Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Trướng THPT Phan Đình Phùng

doc 5 trang thungat 6260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Trướng THPT Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_12_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Trướng THPT Phan Đình Phùng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2014 – 2015 Ngày thi: MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút ĐỀ BÀI: Câu 1: (8.0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống mà người cha dạy con qua đoạn trích bài thơ Gửi con của Bùi Nguyễn Trường Kiên? “Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đừng quá buồn. Sẽ đến lúc vui Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi dừng lại Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm nhiều bước nữa Chẳng sao Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao” (Bài đăng trên Báo Nhân dân, số 38, ra ngày 20/9/2009) Câu 2: (12.0 điểm) Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ. Anh/ chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 4 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt; kết cấu bài viết rõ ràng; lập luận chặt chẽ, diễn đạt phải trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc.Thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức nghị luận và kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm bài. - Hướng dẫn chấm chỉ là những nội dung cơ bản, định hướng, giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể. Đặc biệt, chú trọng khả năng sáng tạo của bài viết, miễn là sự sáng tạo đó hợp lí, có sức thuyết phục, không sai lệch tư tưởng. - Tổng điểm toàn bài là tổng điểm của hai bài văn (20.0 điểm). Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thảo luận thống nhất định ra các thang điểm chi tiết. B. YÊU CẦU CỤ THỂ CÂU 1: (8.0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống mà người cha dạy con qua đoạn trích bài thơ Gửi con của Bùi Nguyễn Trường Kiên? “Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đừng quá buồn. Sẽ đến lúc vui Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi dừng lại Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm nhiều bước nữa Chẳng sao Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao” (Bài đăng trên Báo Nhân dân, số 38, ra ngày 20/9/2009) Ý NỘI DUNG ĐIỂM I. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Biết lựa chọn và kết hợp nhiều thao tác lập luận để khái quát được ý nghĩa đoạn thơ, đánh giá luận bàn về ý nghĩa đoạn thơ, về lời gửi gắm trong bài thơ, biết liên hệ thực tế đời sống. - Bài viết phải có kết cấu rõ ràng, trình bày sạch đẹp, cảm xúc chân thực, lập luận chặt chẽ, thuyết phục
  3. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các phần nội dung sau: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0.5 1. Giải thích ý nghĩa đoạn thơ: - Vui – buồn là qui luật của cuộc đời. Vui quá, buồn quá dễ dẫn đến những hành vi không hay. - Thăng tiến bằng mọi giá, thủ đoạn, mất nhân cách đó là điều cực kì không nên. 1 2.0 - “Lùi bước” để hiểu mình, để là con người có nhân cách, có văn hóa, trung thực là điều nên làm và cũng không nên sợ không thăng tiến. - Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của mình còn thua kém nhiều trong bể học mênh mông và vị thế xã hội. 2. Bàn luận Người cha dạy con về lẽ sống, cách sống ở đời từ kinh nghiệm sống - Bình tâm trước những vấn đề được, mất. 2 - Thăng tiến bằng chính tài năng của mình. 3.0 - Luôn giữ gìn đức độ, nhân cách. Phê phán những con người dùng mọi thủ đoạn để tiến thân, tự cao, tự đại, 3. Nghệ thuật (*): người cha gửi con bằng bài thơ với ngôn từ hết sức hàm 3 súc, hình thức độc đáo chứ không không phải bằng bức thư thông thường. 2.0 Liên hệ bản thân và mở rộng. Bài học nhận thức, hành động 0.5 BIỂU ĐIỂM: Điểm 8 - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài thiếu sót nhỏ nhưng lại có được những ý có ý nghĩa sáng tạo. Điểm 6 - Trình bày được khoảng 2/3 ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP: văn viết khá trôi chảy; diễn đạt sáng sủa; còn mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 4: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa đoạn thơ hoặc trình bày được khoảng nửa số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP: văn viết khá trôi chảy. Còn mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 2 - Trình bày được khoảng 1/3 số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP: diễn đạt thiếu mạch lạc ; mắc nhiều lỗi chính tả. Điểm 1 - Nội dung trình bày còn sơ sài, nhưng không sai lệch. - Về HT-PP: diễn đạt không hệ thống; mắc nhiều lỗi chính tả. Lưu ý : Mục 3 (nghệ thuật) được tính riêng cho điểm sáng tạo.
  4. Câu 2: Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ. Anh/ chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên. Ý NỘI DUNG ĐIỂM I. Yêu cầu về kĩ năng: - Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy, trình bày sạch đẹp - Văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các phần nội dung sau: Nêu vấn đề nghị luận 1.0 1. Giải thích - Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu tính nhạc, giàu hình ảnh và gợi cảm. - Hành động sáng tạo thi ca: là quá trình làm thơ của người nghệ sĩ trước tác 1 động của đời sống hiện thực. 2.5 - Sự giải phóng những cảm xúc tràn đầy: mỗi khi có điều gì chất chứa trong lòng đó là lúc thi sĩ tìm đến thơ để giãi bày  Ý kiến trên đã chỉ ra đặc trưng của thơ trữ tình và đề cao vai trò của tình cảm, cảm xúc trong thơ. 2. Bình luận và chứng minh - Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng, ý kiến đó đã xuất phát từ đặc trưng của thể loại thơ trữ tình và từ quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật. Nhiều nhà thơ, nhà phê bình cũng có quan điểm tương đồng. - Thơ là tiếng nói của đời sống tình cảm con người trước cuộc sống. Thơ trữ tình lấy cảm xúc bên trong của đời sống tinh thần nhà thơ để biểu hiện. Khi rung động sâu sắc với cuộc sống, trong những trạng thái vui buồn ở mức thăng hoa, con người có nhu cầu bộc lộ tình cảm. Khi đó, người ta cần đến thơ (dẫn chứng) - Thơ ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại. Người ta làm thơ như một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Con người dùng thơ để bộc lộ tình cảm, tâm 2 tư, nỗi niềm. Thơ là tiếng nói tha thiết của tâm hồn, có thể là những cảm xúc, 5.0 suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, về thăng trầm xã hội, những cảm xúc về đất nước, nhân dân, nhân loại. Có khi chỉ là những tâm tư cá nhân trong cuộc sống đời thường (dẫn chứng) - Tình cảm trong thơ phải là tình cảm chân thật của nhà thơ, là những tình cảm, cảm xúc mà nhà thơ từng trải qua, từng sống trong những cung bậc ấy, như vậy thơ mới sâu sắc. Thiếu tình cảm của con người thơ sẽ thiếu sức sống, trở thành những vần thơ vô hồn. - Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải có sức lay động lòng người. Thơ là kết quả của sự nhập tâm với đời sống. Nhà thơ cần có tấm lòng với cuộc đời, mở lòng với cuộc sống để đón nhận những tình cảm, rung động từ hiện thực cuộc đời. Nhà thơ phải sống đẹp, có trái tim mãnh liệt, sấu sắc. Tình cảm là
  5. yếu tố ngọn nguồn của cái đẹp trong thơ. - Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang tính thẩm mỹ thể hiện trên các phương diện: thể loại, ngôn ngữ thơ, hình ảnh, tính nhạc, chất họa đem lại cho thơ vẻ đẹp hoàn mỹ (dẫn chứng) 3. Mở rộng, nâng cao - Thơ gắn kết những tâm hồn đồng điệu - Thơ không chỉ cần cảm xúc mà còn cần lí trí. Nếu thơ chỉ thiên về cảm xúc, bài thơ sẽ thiết chất trí tuệ, thiếu sự suy tưởng triết lí mang tính khái quát về 3 cuộc sống. 2.5 - Để thơ có sức sống lâu bền cần sự tri âm, đồng cảm nơi người đọc thơ với tác phẩm, với nhà thơ - Bài học cho người nghệ sĩ: phải biết đề cao yếu tố tình cảm, cảm xúc trong việc sáng tác thơ. Khái quát vấn đề 1.0 C. BIỂU ĐIỂM Điểm 12 - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài thiếu sót nhỏ nhưng lại có được những ý có ý nghĩa sáng tạo. - Bài viết hay, có cảm xúc. Điểm 10 - Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Có thể chưa thật đủ ý nhưng bài viết đã làm nổi bật được vấn đề theo yêu cầu. - Bài viết hay, có cảm xúc. Điểm 8 - Về nội dung: bài viết thể hiện hiểu nội dung luận đề, có được khoảng 2/3 số ý đã nêu ở phần trên. - Về hình thức và phương pháp (HT-PP): văn viết trôi chảy; diễn đạt sáng sủa; còn mắc vài lỗi chính tả. Bài viết có cảm xúc. Điểm 6 - Về nội dung: bài viết cơ bản hiểu nội dung luận đề, có được khoảng hơn nửa số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP: văn viết khá trôi chảy. Còn mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 4 - Về nội dung: bài viết cơ bản hiểu nội dung luận đề, có được khoảng 1/3 số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP: biết phân tích nhưng ở một số chỗ còn diễn xuôi. Văn viết chưa hay nhưng đúng ý, không mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 2 : - Về nội dung : xác định đúng yêu cầu đề, song các ý trình bày còn sơ sài. - Về HT- PP: có ý thức trong việc trình bày bố cục bài viết nhưng chưa được rõ