5. - Riêng câu 2, nếu bài làm của thí sinh rơi vào phân tích tốt một tác phẩm tự chọn nhưng không hiểu, không giải thích và làm sáng tỏ nhận định của Viên Mai thì không thể cho quá một phần tư tổng số điểm. - Trân trọng những bài làm sáng tạo, có tính chất phát hiện vấn đề của thí sinh và những bài làm có cảm xúc văn chương thật sự. - Điểm tổng cộng toàn bài làm tròn đến 0,25. HẾT