Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn chọc sinh giỏi cấp trường - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Lê Hồng Phong

docx 4 trang thungat 3570
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn chọc sinh giỏi cấp trường - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_lop_12_ky_thi_chon_choc_sinh_gioi_cap_tru.docx

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn chọc sinh giỏi cấp trường - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Lê Hồng Phong

  1. TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Tổ: NGỮ VĂN Môn : NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian: 150( không kể thời gian phát đề) ĐỀ: Câu 1: “ Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu” “Tỏ lòng” (Thuật hoài )- Phạm Ngũ Lão Dịch thơ: “Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” Từ hai câu thơ trên hãy nêu suy nghĩ của anh ( chị )về hai chữ nợ và thẹn trong cuộc sống? Câu 2: Nhà văn nổi tiếng Nga Lêônit Lêônôp đã từng nói : “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” Anh ( Chị) hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên thông qua một số tác phẩm của Nam Cao và Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Hết
  2. TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Tổ: NGỮ VĂN Môn : NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2014-2015 ĐÁP ÁN Câu 1: 1.Giải thích ý nghĩa chữ “nợ” và “thẹn” -Nợ là cái vay mượn của người khác mà chưa trả hay là cái phải báo đáp mà chưa thực hiện được -Thẹn là trạng thái xấu hổ khi làm một điều gì đó không nên hoặc không xứng đáng nợ, thẹn: xuất hiện trong hai câu thơ cuối của bài thơ “Thuật hoài” là phần bày tỏ khát vọng, hoài bão của Phạm Ngũ Lão 2.Bàn luận về chữ “nợ” và “thẹn”: a)Trong cuộc sống đời thường: -Ở đời ai mà không có nợ, nợ trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội. Có thể nợ vật chất hay là nợ tinh thần- tình cảm, ơn nghĩa -Khi đã nợ thì phải trả, như thế mới là con người biết tự trọng, có nhân cách. Mắc nợ mà không trả là hành động của kẻ xảo trá, lừa đảo, vong ơn . -Nói đến thẹn ai chẳng có, bởi mấy ai ở đời mà không có lúc mắc lỗi lầm. Nhưng khi biết hổ thẹn về những điều sai lầm để mà sửa, để mà tránh, thì chứng tỏ con người đó biết tự trọng, có nhân cách. Chỉ có những kẻ trơ tráo, thô lỗ, không tôn trọng nhân cách của mình mới không biết hổ thẹn. b)Trong bài “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão -Cái nợ của Phạm Ngũ Lão không phải là cái nợ đời thường như đã nói ở trên mà là cái nợ công danh của người làm trai, nghĩa là nợ đối với tổ quốc. Đó là cái nợ vĩ đại, mang tầm vóc lớn lao của người anh hung cứu nước -Cái thẹn của Phạm Ngũ Lão cũng vậy, mặc dù ông lập nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông, nhưng so sánh với tài năng biến hóa của Vũ hầu, vẫn thấy mình chưa bằng. Vậy cái thẹn ở đây cũng không phải là cái thẹn bé nhỏ tầm thường mà là caí thẹn với núi sông, lớn lao, vĩ đại 3.Liên hệ bản thân: -Cần phải biết ơn và xác định trách nhiệm với cha mẹ, người thân, quê hương đất nước -Cần phải biết xấu hổ khi làm điều sai trái và phải biết sửa chữa để hoàn thiện bản thân.
  3. Câu 2: 1.Giải thích: Nhà văn nổi tiếng Nga Lêônit Lêônôp nói về bản chất sáng tạo của văn chương và đó là yêu cầu cơ bản đối với người nghệ sĩ -Khám phá về nội dung: thể hiện ở phương diện cảm xúc, tư tưởng, quan niệm của nhà văn -Phát minh về hình thức: thể hiện ở cách sử dụng hình ảnh, cấu tứ, giọng điệu .(nếu là thơ); nghệ thuật trần thuật, cách dựng truyện, xây dựng nhân vật .(nếu là văn xuôi) 2.Phân tích, chứng minh: -Tác phẩm Xuân Diệu: thể hiện quan niệm sống mới mẻ, có phần tích cực. xuất phát từ lòng khát khao giao cảm với đời, nhà thơ nhìn đời qua lăng kính tình yêu. Nhà thơ mở lòng ra để yêu đời, yêu cuộc sống nhưng lại băn khoăn vì thời gian luôn trôi chảy mà cuộc đời con người thì có hạn. Vì thế mới nảy sinh quan niệm sống vội vàng. Trong nhận thức của mình, XD cho rằng con người là trung tâm của vũ trụ, là chuẩn mực của cái đẹp. cái nhìn này bắt nguồn từ ý thức sâu xa giá trị về sự sống cá thể Tất cả các vấn đề trên được thể hiện qua nghệ thuật sang tạo hình ảnh, cách cảm nhận hết sức độc đáo của XD; ngôn ngữ, giọng điệu đặc sắc mới lạ -Tác phẩm Nam Cao: Qua các sáng tác của mình NC thể hiện một lối đi rất riêng: nhà văn chú ý đến đời sống tinh thần của con người (dù là người trí thức hay nông dân) và ông đi sâu vào khai thác tấn bi kịch tinh thần không có lối thoát của con người trong xã hội cũ. (HS cần biết so sánh với các nhà văn khác để thấy sự độc đáo của tác giả) NC có lối kể chuyện rất đặc sắc: lối trần thuật nửa trực tiếp, dựng truyện theo cảm nghĩa của nhân vật (không theo trình tự thời gian như những nhà văn khác), phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế, xây dựng nhân vật điển hình