Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021

docx 4 trang thungat 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021

  1. Lớp 6 Đề số 1 I. Đọc - hiểu văn bản Cho đoạn văn sau: “Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.” (Ngữ Văn 6, tập 1) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại gì? Câu 3. Tìm hai danh từ trong đoạn văn trên. Câu 4. Hãy kể tên hai văn bản cùng thể loại với văn bản trên. II. Tự luận Câu 1. Em hãy chỉ ra các lỗi sai trong các câu sau và sửa lại: a. Hùng là một chân sút rất tài năng nên Hùng được cử đi thi đấu quốc tế. b. Khung cảnh Hồ Tây vào mùa thu rất lãng mạng. Câu 2. Tả lại cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Đề số 2 I. Trắc nghiệm Cho đoạn văn sau: “Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.” (Thánh Gióng, Ngữ Văn 6, tập 1) Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? A. Thánh Gióng B. Thạch Sanh C. Sọ Dừa D. Lang Liêu Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự
  2. D. Miêu tả Câu 3. Cụm từ “một luồng lửa đỏ rực” là cụm gì? A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tình từ D. Cả 3 đáp án đều sai Câu 4. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều II. Tự luận Câu 1. Đặt hai câu có chứa cụm danh từ. Câu 2. Kể về người mẹ của em. Gợi ý đáp án Đề số 1 I. Đọc - hiểu văn bản (2 điểm) Câu 1: Bánh chưng bánh giầy (0.5đ) Câu 2. Truyền thuyết (0.5đ) Câu 3. Hai danh từ: con trai, Văn Lang (0.5đ) Câu 4. Hai văn bản: Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh (0.5đ) II. Tự luận (8 điểm) Câu 1. (2 điểm) a. - Lỗi sai: Lặp từ “Hùng” (0.5đ) - Cách sửa: Hùng là một chân sút tài năng nên (cậu) được cử đi thi đấu quốc tế. (0.5đ) b. - Lỗi sai: từ “lãng mạng” do lẫn lộn giữa các từ gần âm, hiểu sai nghĩa của từ. (0.5đ) - Cách sửa: Khung cảnh Hồ Tây vào mùa thu rất lãng mạn. (0.5đ) Câu 2. (6 điểm) I. Mở bài (0.5đ) - Giới thiệu cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Ví dụ: Quê hương tôi rất đỗi bình dị và thân thương, quê tôi có những cánh đồng thẳng tắp, những con trâu mải mê gặm cỏ, tôi yêu nhất là cảnh hoàng hôn trên quê hương tôi. II. Thân bài 1. Tả bao quát cảnh hoàng hôn trên quê hương em (1đ) - Quê hương em đang vào mùa nào? - Quê hương em có gì đặc biệt?
  3. - Quê hương em có nét độc đáo gì? 2. Tả chi tiết cảnh hoàng hôn trên quê hương em (4đ) * Cảnh mặt trời sắp lặn trên quê hương em: - Mặt trời đỏ lửng còn trên ngọn núi - Mặt trời chiếu sáng trên cánh đồng thẳng tắp - Những chú chim đi kiếm mồi cho buổi tối - Những người nông dân vác cuốc ra về - Những chú trâu vẫn còn mải mê gặm cỏ - Những đứa trẻ chơi thả diều, chạy đuổi, - Những chú gà bắt đầu lên chuồng - Những em học sinh đi học về trên đường làng quê * Tả cảnh mặt trời đã lặn trên quê hương em: - Mặt trời lặn, bầu trời dần tối lại - Mọi người đã về nhà chuẩn bị bữa ăn tối - Những con trâu cũng được về nhà - Cánh đồng không một bóng người - Nhìn xa xa lấp lánh ánh đèn của mọi nhà - Tiếng dế kêu inh ỏi khắp mọi nơi - Lâu lâu có tiếng của những chú chó sủa khi nhà có khách. III. Kết bài (0.5đ) - Nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên quê hương em Ví dụ: Em rất yêu cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Dù sau này lớn lên và di xa em cũng sẽ không bao giờ quên một cảnh đẹp này. Đề số 2 Phần I. Trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 0.5 điểm) 1 2 3 4 A C A C Phần 2. Tự luận Câu 1. (2 điểm) - Những bông cúc họa mi trắng tinh khôi đang khoe sắc trên khắp các con phố ở Hà Nội. - Quê hương tôi là một miền quê thanh bình. Câu 2. I. Mở bài (0.5đ) Ví dụ: Gia đình em bao gồm bốn thành viên, mọi người đều rất yêu thương và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nhưng người mà luôn hy sinh và yêu thương gia đình nhiều nhất
  4. chính là mẹ của em. Mẹ là người chăm sóc em từng li từng tí và luôn đồng hành cùng em trên mọi chặng đường. II. Thân bài 1. Kể bao quát về mẹ của em (0.5đ) - Mẹ em năm nay bốn mươi bốn tuổi. - Mẹ em là một người nội trợ của gia đình. - Mẹ em rất yêu thương và chăm sóc gia đình. 2. Kể chi tiết về mẹ của em a. Kể về ngoại hình của mẹ em (1.5đ) - Mẹ em rất xinh đẹp. - Mẹ em có mái tóc dài đen óng ả. - Khuôn mặt mẹ ốm. - Đôi mắt mẹ long lanh. - Mũi mẹ cao. - Miệng mẹ luôn cười chúm chím. - Mẹ có dáng người thấp nhỏ. - Mẹ hay mặc đồ kín đáo và chừng mực. b. Kể về tính tình của mẹ em (1.5đ) - Mẹ em rất hiền. - Mẹ dịu dàng. - Mẹ luôn thương yêu và giúp đỡ mọi người. - Mẹ được mọi người yêu mến và thương yêu. c. Kể về hoạt động của mẹ em (1.5đ) - Mẹ em làm công việc nội trợ. - Mỗi ngày mẹ đi chợ, mẹ nấu ăn, giặt đồ - Mẹ có nuôi một đàn gà. - Mẹ chăm sóc thửa rau bên nhà. - Mẹ tất bật với mọi công việc. III. Kết bài (0.5đ) Ví dụ: Mẹ em là một người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa dịu dàng, vất vả chăm sóc gia đình, nuôi nấng chúng em. Vì vậy em sẽ luôn nghe lời mẹ, học tập thật giỏi để không bao giờ làm phiền lòng mẹ.