Đề thi giáo viên giỏi cấp THCS môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên giỏi cấp THCS môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giao_vien_gioi_cap_thcs_mon_ngu_van_nam_hoc_2015_2016.doc
Nội dung text: Đề thi giáo viên giỏi cấp THCS môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (10 điểm): Cho đoạn thơ: “Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người - đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!” ( Trích Tiếng ru – Tố Hữu) a) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Lí giải vì sao xác định như vậy? b) Trong 4 dòng thơ đầu, biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp ấy? c) Tác giả đặt tên bài thơ là Tiếng ru. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận về tiếng ru trong đoạn thơ. d) Từ cảm nhận về lẽ sống trong đoạn thơ trên, đồng chí hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) bàn về lẽ sống của con người trong xã hội hiện nay. Câu 2 (10 điểm): “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp.” Đồng chí hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập 1) Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh Số báo danh
- UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI GVDG CẤP THCS PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 – 2016 ——————— MÔN NGỮ VĂN ———————— Câu Nội dung Điểm 1 a) Xác định đúng thể thơ và lí giải được vấn đề (1,0 điểm) (10 - Thể thơ: Lục bát 0,5 điểm) - Lí giải: câu 6 tiếng (câu lục), câu 8 tiếng (câu bát) thành một cặp; hài thanh, hiệp vần (chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8; chữ cuối 0,5 của cặp câu trên vần với chữ cuối câu 6 của cặp câu dưới và tính chung cứ hai câu thì đổi vần ), ngắt nhịp theo luật thơ lục bát. Trong đoạn thơ: dòng thứ 2 là thơ lục bát biến thể. b) Xác định đúng biện pháp tu từ chủ yếu và tác dụng (1,0 điểm) - Biện pháp tu từ được sử dụng là phép điệp (điệp cấu trúc/ điệp từ) 0,5 - Tác dụng: Nhịp thơ thiết tha, nhấn mạnh ý thơ cần nhắn nhủ. 0,5 c) Viết đoạn văn khoảng 10 câu (2,0 điểm) 2,0 - Đảm bảo các yêu cầu hình thức của đoạn văn. - Dung lượng khoảng 10 câu. - Nội dung: ý nghĩa tiếng ru cũng là lời nhắn nhủ: cần phải sống giàu yêu thương, gắn bó với đồng chí, đồng bào, anh em để cùng nhau xây đắp cuộc sống tươi đẹp. d) Viết bài văn nghị luận khoảng 300 từ (6,0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng Viết bài văn nghị luận xã hội bố cục và hệ thống ý rõ ràng; biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận; hành văn trôi chảy; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục; không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu chính xác vấn đề nghị luận - Dẫn dắt vấn đề 0,5 - Trích dẫn nguyên văn đoạn thơ trong đề bài 2. Khái quát về doạn thơ - Nội dung của đoạn thơ: Mượn những hình ảnh trong thế giới tự 1,0 nhiên (con ong, con cá, con chim ) để thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa con người với môi trường sống từ đó đúc kết nên bài học: con người phải biết sống để yêu thương tất thảy, tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng. - Từ đoạn thơ, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận: + Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống để yêu thương, dâng 1,0 hiến; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường rộng lớn, giàu tính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và của đất nước. + Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự và có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành động của con người. Đặc
- biệt là thời kinh tế thị trường, khi mà những giá trị tình cảm của con người với con người trong xã hội đang có những thay đổi. 3. Lí gải, phân tích, chứng minh - Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh giá hiệu 1,5 quả tích cực của hành động và lẽ sống yêu thương giữa người với người trong xã hội. (lấy dẫn chứng từ thực tế để chứng minh từng biểu hiện) - Bác bỏ, phê phán, chỉ rõ tác hại của lối sống thờ ơ, dửng dưng, ích kỉ 1,0 của một số người trong xã hội hiện nay. (lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh) 4. Rút ra bài học - Đoạn thơ là lời nhắn gửi, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về 1,0 lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời. - Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng. 2 Hiểu và làm sáng tỏ ý kiến: “Niềm vui của nhà văn chân chính là (10 được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” qua văn bản điểm) “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. (10 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: Viết bài văn nghị luận văn học có lập luận logic chặt chẽ, bố cục mạch lạc, văn phong trong sáng, thuyết phục người đọc, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: 1. - Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề nghị luận (1,0 điểm) 1,0 - Trích dẫn ý kiến 2. Giải thích khái quát vấn đề (2,0 điểm) - Nhà văn chân chính: là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con 2,0 người và cuộc sống; đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người. - Xứ sở của cái đẹp: là thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học bao gồm cả vẻ đẹp nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. + Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong các lĩnh vực của cuộc sống được thể hiện qua các hình ảnh, chi tiết, hình tượng trong tác phẩm. + Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện => Nội dung, hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ tốt lành cho cuộc đời. Để người đọc cảm nhận được xứ sở của cái đẹp đó thì nhà văn chân chính là người dẫn đường cho người đọc khám phá, cảm nhận. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà văn. 3. Chứng minh qua văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long (6,0 điểm) * Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa được thể hiện ở phương diện
- nội dung : - Xứ sở của cái đẹp ở thiên nhiên Sa Pa: 1,0 Đó là bức tranh thiên nhiên núi rừng rộng lớn vùng Tây Bắc của tổ quốc đẹp nên thơ, trầm mặc và đầy sức sống gợi ra cho người đọc bao liên tưởng, khao khát được khám phá và chiêm ngưỡng. (Lấy dẫn chứng trong tác phẩm để làm nổi bật ý) - Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa còn được thể hiện ở vẻ đẹp của con người: 3,0 + Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên là vẻ đẹp của tâm hồn và lí tưởng sống. Những suy nghĩ, việc làm và hành động, tình cảm của anh khiến người ta cảm phục noi theo và thêm tin yêu cuộc sống. (Lấy dẫn chứng, phân tích) + Ngoài ra, sức hấp dẫn của con người Sa Pa còn là những nhân vật vô danh như ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, Tất cả đã tạo nên xứ sở của cái đẹp là sự cống hiến âm thầm và lặng lẽ hết mình cho đất nước. * Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa còn thể hiện ở phương diện nghệ thuật: 2,0 - Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa thấm đẫm chất thơ. - Cốt truyện, tình huống giản đơn, chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật (bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên) nhưng nhà văn đã dựng lên mối quan hệ chung - riêng thật đẹp. - Hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu giá trị tạo hình; lời văn nhẹ nhàng, êm ái, giàu chất thơ nâng tâm hồn người đọc vươn tới những cảm xúc sâu xa, thấm thía. 4. Đánh giá chung (1,0 điểm) - Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi 1,0 nguồn kết tinh từ cuộc sống. - Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua lăng kính chủ quan và quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo, mê say của nhà văn. Đó là cơ sở để tạo nên sức hấp dẫn, những giá trị đẹp đẽ của tác phẩm văn học. - Yêu cái đẹp của văn chương chúng ta càng trân trọng tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư tâm hồn đốt cháy mình vì nghệ thuật để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Cần khuyến khích những bài viết có những suy nghĩ sáng tạo. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. - Hết-