Đề thi khảo sát giữ học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hiệp Hòa 4 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát giữ học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hiệp Hòa 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_giu_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2018.docx
Nội dung text: Đề thi khảo sát giữ học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hiệp Hòa 4 (Có đáp án)
- SỞ GD - ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT HIỆP MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 HÒA 4 Năm học 2018-2019 Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI: I.ĐỌC- HIỂU (3điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ xở Làm nên Đất Nước muôn đời (Đất Nước - trích Mặt đường khát vọng, theo Văn học 12, tập một, tr.249, XNB Giáo dục - 2006) 1. Xác định nội dung chính của khổ thơ trên ? 2. ở câu thơ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng? 3. Hãy xác định biện pháp tu từ ở câu thơ còn lại và phân tích ý nghĩa nghệ thuật ? 4. Hãy nêu ít nhất 2 lí do trả lời câu hỏi sau: Đất nước muôn đời được làm nên bởi những yếu tố nào? II: LÀM VĂN (7 điểm). Câu 1: (2.0 điểm) Hãy viết đoạn văn ngắn không quá 200 từ trả lời câu hỏi: Tuổi trẻ hôm nay phải làm gì để góp phần dựng xây Đất Nước? Câu 2(5.0 điểm) Nêu cảm nhận của anh/ chị về khổ thơ sau Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa. ( Trích Việt Bắc- Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 110. NXB GD)
- SỞ GDĐT BẮC GIANG ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT GIWUAX HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA 4 NĂM HỌC 2018- 2019 (Đáp án gồm 02 trang ) Môn: Ngữ văn 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Nội dung chính của khổ thơ : trách nhiệm của cá nhân với Đất 0,50 Nước 2 Biện pháp tu từ : so sánh 0,50 Tác dụng: gợi hình ảnh Đât Nước gần gũi, thiêng liêng, cao quý như máu xương. Cách so sánh còn thể hiện tình yêu, sự gắn bó của nhà thơ với Đất Nước. 3 Điệp từ: Phải biết, điệp cấu trúc ngữ pháp. Tất cả đã góp phần 1 ,0 nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi cá nhân với Đất Nước. Câu thơ hàm ý như một mệnh lệnh nhưng lại khơi dậy được sức mạnh của sự tự nguyện. 4 Đất Nước muôn đời được làm nên bởi 1,00 - Những số phận cá nhân biết hiến sức mình để dựng xây bảo vệ cho tổ quốc. - Những con người đã hóa thân làm nên hình sông thế núi. II. 1 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải 2,00 đảm bảo cấu trúc đoạn văn. Sau đây là một số gợi ý - Vai trò của tuổi trẻ với Đất Nước - Nhận thức và những hành động cụ thể để góp phần xây dựng Đất Nước ngay từ khi còn ngôi trên ghế nhà trường. - Nâng cao nhận thức chính trị để không bị kẻ thì lợi dụng. - Phê phán những kẻ làm hại Đất Nước những kẻ không có lí tưởng sống, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. 2 Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: 5,00 Mình đi có nhớ những ngày Tân Trào Hồng Thái , mái đình, cây đa a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,50 Có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
- thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận được vẻ đẹp về 0,50 nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ Những kỉ niệm về thiên nhiên, cuộc sống và con người Việt Bắc hiện lên qua một loạt những câu hỏi tu từ. c. Triến khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự 3,0 cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm ( Phong cách thơ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ) * Phân tích được vẻ đẹp của đoạn thơ: - Nhớ những ngày kháng chiến cùng nhau vượt qua gian khổ thiếu thốn. - Nhớ những con người Việt Bắc ân tình, thủy chung với cách mạng. Khi chia xa người ở nhớ nhung đến thẫn thờ trống vắng. - Nhớ những kỉ niệm thời tiền khởi nghĩa và kỉ niệm về sự kiện trọng đại của dân tộc Những kỉ niệm chính là thước đo mức độ nghĩa tình, là cội nguồn của tình cảm cách mạng, là nguyên nhân làm nên nỗi nhớ khi chia xa. Nhận xét, đánh giá - Hình thức câu hỏi vừa nhắc lại kỉ niệm, vừa gợi nhớ, vừa như lời nhắn nhủ: đừng quyên Việt Bắc. - Hỏi nhưng là để thể hiện sự trăn trở về những đổi thay của lòng người. - Mình, ta được hoán đổi linh hoạt, từ đó gợi cảm nhận về sự khăng khít của nghĩa tình cách mạng d. Sáng tạo:Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,50 mới mẻ về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,50 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu Tổng ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm 10,0