Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 9 - Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên (Có đáp án)

doc 2 trang thungat 1740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 9 - Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_de_9_phong_gddt.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 9 - Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: VĂN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4.0 điểm ) Mưa xuân . Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang , Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng. (Vũ Tú Nam ) Xác định và phân tích giá trị của các từ láy có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân . Câu 2 : (6 điểm): Đọc bài ca dao sau dao sau đây: Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Hãy tưởng tượng và viết thành một câu truyện ngắn?
  2. UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 6 Câu 1: ( 4,0 điểm ) - Xác định được các từ láy có trong đoạn văn : ( 1,0 điểm ) Bâng khuâng , phập phồng , bổi hổi , xốn xang , nhớ nhung , lấm tấm . - Phân tích được những giá trị biểu cảm của những từ láy có trong đoạn văn : ( 3, 0 điểm ) + Mưa được cảm nhận như là một sự bâng khuâng gieo hạt . + Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng chờ đợi , có gì đó bổi hổi xôn xang . + Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung . * Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế : nhẹ , mỏng hết sức đáng yêu . Câu 2: (6 điểm) A. Yêu cầu chung: 1. Về nội dung: Bằng sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú, người viết dựa vào nội dung bài ca dao để viết được một câu chuyện ngắn gọn, đầy đủ về nội dung, ý nghĩa. 2. Về hình thức: Bài văn phải có bố cục rõ ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Lời kể phải hấp dẫn, diễn đạt lưu lóat, chữ viết sạch đẹp không sai lỗi chính tả. B. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo các nội dung theo dàn ý sau: 1. Mở bài: ( 1 điểm ) - Giới thiệu được nhân vật và tình huống: + Tiếng van xin văng vẳng làm cho em chú ý ( 0, 5 điểm ) + Lần theo hướng có tiếng nói, em gặp một con cò ướt sũng nước nằm trước lều của người coi ao cá đầu làng ( 0, 5 điểm ) 2. Thân bài ( 4 điểm ) - Kể diễn biến câu chuyện: + Đàn cò con đói quá, cò mẹ buộc phải kiếm ăn ban đêm ( 1 điểm ) + Vì không quen nhìn bóng tối, cò đậu vào một cành mềm nên bị ngã xuống ao ( 1 điểm ) + Người coi ao cá vớt cò lên, doạ trừng trị cò vì tội ăn trộm ( 1 điểm ) + Cò thanh minh van xin, cầu mong được chết trong sạch ( 1 điểm ) 3. Kết bài: ( 1 điểm ) - Kể kết thúc câu chuyện: Thì ra đây là một giấc mơ. Hôm trước em vừa được học bài ca dao:’’ Con cò mà đi ăn đêm”. Em suy nghĩ mãi về thân phận và lời cầu xin của cò mẹ. Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản. Khi chấm giáo viên cần vận dụng linh hoạt và cho điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết tốt, có cảm xúc, biết kể sáng tạo, hấp dẫn, chữ viết sạch đẹp.