Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

doc 3 trang thungat 3830
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_132_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

  1. SỞ GD VÀ ĐT KON TUM ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC: 2018-2019 TRƯỜNG THPT MÔN: SINH HỌC LỚP: 11 NGUYỄN VĂN CỪ Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: Câu 1: Thoát hơi nước ở lá có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ? (1) Tạo lực hút nước đầu trên. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. (3) Tạo điều kiện cho khí khổng mở để CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Tạo ra O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là : A. (2), (3) và (4). B. (1), (2) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (3) và (4). Câu 2: Một bệnh nhân khi xét nghiệm máu, người ta thấy nồng độ glucôzơ trong máu thấp. Giải thích nào sau đây nhiều khả năng đúng nhất? A. Bệnh nhân đã uống một lượng lớn nước ngọt trên đường đến bệnh viện. B. Do đo sai lượng hoocmôn. C. Bệnh nhân đã không ăn gì vài giờ đồng hồ trước đó. D. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Câu 3: Vận động khép lá ở cây trinh nữ khi bị kích thích có cơ chế giống với vận động nào sau đây? A. Bắt mồi ở cây gọng vó. B. Rễ cây mọc về phía nguồn nước. C. Mở cánh hoa của cây họ cúc. D. Quấn vòng của tua cuốn. Câu 4: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. Câu 5: Trong hệ mạch kín, máu trao đổi chất với các tế bào của các cơ quan ở A. thành tĩnh mạch. B. thành mao mạch. C. thành phế nang. D. thành động mạch. Câu 6: Cân bằng nội môi là: A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào. B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô. C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan. Câu 7: Cho các đặc điểm sau về hô hấp của động vật (1) Cơ quan hô hấp các đặc điểm: bề mặt mỏng, rộng, ẩm ướt, có nhiều mao mạch máu, máu có sắc tố hô hấp là hemoxianin và có sự lưu thông khí (2) Động tác đóng mở nắp mang nhịp nhàng giúp cho dòng nước chỉ đi qua các lá mang theo một chiều (3) Dòng nước và dòng máu qua các lá mang chảy song song và ngược chiều nhau (4) Có sự hỗ trợ của hệ thống túi khí trước và sau Có bao nhiêu đặc điểm đúng khi nói về hô hấp của cá xương? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 8: Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ chủ yếu ở đâu? A. Dạ lá sách . B. Dạ tổ ong. C. Dạ cỏ . D. Dạ múi khế. Câu 9: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước. B. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối. Câu 10: Thực vật C4 có năng suất sinh học cao hơn thực vật C3 vì A. tận dụng được nồng độ CO2. B. tận dụng được ánh sáng cao. C. nhu cầu nước thấp D. không có hô hấp sáng. Câu 11: Cho các nhận định sau: (1) Các loài tôm, mực ống, ốc sên có hệ tuần hoàn hở (2) Hệ tuần hoàn hở giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối. (3) Ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) máu có sự pha trộn do trong hệ mạch của chúng không có mao mạch (4) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh thường gặp ở chim, thú. Có bao nhiêu nhận định là đúng khi nói về tuần hoàn của động vật? A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 12: Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2? A. Dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch NaCl. C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H2SO4. Câu 13: Pha tối quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở điểm A. đều có chu trình Canvin. B. chỉ diễn ra ở tế bào mô giậu của lá. C. có chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP( ribulôzơ - 1,5- điphôtphat) D. sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG ( axit phôtphoglixêric). Câu 14: Trong các phát biểu sau: (1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn. (2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. (3) Manh tràng rất phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn. (4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, nghiền thức ăn phát triển (5) Ở động vật nhai lại, thành xenlulozơ của thực vật được tiêu hóa hóa học nhờ enzim tiết ra từ ống tiêu hóa. (6) Một số loài thú ăn thịt có dạ dày đơn. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật? A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 15: Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong sản phẩm quang hợp của cây xanh là A. xantophyl. B. diệp lục a. C. diệp lục b . D. caroten. Câu 16: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì? A. Làm tăng nhu động ruột. B. Làm tăng bề mặt hấp thụ. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học. D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học. Câu 17: Trong các phát biểu sau: (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học. (3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. (4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển. (5) Hấp thụ O2 và thải CO2 điều hòa không khí. Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của quang hợp ? A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 18: Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt A. cực đại. B. bằng mức hô hấp. C. cực tiểu. D. mức trung bình. Câu 19: .Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai ? A. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi. B. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim. C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. D. Loài có khối lượng cơ thể lớn có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ. Câu 20: Yếu tố nào dưới đây không phải là tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của lá ? A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Độ pH của đất. D. Nước. Câu 21: Cây hấp thụ nitơ ở dạng A. N2+, NO-3 . B. NH4-, NO+3 C. N2+, NH3+ D. NH4+, NO3- Câu 22: Tim có khả năng co giãn tự động theo chu kì là nhờ A. hệ dẫn truyền tim. B. hệ cơ tim. C. hệ mạch máu. D. hệ bạch huyết. Câu 23: Câu ca dao:“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Đề cập đến quá trình + - A. chuyển hóa NH4 thành NO3 B. cố định nitơ phân tử. + C. chuyển hoá nitơ hữu cơ thành NH4 D. đồng hoá nitơ trong mô thực vật . Câu 24: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu? A. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất B. Vì không có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch C. Vì tim có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm nhĩ không hoàn toàn D. Vì tim có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn Câu 25: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuộc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó? (1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4. (2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây A phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B. (4) Cây B là thực vật C4 chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm. Phương án trả lời đúng là: A. (2), (3) và (4) . B. (1), (2) và (3). C. (1) , (3) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 26: Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí là hình thức hô hấp của A. châu chấu B. ếch nhái C. giun đất D. chim Câu 27: Trong đất, hoạt động của loại vi khuẩn nào sau đây không có lợi cho cây? A. Vi khuẩn nitrat hóa. B. Vi khuẩn phản nitrat hóa. C. Vi khuẩn cố định đạm. D. Vi khuẩn amon hóa. Câu 28: Cảm ứng ở thực vật gồm các hình thức: A. Vận động định hướng và vận động cảm ứng. B. Ứng động sinh trưởng và ứng động sinh trưởng. C. Hướng sáng và hướng trọng lực. D. Hướng dương và hướng âm Câu 29: Các chất khoáng được hấp thụ ở rễ cây theo cơ chế chủ động diễn ra theo phương thức A. vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng. B. vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao không cần tiêu tốn năng lượng. C. vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, tiêu tốn năng lượng. D. vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, tiêu tốn năng lượng. Câu 30: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132