Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ hti thử tốt nghiệp THPT năm 2015 - Trường THPT Tam Giang (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 5250
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ hti thử tốt nghiệp THPT năm 2015 - Trường THPT Tam Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_12_ky_hti_thu_tot_nghiep_thpt_nam_201.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ hti thử tốt nghiệp THPT năm 2015 - Trường THPT Tam Giang (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT TAM GIANG KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2015 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Gồm 02 trang Câu I: ( 5,0 điểm) Cho ngữ liệu sau: Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng có hắn ở đời. Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. ( Nam Cao- Chí Phèo ) 1. ( 1,0 điểm ) Anh/ chị hãy cho biết, ngữ liệu trên tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào ? Trần thuật ở ngôi thứ mấy ? Chủ đề chính là gì ? 2. ( 1,0 điểm )Tìm những từ và ngữ trong ngữ liệu nhằm hướng vào các ý chính sau đây: - Hình dáng không bình thường. - Hành vi tàn bạo. 3. ( 3,0 điểm )Vốn là một người nông dân hiền lành, lương thiện nay Chí Phèo đã trở thành một kẻ như thế. Anh/ chị hãy viết bài văn trình bày thái độ của mình đối với thế lực thực dân nửa phong kiến ngày ấy đã làm cho Chí khổ, đồng thời hóa thân vào nhân vật để viết tiếp những ước mơ mà Chí khát khao. Câu II: (5.0 điểm) ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA Thanh Thảo những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn
  2. Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la (Khối vuông ru-bích – 1985) Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ trên , từ đó hãy làm rõ nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo qua tác phẩm. Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung cần đạt Điểm Anh/ chị hãy cho biết, ngữ liệu trên tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào ? Trần thuật ở ngôi thứ mấy ? Chủ đề 1 điểm chính là gì ? 1 - Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm. 0,25 - Trần thuật ở ngôi thứ ba. 0,25 - Sự lưu manh hóa về nhân tính lẫn nhân hình của nhân vật Chí Phèo. 0,5 Tìm những từ và ngữ trong ngữ liệu nhằm hướng vào các ý chính sau đây: 1,0 - Hình dáng không bình thường. - Hành vi tàn bạo. - Những từ những ngữ chỉ hình dáng không bình thường của Chí là: 0,5 + Trông đặc như thằng săng đá; trông gớm chết; cái đầu- trọc lốc; cái răng - cạo trắng hớn; cái mặt- đen, cơng cơng; hai mắt- gườm gườm; quần áo- nái đen với cái áo tây vàng; ngực- phanh, đầy những 2 nét chạm trổ rồng phượng - Những từ những ngữ chỉ hành vi tàn bạo của Chí là: 0,5 + Côn quỷ dữ của làng Vũ Đại; tác quái cho biết bao dân làng; phá bao nhiêu cơ nghiệp; đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc; làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người Câu I lương thiện. Vốn là một người nông dân hiền lành, lương thiện nay Chí Phèo đã trở thành một kẻ lưu manh như thế. Anh/ chị hãy viết bài văn trình bày thái độ của mình đối với thế lực thực dân phong kiến 3,0 ngày ấy đã làm cho Chí khổ, đồng thời hóa thân vào nhân vật để viết tiếp những ước mơ mà Chí khát khao. * Yêu cầu kĩ năng: Biết cách trình bày một bài văn Nghị luận xã hội 0,5 từ việc hiểu biết về một cuộc đời nhân vật trong tác phẩm văn học. Bố cục đầy đủ ba phần: Mở- Thân- Kết; diễn đạt trong sáng, lành mạnh, 3 văn phong lưu loát, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; bài sạch, chữ rõ * Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn làm nổi bật những nội dung chính được gợi ý sau: - Thái độ: Lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến bóc lột tàn tệ người dân lao động, đẩy họ vào con đường bần cùng, lưu manh 0,75 hóa. - Hóa thân để nói về những ước mơ, khao khát: + Ước mơ về một xã hội không còn người bốc lột người. 0,5
  4. + Con người sống với nhau bằng tình nghĩa, yêu thương, không còn 0,75 những định kiến mặc định để cứu cánh cho những số phận bất hạnh hay những con người lầm đường, lạc lối được hòa nhập vào cộng đồng để sống hạnh phúc hơn + Qua đó, phê phán những con người sống vô tâm, tàn nhẫn, thiếu tình người và còn nặng về định kiến. Lên án, tố cáo những biểu hiện 0,5 đó là đồng nghĩa với việc mang lại hạnh phúc cho con người. Câu II A. Yêu cầu về kĩ năng (5.0 điểm) - Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học: cảm thụ và phân tích một tác phẩm thơ, từ đó hiểu được những nét đổi mới và đặc sắc nghệ thuật của văn bản. - Đáp ứng các yêu cầu về văn phong. - Bố cục mạch lạc, lập luận và dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ. B. Yêu cầu về kiến thức - Học sinh cần có kiến thức cơ bản về nghị luận văn hoc, cụ thể là nghị luận về một tác phẩm thơ. - Bài làm có thể lồng ghép hoặc lần lượt giải quyết hai vấn đề: phân tích được nội dung tác phẩm và từ đó làm nổi bật những nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo qua những nét đặc sắc nghệ thuật. * Bài làm cần đảm bảo được các ý sau: a. Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca: 3.5 điểm * Giới thiệu được vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. 0.5 điểm - Là nhà thơ trẻ tiêu biểu trưởng thành trong thời kì chống Mĩ 0.25 điểm cứu nước. Luôn đi đầu trong nỗ lực cách tân thơ Việt. - Sáng tác năm 1979, in trong tập Khối vuông ru bích – 1985. 0.25 điểm * Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca: 2.0 điểm - Là người nghệ sĩ tài hoa, yêu tự do, lãng du mà đơn độc. 0.5 điểm - Là hiện thân cho vẻ đẹp và bản sắc văn hóa Tây Ban Nha. 0.5 điểm - Là nạn nhân của những thế lực tàn ác với cái chết oan khuất, 0.5 điểm bi phẫn.
  5. - Lor-ca đã ra đi những những cống hiến của anh có sức lan tỏa 0.5 điểm mạnh mẽ, cái Đẹp là bất tử. * Hình tượng tiếng đàn: 1.0 điểm - Tiếng đàn là tâm hồn, là vẻ đẹp của nghệ thuật Lor-ca. 0.5 điểm - Tiếng đàn là thân phận của Lor-ca, cũng là thân phận của 0.5 điểm nghệ thuật nói chung trong thực tại xã hội mà cái xấu và cái ác đang ngự trị. b. Nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo qua tác phẩm: 1.5 điểm - Cách tân về phương diện nội dung: xu hướng đào sâu vào cái 0.5 điểm tôi nội cảm - là cái tôi hoàn toàn chìm trong cảm xúc, không hề có sự chi phối của lí trí. - Cách tân về phương diện nghệ thuật: tìm kiếm những phương 0.5 điểm thức biểu đạt mới: không sử dụng dấu câu, không viết hoa, câu thơ, nhịp điệu thơ tự do, hệ thống thi ảnh mang tính biểu tượng, siêu thực .kết hợp hài hòa hai yếu tố thơ và nhạc. - Với sự kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố trên, Thanh Thảo đã 0.5 điểm xây dựng thành công hai hình tượng có ý nghĩa biểu tượng là Lor-ca và tiếng đàn, đó chính là nỗ lực của Thanh Thảo để tìm ra hướng đi mới mẻ cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. *Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, giám khảo cần lưu ý và linh hoạt khi chấm điểm.