Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_20.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN: SINH Họ và tên: Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể giao đề) SBD: ( Đề có 01 trang, gồm 05 câu) ĐỀ RA Câu 1.(2.0đ) a. Động mạch có những đặc tính sinh lí gì giúp nó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình ? b. Hãy giải thích nguyên nhân gây nên sự tuần hoàn máu trong tĩnh mạch ? Câu 2.(2.0đ) a. Nêu tác hại đối với cơ thể nếu tuyến giáp hoạt động không bình thường? b. Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở? c. Có khi nào cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao? Câu 3.(2.25đ) a. Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng? b. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật? c.Vì sao nói: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”? Câu 4. (2.0đ) a. So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động? b. Vì sao đang ngồi xổm lâu bất chợt đứng dậy ta lại cảm thấy váng đầu, hoa mắt? Câu 5.(1.75đ) Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/1phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/1phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí. a. Tính lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu? b. Em có nhận xét gì về lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu? c. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là là 150 ml) HẾT Chú ý: Thí sinh nộp lại đề thi cùng với bài thi khi hết giờ làm bài
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2018-2019 Môn: SINH (Gồm 04 trang) Câu Đáp án Điểm a. Động mạch có hai đặc tính sinh lí giúp động mạch thực hiện tốt nhiệm ( 1.0) vụ của nó: - Tính đàn hồi: động mạch đàn hồi, giãn rộng ra khi tim co đẩy máu vào 0.25 động mạch. Động mạch co lại khi tim giãn. + Nhờ tính đàn hồi của động mạch mà máu chảy trong mạch thành dòng, 0.125 liên tục mặc dù tim chỉ bơm máu vào động mạch thành từng đợt. + Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do thành mạch 0.125 có nhiều sợi đàn hồi hơn. - Tính co thắt: là khả năng co lại của mạch máu 0.125 + Khi động mạch co thắt, lòng mạch hẹp lại làm giảm lượng máu đi qua 0.125 + Nhờ đặc tính này mà máu có thể thay đổi tiết diện, điều hòa được lượng 0.125 máu đến các cơ quan. + Động mạch nhỏ có nhiều sợi cơ trơn ở thành mạch nên có tính co thắt 0.125 cao 1 (2.0 đ) b. Nguyên nhân gây nên sự tuần hoàn máu trong tĩnh mạch: (1.0) - Lực co bóp của tâm thất tạo ra khi đẩy máu vào động mạch, lực đẩy này 0.125 giảm dần nhưng vẫn đủ đẩy máu chảy trong tĩnh mạch. - Sức hút của tim: trong pha tâm thất co, tâm nhĩ dãn tạo nên một sức hút 0.25 máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ. - Sức hút của lồng ngực, do cử động hô hấp: khi hít vào lồng ngực dãn ra, 0.25 thể tích lồng ngực tăng, áp suất trong lồng ngực giảm xuống, tâm nhĩ và tĩnh mạch dãn tạo nên một sức hút máu về tim. - Sự co bóp của các cơ ở thành mạch và các cơ quan xung quanh ép vào 0.125 tĩnh mạch dồn máu đi. - Trọng lực: các tĩnh mạch như tĩnh mạch phổi, máu vận chuyển theo 0.125 chiều trọng lực nên rất dễ dàng. - Các van tổ chim: nằm trong lòng tĩnh mạch có tác dụng cho máu chảy 0.125 theo một chiều từ dưới đi lên. a.Tác hại đối với cơ thể nếu tuyến giáp hoạt động không bình thường: 0,25 - Nếu tuyến giáp hoạt động quá mạnh so với bình thường( hiện tượng ưu 0.25 2 năng tuyến giáp): lượng hoócmôn tirôxin tiết ra nhiều hơn bình thường (2.0đ) -> làm tăng cường độ trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi, nhịp tim tăng, 0.25 người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh (bệnh bazơđô).
- - Nếu tuyến giáp hoạt động yếu hơn bình thường: Tuyến yên sẽ tiết hoóc 0.25 môn TSH thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến và tạo nên bệnh bướu cổ. Tuyến giáp hoạt động yếu, lượng hoócmôn tirôxin được tiết ít, dẫn đến trẻ 0.25 nhỏ chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn bị giảm sút hoạt động thần kinh và kém trí nhớ. b. Xương động vật khi hầm (đun sôi lâu) bị bở vì: - Chất cốt giao bị phân huỷ nước hầm ngọt 0.25 - Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao 0.5 xương bở. c. - Không khi nào cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co duỗi 0.25 tối đa. - Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi cơ này 0.75 mất khả năng tiếp nhận kích thích, do đó mất trương lực co (người bị liệt) a. Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn: (1.0) - Tá tràng là đoạn đầu ruột non, nơi có ống dẫn chung dịch mật và dịch 0.25 tụy cùng đổ vào, trong ruột non có tuyến ruột tiết ra dịch ruột có nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức ăn. - Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m -> Tổng diện tích bề 0.25 mặt rất lớn (400 - 500 m2). Ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc). - Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho 0.25 diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài) - Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới 0.25 từng lông ruột. b. Vai trò của gan: (0.75) - Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn. 3 - Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B ). 0.125 (2.25đ) 12 - Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể. 0.125 - Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu ổn định. 0.125 * Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch 0.125 mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm. 0.25 c. Đây là cơ chế tự điều hoà nhiệt độ cơ thể có liên quan đến quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. (0.5) - Cảm giác khát: xảy ra khi cơ thể bị thiếu nước, tình trạng thiếu nước của cơ thể khi trời nóng là do cơ thể phải tiết mồ hôi để chống nóng. Khi mồ hôi bay hơi sẽ thu nhiệt (nhiệt bốc hơi) làm cho cơ thể hạ nhiệt nên ta cảm 0.25 thấy mát và dễ chịu. Vì vậy trời nóng chóng khát. - Cảm giác đói: xuất hiện khi mức glucôzơ trong máu giảm xuống. Glucôzơ là nguồn sinh năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể và được cung cấp từ thức ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày. Khi trời lạnh,
- trao đổi chất trong cơ thể tăng đảm bảo tăng sinh nhiệt để bù đắp lượng nhiệt đã mất. Kết quả là lượng glucôzơ tiêu dùng lớn nên nồng độ glucôzơ 0.25 trong máu giảm, gây cảm giác đói mau hơn khi trời nóng. Vì vậy trời mát chóng đói. a. So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động : (1.5) * Giống nhau: - Đều gồm các khâu của một cung phản xạ: cơ quan thụ cảm, đường 0.25 hướng tâm, trung ương thần kinh, đường li tâm và cơ quan trả lời. Đường hướng tâm của 2 phản xạ đều gồm 1 nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám. - Đều giúp cơ thể phản ứng lại với kích thích của môi trường. 0.25 * Khác nhau: Đặc điểm Cung phản xạ vận động Cung phản xạ sinh dưỡng *Cấu tạo: - Trung ương - Chất xám ở đại não, tuỷ - Chất xám ở sừng bên 0.25 sống tuỷ sống, đoạn cùng tuỷ sống và trụ não - Hạch thần kinh - Không có - Có hạch thần kinh 0.25 4 sinh dưỡng (2.0đ) - Đường li tâm - 1 nơron chạy thẳng từ - 2 nơron: sợi trước 0.25 trung ương -> cơ quan trả hạch và sợi sau hạch lời chuyển giao thần kinh ở hạch thần kinh. * Chức năng Điều khiển hoạt động của Điều khiển hoạt động 0.25 cơ xương (hoạt động có ý của các nội quan (hoạt thức) động không có ý thức) b. Khi đang ngồi xổm lâu bất chợt đứng dậy ta lại cảm thấy váng đầu, hoa (0.5) mắt vì: - Khi ngồi xổm lâu cơ đùi, cơ bắp chân ép vào nhau làm lượng máu ở chân giảm dần. Trong khi đó đầu hơi cúi về phía trước theo tư thế ngồi 0.25 xổm đặc biệt nhiều máu. - Bỗng nhiên khi đột ngột đứng dậy -> phần lớn lượng máu dồn xuống 2 0.25 chân, lượng máu ở đầu bị giảm đột ngột -> hình thành hiện tượng thiếu máu tạm thời ở não làm cho ta cảm thấy váng đầu, hoa mắt. a. Theo đề bài: (1.75) * Khi người ta hô hấp bình thường: - Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 0.125 5 18 x 420 = 7560 (ml) ( 1.75đ) - Lưu lượng khí ở khoảng chết (khí vô ích) mà người đó hô hấp thường là: 18 x 150 = 2700 (ml) 0.125 - Lượng khí hữu ích ở phế nang trong 1 phút hô hấp thường là:
- 7560 – 2700 = 4860 (ml) 0.25 * Khi người đó hô hấp sâu: - Lưu lượng khí lưu thông là: 12 x 620 = 7440 (ml) 0.125 - Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết: 12 x 150 = 1800 (ml) 0.125 - Lượng khí hữu ích ở phế nang trong 1 phút hô hấp sâu là: 0.25 7440 – 1800 = 5640 (ml) b. Lượng khí hữu ích hô hấp sâu lớn hơn hô hấp bình thường là: 0.25 5640 – 4860 = 780 (ml) c. Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường, vì: - Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra 0.25 nhiều CO2. - Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt 0.25 động mạnh để thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể. Chừng nào lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường.