Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 2450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2017_201.doc
  • docHướng dẫn chấm văn 6.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thi ngày 04 tháng 4 năm 2018 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1 (5,0 điểm). Đọc câu chuyện sau: Bàn tay yêu thương Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật ". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu: "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!". Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ- lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Trích Quà tặng cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 6, tập 1) 1. Giải nghĩa từ “biểu tượng” . Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ. (1,0 điểm) 2. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lớt được miêu tả như thế nào? Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn? (1,5 điểm) 3. Vì sao bức tranh ấy được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”? (1,5 điểm) 4. “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”. Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống? (1,0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm) Những cuộc vận động “Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “Ngày vì người nghèo” , và những chương trình truyền hình: “Trái tim cho em”, “Thắp sáng ước mơ”, “Cặp lá yêu thương” , đã mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống.
  2. Em hãy viết một đoạn văn (dài khoảng 15-20 dòng) nêu cảm nghĩ và hành động của mình về vấn đề trên với câu mở đầu: “Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trong cuộc sống”. Câu 3 (10 điểm) “Suốt đêm mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ khẽ giũ lông cánh cho khô rồi nhẹ nhàng nhích ra ngoài. Tia nắng ấm áp vừa vặn rơi xuống chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh hầu như vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng ngập tràn hạnh phúc. Âu yếm nhìn chim con, chim mẹ nhớ lại ” Từ đoạn văn trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió. Hết Họ và tên thí sinh: Họ, tên chữ ký GT1: Số báo danh: . Họ, tên chữ ký GT2:
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 Thang điểm 20 CÂU ĐIỂM Câu 1: 1 - Giải nghĩa : Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có một ý nghĩa tượng trưng trừu 0,5đ tượng. - Đặt câu đúng yêu cầu: Ví dụ “Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình.” 0,5đ * HS làm đúng, đủ phần nào vẫn có điểm tối đa phần đó. Thiếu hoặc sai không có điểm. 2. – Nhân vật Đắc gờ lớt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. 0,75đ - Các bạn em có thể vẽ những gói quà, li kem, hoặc những món đồ chơi mà các bạn yêu thích, còn bức tranh em vẽ là một bàn tay. Đó là bức tranh rất khác lạ, gây tò mò cho cả lớp. 0,75đ 3. Hs có thể viết thành đoạn hoặc thể hiện riêng từng ý, có thể có nhiều nhiều cảm nhận nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Bức tranh được coi là một biểu tượng của tình yêu thương vì: - Bức tranh vẽ điều mà Đắc gờ lớt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo. 1,5đ - Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc gờ lớt tới cô giáo. - Bức tranh thể hiện tình cảm dìu dắt yêu thương cô giáo dành cho học sinh của mình. 4. - HS tự do thể hiện điều ý nghĩa mà mình cảm nhận được từ câu chuyện. 0,5đ - Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì thị, xa lánh ; cần đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ từ những việc nhỏ nhất 0,5đ Câu 2: * Hình thức: (1,0đ) Viết đúng hình thức đoạn văn (từ 15-20 dòng), 0,5đ Viết đúng câu mở đầu đã cho. Viết sai không cho điểm 0,5đ * Nội dung: ( 4,0đ) Bài viết cần đảm bảo các ý sau: - Nội dung của các chương trình truyền hình và các cuộc vận động nêu trên là nhằm mục đích 1,0đ sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc, tinh thần đoàn kết, nhân ái của dân tộc ta. - Hiểu được tình yêu thương và sự sẻ chia luôn là điều quí giá nhất trong cuộc sống vì:
  4. + Yêu thương chia sẻ mang lại hạnh phúc cho người nhận, giúp họ vượt qua khó khăn, mất mát 1,5đ + Yêu thương, chia sẻ càng nhiều thì cuộc sống càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn. + Biết chia sẻ, đồng cảm với người khác thì bản thân mình cũng thấy hạnh phúc hơn. - Nêu hành động cụ thể : + Bài học nhận thức: Xác định lẽ sống yêu thương sẻ chia là lẽ sống cao đẹp mà con người cần hướng tới. + Phê phán những người sống ích kỉ, vô cảm + Nêu hành động cụ thể của bản thân với các hoạt động của lớp, của trường trong các phong trào nói trên và các phong trào nhân đạo khác. 1,5đ *Lưu ý: Phần nội dung đạt được ý nào thì cho điểm ý đó. Khuyến khích những bài viết lập luận chặt chẽ, rõ ràng. Câu 3: 1.Yêu cầu về hình thức: - Đúng thể loại kể chuyện với ngôi kể thứ ba hoặc ngôi kể thứ nhất. Nhân vật chính là chim mẹ. - Có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, độc thoại, độc thoại nội tâm trong qua trình kể. 2. Yêu cầu về nội dung: a. Mở truyện: - Dùng đúng ngữ liệu đã cho trong đề bài Nếu hs mở truyện khác thì không cho điểm mở bài. 0,5đ b. Thân truyện: 9,0đ - Cảnh mưa to, gió lớn trong đêm: bầu trời đen kịt, mưa như trút nước, gió lớn quật từng cơn, sấm chớp dữ dội 1,5đ - Sự mong manh của tổ chim chót vót trên cành cao; nỗi lo lắng của chim mẹ, sự sợ hãi của chim con (Yêu cầu tập trung kể về cảm giác, tâm trạng của chim mẹ trong hoàn cảnh nguy hiểm) 2,5đ - Những nguy hiểm xảy ra với tổ chim trong đêm mưa gió ; sự chống đỡ , bảo vệ chim con của chim mẹ ( Yêu cầu tập trung kể về hành động, tâm trạng của chim mẹ trong việc bảo vệ
  5. chim con) - Nguy hiểm qua đi, chim con ngủ yên trong lòng mẹ, lông cánh vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt 3,0đ mỏi nhưng thấy hạnh phúc c. Kết truyện: - Nêu cảm nghĩ của về tình mẫu tử thiêng liêng qua câu chuyện trên. 2,0đ *Lưu ý: - Nếu hs kể sai ngôi kể chỉ cho tối đa 4/10 điểm. 0,5đ - Khi kể, hs phải xoáy được vào những suy nghĩ, hành động, cảm nhận của chim mẹ trong việc bảo vệ chim con. - Mức điểm ở phần thân truyện là mức điểm tối đa của từng nội dung. Các nội dung trên cần phải kết hợp hợp lí, tự nhiên, hấp dẫn, đảm bảo đúng yêu cầu của thể loại tự sự và nội dung tư tưởng đề bài đã cho. - Nếu chỉ kể hời hợt, không tập trung vào nhân vật chim mẹ thì chỉ cho tối đa 6/10 điểm. Lưu ý: - Giám khảo linh hoạt cho điểm các phần bài, trân trọng những bài viết sáng tạo, trong sáng. - Với những bài làm sai quá nhiều lối chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng dấu câu; hoặc chữ viết quá cẩu thả trừ từ 0,25 ->0,5 điểm trên toàn bài. - Để điểm lẻ ở mức 0,25.