Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Tam Dương

doc 4 trang thungat 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Tam Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016.doc

Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Tam Dương

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 6 NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi gồm 01 trang Câu 1. (1,0 điểm) Gạch chân dưới chủ ngữ và vị ngữ của các câu sau rồi phân chúng thành 2 nhóm: nhóm câu trần thuật có từ “là” và nhóm câu trần thuật đơn không có từ “là”. a) Ông già và cả dân làng gọi cây ấy là cây Thiên Hương. (Ngữ văn Nghệ An) b) Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết. (Tô Hoài) c) “Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ hay của Minh Huệ. Câu 2. (3,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) nói lên suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” - Tạ Duy Anh. Câu 3. (6,0 điểm) Sau một thời gian dài đi phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ của Dế Choắt. Trong vai Dế Mèn, em hãy kể lại câu chuyện đó. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ tên thí sinh: Số báo danh: Phòng thi:
  2. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIAO LƯU HSG LỚP 6 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2016 -2017 MÔN: NGỮ VĂN 6 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. - Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,25. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1: (1.0 điểm): + Gạch đúng CN và VN của các câu đã cho: a. Ông già và cả dân làng gọi cây ấy là cây Thiên Hương. => 0.25 điểm CN VN b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết. => 0.25 điểm CN VN c. “Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ hay của Minh Huệ. => 0.25 điểm CN VN + Phân nhóm đúng theo yêu cầu: => 0.25 điểm - Nhóm câu trần thuật có từ “là”: Câu c - Nhóm câu trần thuật đơn không có từ “là”: Câu a và câu b Câu 2: (3.0 điểm): a. Đáp án: Thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau: * Về kiến thức: - Viết đúng chủ đề đoạn văn theo yêu cầu: suy nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” - Tạ Duy Anh.
  3. - Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và có những suy nghĩ khác nhau nhưng cần chỉ ra được: + Vẻ đẹp ở nhân vật Kiều Phương (có tài năng hội họa, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, độ lượng ) + Vẻ đẹp ấy đã tác động mạnh mẽ đến người anh + Bộc lộ được tình cảm đối với nhân vật (trân trọng, cảm phục ) * Về kỹ năng: - Viết được đoạn văn trọn vẹn về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức (6-8 câu). - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả b. Biểu điểm: - Đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3,0 điểm. - Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn hạn chế về kỹ năng. => 2.5 điểm. - Đoạn văn còn sơ sài: => 1.0 điểm (Giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định cụ thể). Lưu ý: - Trân trọng và khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc, có tố chất. - Nếu thí sinh viết chung chung về truyện ngắn Bức tranh em gái tôi nhưng trong đó vẫn đề cập đến suy nghĩ của bản thân về nhân vật Kiều Phương thì cho không quá 1/ 2 số điểm của câu. Câu 3: (6 điểm): a)Yêu cầu về kĩ năng -Trên cơ sở những kiến thức đã học về văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” và kiến thức, kĩ năng đã học về văn kể chuyện, học sinh biết viết bài văn kể chuyện sáng tạo có bố cục mạch lạc, tình tiết hợp lí, giàu cảm xúc. - Đóng vai Dế Mèn kể chuyện ( Ngôi kể thứ nhất) b) Yêu cầu về nội dung Cần đáp ứng được những ý cơ bản sau Mở bài (0,5 điểm) Giới thiệu về Dế Mèn sau cái chết của Dế Choắt - Sau khi Dế Choắt qua đời, phần vì những day dứt ân hận, phần vì muốn thay đổi cuộc sống nên tôi quyết định đi phiêu lưu Thân bài (5,0 điểm)
  4. 1. Cuộc chia tay của Dế Mèn (1,0 điểm) - Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm - Ra mộ chia tay với Dế Choắt ( Tâm trạng, lời hứa với Dế Choắt ) 2. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn (1,0 điểm) - Tôi đã đi qua nhiều nơi, gặp gỡ với nhiều loài, gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít chuyện buồn ( Kể lại những chuyện vui, buồn trong chuyến phiêu lưu) - Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra được bài học quý giá về cuộc sống. 3. Tình huống quay trở lại thăm mộ Dế Choắt (1,5 điểm) ( Có thể nêu ra những tình huống khác nhau miễn sao hợp lí với câu chuyện) VD: -Từ câu chuyện nào đó trong chuyến phiêu lưu khiến mình nhớ lại câu chuyện với Dế Choắt và thời gian phiêu lưu cũng đã lâu nên quyết định về thăm mộ Dế Choắt - Hoặc trong chuyến đi đã làm được những điều tốt đẹp, thực hiện được lời hứa với Dế Choắt nên quyết định về thăm mộ Dế Choắt . 4. Cuộc viếng thăm mộ Dế Choắt (1,5 điểm) - Thời gian đến, cảnh vật nơi đây - Cảm xúc, tâm trạng + Xúc động nghẹn ngào + Nỗi ân hận, day dứt lại trào dâng trong lòng như sự việc mới xảy ra hôm nào -Lời nói với Dế Choắt: + Nói về chuyến phiêu lưu của mình.Những suy nghĩ của mình + Cái chết của Dế Choắt không vô ích bởi đã giúp tôi trưởng thành, giúp tôi có được nhiều bài học trong cuộc sống Tôi chịu ơn anh suốt đời. Kết bài (0,5 điểm) -Chia tay với Dế Choắt: Ra về thấy lòng nhẹ nhàng hơn bởi nghĩ rằng Dế Choắt đã thấy được sự trưởng thành của mình -Lời nhắn nhủ với các bạn học sinh. * Giám khảo lưu ý: - Giám khảo cần linh hoạt, phát hiện những bài viết có sự sáng tạo và có chất văn để cho điểm hợp lí.