Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thống Nhất

docx 5 trang thungat 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ky_i_nam_hoc_2018_2019_truong_t.docx

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thống Nhất

  1. HƯỚNG DẪN ÔN THI HỌC KÌ I Thầy: TRẦN ĐĂNG TÁ Môn : NGỮ VĂN 9 - Tặng HS lớp 9 THCS Thống Nhất Năm học: 2018 - 2019 ĐỒNG NAI PHẦN I: KIẾN THỨC ÔN TẬP A. PHẦN VĂN Yêu cầu: 1- Văn bản nhật dụng và chương trình đia phương Đồng Nai ( phần văn) - Nắm vững chủ đề,hệ thống luận điểm, luận cứ, những đặc sắc về nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của văn bản. - Nhận thức vấn đề được cập nhật trong văn bản và liên hệ bản thân. 2- Văn bản văn học - Nắm vững tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, xuất xứ đoạn trích. - Đặc điểm nhân vật chính, giá trị nội dung , ý nghiã và nghệ thuật, chủ đề của văn bản. - Giải thích nhan đề tác phẩm. - Nhận biết được phương thức biểu đạt chủ yếu, ngôi kể. - Học thuộc văn bản thơ, tóm tắt được các tác phẩm tự sự, tình huống truyện, mạch cảm xúc của bài thơ - Viết đoạn phân tích, cảm thụ đoạn thơ, khổ thơ theo ba kiểu đoạn văn cơ bản ( tổng -phân-hợp, qui nạp, diễn dịch). I- Cụm văn bản nhật dụng và chương trình địa phương Đồng Nai ( phần văn) 1- Phong cách Hồ Chí Minh. 2- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. 3 Tuyên bố của thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em. 4- Bảo vệ mái trường I. Thơ và truyện trung đại: 1- Chuyện người con gái Nam Xương. 2- Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh 3- Hoàng Lê nhất thống chí – hồi thứ 14. 4- Truyện Kiều (3 đoạn trích): “Chị em Thúy Kiều”, “Cảnh ngày xuân”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 5- Truyện Lục Vân Tiên (Đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga). II. Thơ và truyện hiện đại: 1- Đồng chí 5- Ánh trăng 2- Bài thơ về tiểu đội xe không kính 6- Làng 3- Đoàn thuyền đánh cá 7- Lặng lẽ Sa Pa 4- Bếp lửa và Khúc hát ru những em bé lớn trên 8- Chiếc lược ngà lưng mẹ (Xem lại câu hỏi đọc hiểu văn bản trong SGK và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm,nội dung đọc hiểu của mỗi bài học) B-PHẦN TIẾNG VIỆT. Yêu cầu: I.Lí thuyết: Học thuộc các ghi nhớ trong phần bài học về: 1. Các phương châm hội thoại. 4. Sự phát triển của từ vựng. 2. Xưng hô trong hội thoại 5.Thuật ngữ. 3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 6. Trau dồi vốn từ. 7.Ôn lại và thuộc các kiến thức trong bài tổng kết 8- Ôn tập tiếng việt học kì 1 về từ vựng ( chú ý về từ các biện pháp tu từ ) II.Bài tập: Làm các bài tập theo các dạng sau: - Bài tập nhận diện. - Bài tập phân tích (vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức đã học trong từng văn cảnh cụ thể) - Bài tập vận dụng (viết đoạn có sử dụng các yếu tố tiếng việt đã học). (Xem lại các bài tập trong sách giáo khoa và đề đã cho kiểm tra ) C. PHẦN TẬP LÀM VĂN Yêu cầu: 1. Nâng cao văn thuyết minh: Thiết lập được dàn ý kiểu bài thuyết minh theo yêu cầu của đề Nắm vững vai trò và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miểu tả trong văn thuyết minh. Biết sử dụng thành thạo các yếu tố đó trong bài văn thuyết minh. 2. Nâng cao kiểu bài tự sự: Thiết lập được dàn ý kiểu bài tự sự theo yêu cầu của đề - Biết kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.và hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
  2. (Tham khảo các đề bài trong sách giáo khoa và đề đã cho kiểm tra ) PHẦN II: YÊU CẦU ÔN TẬP 1-PHẦN ĐỌC HIỂU: Phải nhận biết và thông hiểu được kiến thức của từng phân môn, từng chủ đề , từng bài học, từng đơn vị kiến thức trong bài học, từng ngữ liệu của đề ra ( có thể ngữ liệu ngoài SGK) để đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Chú ý: 1.1. Nhận biết thông tin về tác giả , tác phẩm. 1.2- Nêu phương thức biểu đạt, hoặc phong cách ngôn ngữ ,hình thức ngôn ngữ. 1.3- Nhận diện được các dấu hiệu hình thức, nội dung văn bản ( ngữ liệu) bằng những kiến thức về tiếng việt, đề tài , chủ đề của văn bản hoặc ngữ liệu được trích. 1.4- Hiểu được vai trò tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản ( ngữ liệu). 1.5 - Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh xuất hiện trong văn bản ( ngữ liệu) 2.PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: Phải tạo lập được văn bản qua hình thức viết đoạn văn , bài văn theo yêu cầu của đề. Chú ý: 2.1- Đoạn văn yêu cầu: a- Trình bày quan điểm của bản thân (cảm nhận, suy nghĩ) về một vấn đề đặt ra trong văn bản ( ngữ liệu) b- Nhận xét , đánh giá về tư tưởng, quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản( đoạn trích). 2.2- Bài văn yêu cầu: Thuyết minh hoặc tự sự có kết hợp các yếu tố theo các dạng được học ở học kì 1. Ví dụ: a- Thuyết minh về loài cây ( Cây lúa, cây mai, cây sen, cây tre , cây phượng, một loài hoa ),con vật ( con trâu ) đồ vật, cách làm ( của học sinh) hoặc di tích lịch sử ,thắng cảnh ( Ở điạ phương Đồng Nai) b- Giới thiệu về tác giả , tác phẩm được học ( các văn bản nghệ thuật được học) c- Kể chuyện đời thường ( tham khảo các đề trong sgk: việc tốt, lỗi lầm, kỉ niệm, nếp sống văn minh, tình cảm cao đẹp ) d- Chuyển thể hoặc kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo từ văn bản được học theo ngôi và điểm nhìn cuả người kể chuyện. (Trọng tâm đã được hướng dẫn ôn tập và luyện tập bài viết sô 2, số 3 ở trên lớp : Tự sự có kết hợp :Miêu tả- Miêu tả nội tâm- Yếu tố nghị luận -Dùng hình thức đối thoại, độc thoại) PHẦN III: THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA CỦA SỞ GD-ĐT ĐỒNG NAI ( ĐÃ THI)  Đề năm 2014-2015: Đề ra theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá ,phát huy năng lực của học sinh I-ĐỌC HIỂU: Ngữ liệu là đoạn văn trích trong VB “Lặng lẽ Sa Pa” ( Còn nhà họa sĩ t gầm xe –sgk/181) HS trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn văn và kiểm tra kiến thức tiếng việt ( Nội dung chính- Câu chủ đề đoạn văn-Tìm biện pháp tu từ, động từ trong đoạn -Nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong đoạn văn. II- LÀM VĂN: Vào vai nhân vật trử tình trong bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện từ hồi về thành phố  Đề năm 2015-2016 : Đề ra theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá ,phát huy năng lực của học sinh I-ĐỌC HIỂU: Cho 2 ngữ liệu là đoạn văn và đoạn thơ Ngữ liệu 1: Đoạn văn trong bài tập về yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ( Múa lân có từ lâu .võ thuật- SGK/27) HS xác định câu văn khái quát nội dung đoạn văn - Phương thức biểu đạt - Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn -Rèn kĩ năng sống về hiểu biết trong cuộc sống ( trò chơi) Ngữ liệu 2: Đoạn thơ trong bài “ Khúc hát ru ( Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi .em nằm trên lưng- SGK/153) HS xác định nghĩa gốc , nghĩa chuyển của từ ”lưng”- Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng - Cảm nhận về hình ảnh bà mẹ trong đoạn thơ II- LÀM VĂN: Vào vai nhân Trương Sinh kể lại câu chuyện theo nội dung tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương  Đề năm 2016-2017 : Đề ra theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá ,phát huy năng lực của học sinh I-ĐỌC HIỂU: Cho 2 ngữ liệu là đoạn thơ và đoạn văn Ngữ liệu 1: Đoạn thơ trong bài “Tiếng gà trưa”của Xuân quỳnh ( Cháu chiến đấu hôm nay tuổi thơ -Ngữ văn 7 tập 1) HS xác định phương thức biểu đạt - Biện pháp tu từ và tác dụng -Tìm bài thơ có cùng chủ đề với bài thơ trên. Ngữ liệu 2: Đoạn văn trong đoạn trích truyện ngắn Làng của Kim Lân ( Ông lão bổng ngừ lại nhục nhã ấy- sgk/166) HS xác định ngôi kể, người kể-Tìm những câu văn chứa lời độc thoại nội tâm -Giải thích điểu nhục nhã mà ông lão muốn nói đến-Viết đoạn văn cảm nhân về tâm trạng ông lão trong đoạn văn trên II- LÀM VĂN: Kể chuyện đời thường về một lần lầm lỗi đã gây cho em nhiều suy nghĩ.  Đề năm 2017-2018 : Đề ra theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá ,phát huy năng lực của học sinh I-ĐỌC HIỂU: Cho ngữ liệu là đoạn văn trích trong VB Phong cách Hồ Chí Minh( Lần đầu tiên cà muối , cháo hoa-sgk/6). HS trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn văn và kiểm tra kiến thức tiếng việt , tập làm văn ( Nội dung đoạn văn, liên tửởng đến văn bản nào? - Xác định lời dẫn, cách dẫn -.Dùng yếu tố biểu cảm
  3. qua những câu văn nào, bộc lộ tình cảm gì -Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn ? II- LÀM VĂN: 1- Viết đoạn văn cảm nhân về hình ảnh trăng và ánh trăng trong khổ cuối bài thơ Ánh trăng 2-Vào vai nhân vật bé Thu trong đoạn trich “ Chiếc lược ngà”kể lại câu chuyện trong ba ngày nghĩ phép của ông Sáu.  Trên đây là định hướng ôn tập chung, HS phải bám sát SGK, nội dung chuẩn kiến thức đã học trên lớp. Chúc các em thành công ! Thầy: Trần Đăng Tá CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN 9  Đọc hiểu văn bản dựa trên cơ sở ngữ liệu cho sẵn, có thể là đoạn văn xuôi hoặc khổ thơ được học trong chương trình (có trong sách giáo khoa hoặc ngoài SGK)  Theo định hướng của Bộ Giáo dục về cách ra đề thi hiện nay, thì các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số yêu cầu sau: I- KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: 1-Kiểm tra tích hợp kiến thức tiếng việt đã họctrên lớp thông qua việc nhận diện ngữ liệu được đọc hiểu. Đối với với 9 gồm có các cụm kiến thức như: HK1: + Các phương châm hội thoại. + Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. + Thuật ngữ. + Xưng hô trong hội thoại. + Sự phát triển của từ vựng. + Trau dồi vốn từ. + Các biện pháp tu từ từ vựng tiếng Việt. +Tổng kết về từ vựng Tiếng Việt ( 13 đơn vị kiến thức được học ở lớp dưới) HK2: +. Khởi ngữ: +. Nghĩa tường minh và hàm ý: +. Các thành phần biệt lập: +Tổng kết về ngữ pháp Tiếng Việt + Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa ( 04 đơn vị kiến thức được học ở lớp dưới) các câu, đoạn văn:  Lưu ý:Nắm vững khái niệm, ví dụ để nhận diện. 2- Xác định các lỗi sai trong ngữ liệu: Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót, HS đọc kỉ và trả lời các câu hỏi phát hiện các lỗi sai trong văn bản như: - Lỗi về câu: ( Lỗi cấu tạo câu, lỗi dấu câu, lỗi liên kết câu) - Lỗi về từ( Lặp từ, từ không đúng nghĩa,từ không phù hợp với phong cach ngôn ngữ) - Lỗi vầ đoạn văn( Lỗi liên kết về nội dung và kiên kết hình thức) - Lỗi chính tả (Lỗi do phát âm hoặc không nắm vững quy tắc chính tả ) Lưu ý:  Trong một văn bản có thể xuất hiện nhiều loại lỗi  Kĩ năng xác định lỗi trong đoạn văn là: - Đọc kỹ văn bản, xác định nội dung và thể loại văn bản. - Phân tích cấu tạo câu ( các thành phần của câu) - Xem xét vị trí các câu và sự liên kết câu trong văn bản- - Xem xét về lỗi chính tả và cách dùng từ ngữ 3- Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong ngữ liệu và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.  Lưu ý: - Cần phân biệt được các khái niệm về nghệ thuật như: Thủ pháp nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật, phép tu từ về tứ , tu từ về câu
  4. - Cần ôn lại kiến thưc về các biện pháp tu từ về từ , về câu và tác dụng của các biện pháp đó nói chung và khi được sử dụng trong ngữ liệu văn bản đó có giá trị gì ? - Các biện pháp tu từ về từ là: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm – nói tránh, điệp ngữ , chơi chử - Các biện pháp tu từ cú pháp thường gặp là: Đão ngữ, Lặp cấu trúc, chêm xen, câu hỏi tu từ, phép đối - Ôn và nắm vững về các đặc điểm về cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp trong ngữ liệu là đoạn thơ. - 4- Yêu cầu nhận diện các kiểu câu: a- Câu phân loại theo mục đích nói. - Câu trần thuật ( câu kể) - Câu nghi vấn ( Câu hỏi) - Câu cảm thán ( Bộc lộ cảm xúc - Câu cầu khiến ( yêu cầu, ra lênh, đề nghị ) b-Câu phân chia theo cấu trúc , chức năng ngữ pháp: -Câu chủ động/ bị động. - Câu khẳng định/ phủ định. - Câu bình thường/ câu đặc biệt. - Câu đơn / câu ghép II- KIỂM TRA KIẾN THỨC LÍ THUYẾT LÀM VĂN: 1- Xác định các phương thức biểu đạt, thể loại, câu chủ đề, liên kết từ ngữ trong ngữ liệu đã cho: Lưu ý:  Có 6 Phương thức biểu đạt: -Tự sự: Trình bày , kể lại diễn biến sự việc. - Miêu tả: Tái hiện trạng thái của sự vật , con người -Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm , cảm xúc. - Nghị luận: Nêu ý kiến, đánh giá , bàn luận - Thuyết minh: trình bày, giới thiệu , giải thích về sự vật hiện tượng. - Hành Chính: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó thể hiện quyền hạn trách nhiệm giữa người với người  Đoạn văn và câu chủ đề của đoạnvăn ( Câu văn chứa ý khái qúat) 2.Nhận diện, cách trinh bày nội dung đoạn văn, các thao tác lập luận, liên kết đoạn văn  Các cách trình bày nội dung đoạn văn ( diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích)  Các thao tác lập luận trong đoạn văn ( Chứng minh, giải thích, phân tích, tổng hợp, Bình luận, so sánh- đối chiếu, bác bỏ.)  Các phép liên kết giữa câu văn , giữa đoạn văn ( Lặp, nối, thế, liên tưởng, , đổng nghĩa, trái nghĩa) III- KIỂM TRA KIẾN THÚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẢN 1- Nhận biết các thông tin quan trọng của văn bản như : Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, chủ đề, nhân vật, tình thuồng truyện, mạch cảm xúc , nghệ thuật, ý nghĩa văn bản 2- Xác định nội dung chính của ngữ liệu đã cho và đặt tên cho văn bản ( nếu có) Lưu ý:  Cần đọc kỉ đoạn ngữ liệu của đề ra.  Tìm và gạch dưới những từ ngữ nào được lặp đi , lặp lại nhiếu lần , tìm hiểu nội dung những từ ngữ đó nói về điều gì ? ( đây là nhựng từ mà người viết có ý nhấn mạnh thông tin muốn nói)  Xác định mối quan hệ ngữ pháp ( Các câu và các thành phần phụ của câu trong đoạn văn bản)
  5.  Chú ý câu đầu đoạn và cuối đoạn để khái quát nội dung chính và đề xuất cách đặt tên cho đoạn của văn bản 3- Từ những thông tin trong ngữ liệu của văn bản, viết đoạn văn trình bày cảm nhận, liên hệ với bản thân học sinh.  Lưu ý: - Phải xác định được nội dung yêu cầu của đoạn văn. - Phải biết cách trình bày đoạn văn. - Phải biết liên hê với bản thân một cách chân thực, có ý nghĩa.  Trên đây là định hướng làm bài tập đọc hiểu chung cho cả năm học và luyện thi vào lớp 10. HS phải bám sát SGK, nội dung chuẩn kiến thức đã học trên lớp. Chúc các em thành công ! Thầy: Trần Đăng Tá