Đề thi môn Sinh học Lớp 11 - Kỳ thi Olympic 10-3 lần thứ IV năm 2019 - Trường THPT Ngô Gia Tự

docx 14 trang thungat 3421
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học Lớp 11 - Kỳ thi Olympic 10-3 lần thứ IV năm 2019 - Trường THPT Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_sinh_hoc_lop_11_ky_thi_olympic_10_3_lan_thu_iv_na.docx

Nội dung text: Đề thi môn Sinh học Lớp 11 - Kỳ thi Olympic 10-3 lần thứ IV năm 2019 - Trường THPT Ngô Gia Tự

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT: NGÔ GIA TỰ KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ IV, NĂM 2019 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC; LỚP 11
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN CÂU I ( 4 điểm). 1.Tại sao người ta nói: “ Hô hấp là trung tâm của quá trình trao đổi chất” ? Làm thế nào phát hiện được quá trình hô hấp hút khí O2? 2. Nói về quang hợp hãy cho biết: a. Pha sáng có vai trò gì? b. Giải thích sự xuất hiện con đường cố định CO2 của thực vật C4. 3. Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí điều tiết tốc độ thoát hơi nước của cây như thế nào? Tại sao nói hiện tượng đó vừa có lợi vừa có hại cho cây? 4. Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Trồng cây trog nhà kính và có thể điều chỉnh được nồng độ oxi - Thí nghiệm 2: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU I (4 điểm) 1. * Vì: - Hô hấp là quá trình sinh ra năng lượng ATP, năng lượng này cung cấp cho các hoạt động sống của cây như phân chia tế bào, sinh trưởng của cây, quá trình hút và vận chuyển nước, vật chất trong cây, quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ trong cây .( 0,25 điểm) - Quá trình hô hấp sản sinh ra nhiều hợp chất trung gian mà chúng lại là nguyên liệu để tổng hợp nên các chất hữu cơ khác trong cơ thể như protein, lipit, axit nucleic ( 0,25 điểm) * Cách phát hiện hô hấp hút khí oxi: - Lấy 100g hạt đậu mới nhú mầm và chia làm 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên 1 trong 2 phần đó để giết chết hạt. Cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và đậy nút chặt trong 1,5 – 2 giờ. Sau đó, mở nút bình chứa hạt sống đưa nhanh nến đang cháy hoặc que diêm đang cháy vào; tương tự, mở nút bình chứa hạt chết đưa nhanh nến đang cháy hoặc que diêm đang cháy vào. ( 0,25 điểm) - Kết quả: bình chứa hạt sống nến ( hoặc que diêm) bị tắt chứng tỏ hạt đang nảy mầm thì quá trình hô hấp mạnh nên đã hút hết khí oxi; bình chứ hạt chết thì nến ( hoặc que diêm) vẫn tiếp tục cháy do hạt đã chết quá trình nảy mầm không xảy ra nên không xảy ra hô hấp vì thế khí oxi còn làm nến( hoặc diêm) cháy. ( 0,25 điểm) 2. a. Pha sáng tạo các sản phẩm ATP, NADPH và O 2, trong đó O2 là chất khí cần cho sự hô hấp của các sinh vật trên trái đất; ATP, NADPH chuyển vào pha tối và làm nguyên liệu cho pha tối của quang hợp. (0,25 điểm) b. Vì nhóm thực vật C4 quang hợp trong điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ oxi cao, trong khi đó nồng độ CO2 thấp ở vùng nhiệt đới nóng ẩm kéo dài nên phải có quá trình cố định CO2 2 lần. (0,25 điểm) - Lần 1 nhằm lấy nhanh CO2 vốn ít trong không khí và tránh được hô hấp sáng. (0,25 điểm) - Lần 2 cố định CO2 trong chu trình Canvin để hình thành hợp chất hữu cơ trong tế bào bao bó mạch. (0,25 điểm) 3. - Khi trời nắng nóng, cây sẽ bị hạn hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng (0,25 điểm) đã kích thích các bơm ion hoạt động, đồng thời các kênh ion K+ mở dẫn đến ion K+ rút ra khỏi tế bào khí khổng làm cho tế bào giảm áp suất thẩm thấu, giảm sức trương nước tế bào khí khổng đóng. (0,25 điểm) Hiện tượng này vừa có lợi và vừa có hại: + Có lợi: Khí khổng đóng sẽ hạn chế sự mất nước của cây giúp cây giữ được nước để chống chịu được trong điều kiện khô hạn; (0,25 điểm) + Có hại: Khi đóng khí khổng thì khí CO2 không khuếch tán từ môi trường để vào tế bào làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp , đồng thời khí O2 không khuếch tan ra ngoài được làm cho nồng độ tăng cao sẽ xảy ra hô hấp sáng. (0,25 điểm)
  3. 4. * Thí nghiệm 1: - Nguyên tắc thực thiện: dựa vào hô hấp sáng(0,25 điểm) - Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ oxi và hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C 3, không có ở thực vật C4. Vì thế khi điều chỉnh nồng độ oxi cao thì năng suất quang hợp của thực vật C 3 sẽ giảm đi. (0,25 điểm) * Thí nghiệm 2: - Nguyên tắc thực hiện: dựa vào điểm bù CO2 (0,25 điểm) - Điểm bù CO 2 của thực vật C 3 khoảng 30ppm, thực vật C 4 có điểm bù CO 4 khoảng 0-10ppm. Vây cây C3 cao hơn C4, trong điều kiện chuông thuỷ tinh kín với lượng CO 2 có hạn thì cây C3 sẽ chết trước. (0,25 điểm)
  4. CÂU II ( 4 điểm). 1. Tại sao động vật ăn thực vật lại có dạ dày to và độ dài ruột lớn? Vì sao nhu cầu cung cấp protein của động vật nhai lại thấp hơn các loài động vật ăn thực vật khác ? 2. a) Những phản ứng nào trong cơ thể xảy ra khi máu về tim nhiều làm tăng áp lực tâm nhĩ? b) Gan có vai trò gì trong việc điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu? 3. Giải thích ngắn gọn các câu hỏi sau: a. Vì sao khi người hít phải khí oxit cacbon (CO) có thể chết. b. Vì sao chức năng của ống khí ở phổi chim khác với chức năng của ống khí ở sâu bọ (chân khớp)? 4. Cho biết các nhận định sau là đúng hay sai ? Giải thích? a. Khi số lượng hồng cầu giảm ( như lên núi cao), gan sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu. b. Khi hít vào, áp lực trong khoang màng phổi giảm xuống. c. Dịch tiêu hoá ở dạ dày khi mới tiết ra là ở dạng bất hoạt nhưng enzim tiêu hoá từ dịch tuỵ mới tiết ra đều là dạng hoạt động bình thường. d. Ở động vật có vú, khi tâm thất co, áp lực máu ở tâm thất trái và tâm thất phải là như nhau. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU II ( 4 điểm). 1. * ĐV ăn thực vật có dạ dày to và độ dài ruột lớn, vì: - Thành phần chủ yếu trong thức ăn là xenlulozơ, ít protein và lipit nên hàm lượng dinh dưỡng ít, cần phải cung cấp nhiều trong mỗi lần ăn. Vì thế, dạ dày to để đủ chứa;( 0,25 điểm) - Với thành phần thức ăn đó vừa ít dinh dưỡng, lại vừa khó tiêu nên ruột phải dài để đủ thời gian tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. ( 0,25 điểm) * Nhu cầu protein của động vật nhai lại thấp hơn các loài động vật ăn thực vật khác là vì: - Tại dạ cỏ có vi sinh vật cộng sinh: vi sinh vật đã phân giải xenlulozơ trong thức ăn của động vật nhai lại để lấy năng lương tăng sinh khối. Đây chính là nguồn cung cấp protein chủ yếu cho động vật. ( 0,25 điểm) - Động vật nhai lại có cơ chế tái sử dụng urê: Urê trong máu của động vật nhai lại ít được thải qua thận mà được biến đổi thành NH 3 sau đó cung cấp cho vi sinh vật tại dạ cỏ , nên urê vừa cung cấp nitơ cho vi sinh vật cũng là bổ sung nitơ cho cơ thể (0,25 điểm) 2. a. - Tăng áp lực trong tâm nhĩ máu dồn về nhiều kích thích các thụ thể dãn của tâm nhĩ báo về trung khu điều hoà tim mạch xung thần kinh theo dây giao cảm đến tim tăng nhịp tim và tăng lực co tim để nhanh đẩy máu ra khỏi tim. (0,25 điểm) - Tăng áp lực tâm nhĩ tăng tiết ANF (ANP). ANF gây ức chế tiết renin từ bộ máy cận tiểu cầu giảm angiotensin, aldosteron và ADH giảm tái hấp thu Na + và nước ở ống thận tăng bài tiết nước tiểu, giảm huyết áp. (0,25 điểm) b. - Điều hòa nồng độ glucôzơ trong huyết tương của gan: + Sau bữa ăn, khi nồng độ glucôzơ tăng cao tuyến tụy tiết insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glycogen dự trữ. (0,25 điểm) + Ở xa bữa ăn, khi nồng độ glucôzơ giảm tuyến tụy tiết glucagon. Glucagon có tác dụng chuyển glycogen thành glucôzơ và đưa vào máu. (0,25 điểm) Duy trì nồng độ glucôzơ trong máu ổn định. 3. a. Vì ái lực của khí CO với hemoglobin cao hơn rất nhiều lần so với áp lực của khí O 2 với hemoglobin. (0,25 điểm) nên hít khí phải CO, khí này sẽ chiếm chỗ của O 2 trong hemoglobin tạo thành một hợp chất bền chặt, khó phân li, làm hạn chế khả năng vận chuyển O 2 của hemoglobin thiếu oxi ngạt thở và có thể chết. (0,25 điểm) b. - Ống khí ở sâu bọ (chân khớp) chỉ là đường dẫn khí oxi từ môi trường đến tận các tế bào và trao đổi khí trực tiếp tại các tế bào, đường dẫn khí không có nhiệm vụ trao đổi khí. (0,25 điểm)
  5. - Ống khí ở phổi chim bao quanh phổi, xung quanh có nhiều mao mạch máu, là bề mặt trao đổi khí, cùng với sự co dãn của các cơ thở và các túi khí. (0,25 điểm) 4. Cho biết các nhận định sau là đúng hay sai ? Giải thích? a. Sai vì khi số lượng hồng cầu giảm thận sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến tủy xương làm tăng quá trình tạo hồng cầu. (0,25 điểm) b. Đúng vì: Khi hít vào thì cơ hoành co rút, ép xuống đẩy các tạng trong ổ bụng xuống dưới sẽ làm tăng thể tích lồng ngực giảm áp lực khoang màng phổi (0,25 điểm) c. Sai vì enzim tiêu hoá của dịch tuỵ cũng ở tiết ra ở dạng chưa hoạt động được như tripsinogen, chimotripsinogen, procacboxypeptitdaza, nhờ chất xúc tác các enzim này mới chuyển sang dạng hoạt động. (0,25 điểm) d. Sai vì: trong cấu tạo tim của động vật có vú, thanh tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải nên khi tâm thất co, tâm thất trái tạo ra áp lực máu lớn hơn. (0,25 điểm)
  6. CÂU III ( 4 điểm). 1. Trong điều kiện đêm dài, ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại có tác dụng gì tới sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài? 2. a) Ở một số loại hạt (ngô, đậu ) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn và có thể đạt 100%. Giải thích hiện tượng trên. b) Hoocmôn thực vật được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt. Hãy cho biết những hoocmôn nào được ứng dụng trong các lĩnh vực sau: - Điều chỉnh sự phát triển hình thái trong nuôi cấy mô. - Làm tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt. 3. Thực vật hai lá mầm có những loại mô phân sinh nào? Cho biết sự khác nhau của hai loại mô phân sinh đó về vị trí và vai trò đối với thực vật. 4. Mô tả thí nghiệm chứng minh hướng trọng lực dương và hướng sáng dương? Trình bày cơ chế giải thích hai tính hướng trên? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU III (4 điểm) 1.- Ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại thể hiện trong sắc tố enzim phytocrom P660 và phytocrom P730. Hai loại này chuyển hoá lẫn nhau kích thích sự ra hoa. (0,25 điểm) - Khi chiếu ánh sáng đỏ vào đêm dài: P 660 sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ và chuyển thành P 730 có tác dụng kích thích ra hoa của cây ngày dài, ức chế ra hoa của cây ngày ngắn(0,25 điểm) - Khi chiếu ánh sáng hồng ngoại vào đêm dài: P 730 sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ xa và chuyển thành P660 có tác dụng kích thích ra hoa của cây ngày ngắn, ức chế ra hoa của cây ngày dài. (0,25 điểm) - Nếu chiếu bổ sung xen kẽ hai loại ánh sáng này thì tác dụng của lần chiếu cuối cùng có ý nghĩa và quan trọng nhất nên tia sáng nào được chiếu cuối cùng sẽ có tác dụng của tia sáng đó.(0,25 điểm) 2. a) - Khi còn tươi, lượng AAB (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy mầm. Vì AAB cao có tác dụng duy trì trạng thái ngủ nghỉ của hạt. ( 0,25 điểm) - Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính AAB bị mất làm hiệu suất tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm). ( 0,25 điểm) b) - Điều chỉnh sự phát triển hình thái trong nuôi cấy mô: auxin và xytokinin (0,25 điểm) - Làm tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt: auxin và giberelin (0,25 điểm) 3. *Thực vật 2 lá mầm có 2 loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên ( 0,25 điểm) * Sự khác nhau giữa 2 loại mô phân sinh: Nội Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên dung Vị trí Tận cùng của chồi ngọn, chồi bên và - Tầng sinh vỏ nằm giữa biểu bì 0,25 đầu rễ. và thịt vỏ điểm - Tầng sinh mạch: nằm giữa mạch gỗ và mạch rây Vai trò - Các tế bào mô phân sinh đỉnh nguyên - Hình thành sinh trưởng thức phân làm tăng số lượng tế bào, tiếp cấp 0,25 theo các tế bào sẽ dãn dài hình thành + Tầng sinh vỏ hoạt động NP sẽ điểm sinh trưởng sơ cấp sinh ra lớp vỏ. + Các tế bào mô phân sinh đỉnh thân + Tầng sinh mạch phân chia sẽ hoạt động thì làm cho thân dài ra, cây sinh ra mạch gỗ phía trong và cao lên, chồi dài ra. mạch rây phía ngoài. + Các tế bào mô phân sinh đỉnh rễ hoạt động thì rễ sẽ dài ra - Kết quả làm tăng đường kính 0,25 - Kết quả: thân và rễ dài ra thân, cành, rễ dày lên, cây to điểm ra
  7. 4. * Hướng sáng dương - Đặt chậu cây đậu đã có rễ, thân, lá vào đáy hộp đã được khoét các lỗ thủng ở các vị trí khác nhau. Kết quả sau một thời gian: ngọn cây sẽ hướng về chỗ có ánh sáng( 0,25điểm) - Giải thích: Ánh sáng được chiếu từ một phía làm cho hàm lượng auxin tái phân bố không đều. Auxin phân bố ít hơn ở phía được chiếu sáng, nhiều hơn ở phía đối diện của ngọn cây làm cho phía tối các tế bào sinh trưởng nhanh hơn cây cong về phía sáng. ( 0,25điểm) * Hướng trọng lực dương: - Cho hạt đậu nảy mầm trong ống trụ dài 2cm treo nằm ngang. Sau một thời gian thì rễ mọc ra khỏi ống trụ và cong xuống đất. ( 0,25điểm) - Giải thích: Do auxin phân bố không đồng đều ở 2 phía của rễ. Khi có kích thích là trọng lực, phía mặt trên của rễ có hàm lượng auxin ít hơn mặt dưới, ở rễ hàm lượng auxin cao sẽ ức chế sinh trưởng nên mặt dưới của rễ sinh trưởng chậm hơn. Rễ uốn cong xuống đất. (0,25điểm) ( Học sinh có thể mô tả thí nghiệm khác nhưng phù hợp sẽ cho điểm tối đa)
  8. CÂU IV( 4 điểm). 1. Giả sử có một đột biến gen duy nhất xảy ra ở giai đoạn sâu bướm làm cho sâu lột xác bình thường nhưng không gây biến thái. Hãy cho biết đột biến có thể xảy ra ở gen nào làm xảy ra hiện tượng trên? 2. a) Khi nồng độ Ca 2+ ở dịch ngoại bào giảm gây mở kệnh Na + trên màng tế bào thì có ảnh hưởng đến điện thế nghỉ của tế bào không? Tại sao? b) Một người uống thuốc điều trị bệnh nhưng thuốc đó có tác dụng phụ làm tăng nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào nơron. Khi các nơron này bị kích thích thì độ lớn (biên độ) của điện thế hoạt động sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao? 3. Ở một số loài chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định, chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con đầu đàn. Con đầu đàn này có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước sau đó còn thừa mới đến con có thứ bậc tiếp theo, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi thì con khoẻ mạnh thứ hai sẽ lên thay thế. Các hiện tượng trên thuộc loại tập tính gì? Tập tính này mang lại lợi ích gì cho loài? 4. Nhau thai không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất giữa thai nhi và cơ thể mẹ mà còn là một tuyến nội tiết quan trọng giúp bảo đảm sự phát triển bình thường của thai nhi. Em hãy chứng minh nhận định nêu trên? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU IV (4 điểm) 1. - Sâu bướm sẽ lột xác nhiều lần sau đó biến thành nhộng và bướm là nhờ sự phối hợp của hoocmôn ecdixơn và juvenin. (0,25điểm) - Trong trường hợp này sâu bướm lột xác bình thường nhưng ko biến thái do nhiều nguyên nhân: + Hoocmon ecdixơn ko tổng hợp được đb xảy ra ở gen mã hoá ecdixơn(0,25điểm) + Hoocmon ecdixơn được tổng hợp nhưng thụ thể của hoocmon này bị hỏng ĐB xảy ra ở gen mã hoá thụ thể ecdixơn. (0,25điểm) + Hàm lượng juvenin luôn ở mức cao làm cho ecdixơn luôn bị ức chế ĐB xảy ra ở gen kiểm soát tổng hợp juvenin. (0,25điểm) 2. a) – gây mất điện thế nghỉ (mất phân cực) (0,25điểm) - Khi kênh Na+ mở, do nồng độ Na + bên ngoài màng cao hơn bên trong nên Na+ mang điện tích dương khuếch tán vào bên trong tế bào, làm trung hoà điện tích âm mất phân cực. (0,25điểm) b) - Độ lớn của điện thế hoạt động tăng lên(0,25điểm) - Do nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào tăng lên nên khi bị kích thích thì Na+ vào nhiều hơn, làm tăng đảo cực và làm bên trong tích điện dương hơn. (0,25điểm) 3. * Loại tập tính: tập tính lãnh thổ và tập tính thứ bậc. (0,25điểm) *Lợi ích: - Đảm bảo duy trì trật tự trong đàn; (0,25điểm) - Cùng nhau hỗ trợ kiếm ăn, săn mồi và chống đuổi kẻ thù tấn công; (0,25điểm) - Trong sinh sản được ưu tiên trong việc giao phối do đó thế hệ sau sẽ được di truyền những đặc điểm tốt của con đầu đàn, đồng thời góp phần hạn chế tỷ lệ sinh sản bàng cách hạn chế số con đực được phép tham gia giao phối. (0,25điểm) 4. - Nhau thai có vai trò trao đổi chất thể hiện: Nhau thai là trạm trung gian cung cấp cho thai (O 2, các chất dinh dưỡng ) và thải các sản phẩn chuyển hóa( CO2 , ure, uric ) từ thai vào máu mẹ để thải ra ngoài. (0,25điểm) - Nhau thai có vai trò nội tiết thể hiện nhau thai tiết ra hoocmon: + Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ nhau thai tiết HCG nhằm ngăn cản sự thoái hóa của hoàng thể, kích thích hoàng thể bài tiết hormon progestern và estrogen ngăn hiện tượng kinh nguyệt và kích thích niêm mạc tử cung phát triển tạo điều kiện cho phôi làm tổ và phát triển ở giai đoạn đầu của thai kì. (0,25điểm) +Sau 3 tháng nhau thai tiết ra hoocmôn: ơstrogen và progesterone (0,25điểm)
  9. tác dụng duy trì thể vàng, kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH, khiến trứng trong buồng trứng không phát triển và không rụng, giúp sự phát triển của nhau thai an toàn, đồng thời phát triển tuyến sữa. (0,25điểm)
  10. CÂU V ( 4 điểm). 1.Khi giao phấn các cây F1 có cùng kiểu gen thấy xuất hiện hai trường hợp sau: - Trường hợp 1: Ở F 2 phân ly theo tỉ lệ 3 hoa màu trắng, cánh hoa dài : 1 hoa màu tím, cánh hoa ngắn. - Trường hợp 2: Ở F2 có 65 % số cây cho hoa màu trắng, cánh hoa dài. 15 % số cây cho hoa màu tím, cánh hoa ngắn. 10 % số cây cho hoa màu trắng, cánh hoa ngắn. 10 % số cây cho hoa màu tím, cánh hoa dài. a.Biện luận quy luật di truyền chi phối phép lai và tìm kiểu gen của F1 cho từng trường hợp. b.Cho các cây F1 ở trên lai phân tích thì kết quả như thế nào? Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. 2. Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với a thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với b cánh cụt, gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với d mắt trắng. AB AB Thực hiện phép lai giữa ruồi giấm XDXd x XDY ab ab a) Khi cho F1 có kiểu hình thân đen,cánh dài, mắt trắng chiếm tỷ lệ = 2,5% thì tần số hoán vị gen của A và B là bao nhiêu? b) Với tần số hoán vị ở câu a, hãy cho biết tỷ lệ kiểu hình của con lai F1 có kiểu gen giống của con đực? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU V (4 điểm) 1.(2,5 điểm) Trường hợp 1: * Xét riêng từng tính trạng: - Màu sắc hoa có hoa trắng : hoa tím = 3:1 (0,25 điểm) tính trạng màu sắc hoa di truyền theo qui luật phân li. Kiểu hình hoa trắng do gen trội qui định (A), hoa tím do gen lặn qui định (a) kiểu gen của F1 x F1 : Aa x Aa - Kích thước cánh hoa có cánh dài : cánh ngắn = 3:1 (0,25 điểm) tính trạng kích thước cánh hoa di truyền theo qui luật phân li. Kiểu hình cánh hoa dài do gen trội qui định (B), cánh hoa ngắn do gen lặn qui định (b) kiểu gen của F1 x F1 : Bb x Bb * Xét chung các tính trạng: cả hai tính trạng đều phân li theo tỷ lệ 3:1 nhưng ở F2 có tỷ lệ phân li là 3:1 khác với tích tỷ lệ (3:1)(3:1) các gen qui định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Vì F2 bị hạn chế về số biến dị kiểu hình các gen trên cùng một cặp nhiễm sắc thể liên kết hoàn toàn. (0,25 điểm) - Ở F2 có kiểu hình hoa tím, cánh ngắn với kiểu gen ab/ab Kiểu gen F1 là AB/ab (hoa trắng, cánh dài) (0,25 điểm) Trường hợp 2: * Xét riêng từng tính trạng: - Màu sắc hoa có hoa trắng : hoa tím = 3:1 (0,25 điểm) tính trạng màu sắc hoa di truyền theo qui luật phân li. Kiểu hình hoa trắng do gen trội qui định (A), hoa tím do gen lặn qui định (a) kiểu gen của F1 x F1 : Aa x Aa - Kích thước cánh hoa có cánh dài : cánh ngắn = 3:1 (0,25 điểm) tính trạng kích thước cánh hoa di truyền theo qui luật phân li. Kiểu hình cánh hoa dài do gen trội qui định (B), cánh hoa ngắn do gen lặn qui định (b) kiểu gen của F1 x F1 : Bb x Bb
  11. * Xét chung các tính trạng: cả hai tính trạng đều phân li theo tỷ lệ 3:1 nhưng ở F2 có tỷ lệ phân li là 65%: 15%: 10%: 10% khác với tích tỷ lệ (3:1)(3:1) các gen qui định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Vì F2 không hạn chế về số biến dị kiểu hình các gen trên cùng một cặp nhiễm sắc thể liên kết không hoàn toàn và xảy ra hoán vị gen. (0,25 điểm) - Ở F2 có kiểu hình hoa tím, cánh ngắn với kiểu gen ab/ab chiếm tỷ lệ 15% sẽ nhận 30% ab (từ 1 phía F1) và 50% ab (từ phía còn lại của F1) Xảy ra hiện tượng hoán vị 1 bên ab chiếm tỷ lệ 30% > 25% ab là giao tử liên kết Kiểu gen F1 là AB/ab (hoa trắng, cánh dài) Tần số hoá vị gen là: f = 100% - 2 x 30% = 40% (0,25 điểm) b) Cho F lai phân tích * TH1: F1 xảy ra liên kết hoàn toàn (0,25 điểm) AB ab F1 (trắng, dài) x (tím, ngắn) ab ab Gf1 AB ab ab AB ab Fb 1 : 1 AB ab AB ab Tỷ lệ kiểu gen: 1 : 1 AB ab Tỷ lệ KH: 1 trắng, dài : 1 tím, ngắn * TH 2: cây F1 có hoán vị gen với tần số 40% (0,25 điểm) AB ab F1 (trắng, dài) x (trắng, dài) ab ab Gf1 30% AB; 20% Ab; 20% aB ; 30% ab ab AB Ab aB ab Fb 30% : 20% : 20% 30% ab ab ab ab AB Ab aB ab Tỷ lệ kiểu gen: 30% : 20% : 20% 30% ab ab ab ab Tỷ lệ KH: 0,3 trắng, dài : 0,3 tím, ngắn: 0,2 trắng, ngắn : 0,2 tím, dài. 2. (1,5 điểm) AB AB Phép lai giữa ruồi giấm XDXd x XDY ab ab a) Khi cho F1 có kiểu hình thân đen,cánh dài, mắt trắng chiếm tỷ lệ = 2,5%. Tính tần số hoán vị gen của A và B? aB - Theo qui định gen thì kiểu gen qui định kiểu hình thân đen,cánh dài, mắt trắng là XdY a - - Xét riêng từng phép lai, ta có 2 phép lai Với phép lai P XDXd x XDY Gp XD , Xd XD, Y F1 XdY = 0,25 aB = 0,025 : 0,25 a - = 0,1 (0,25 điểm)
  12. aB ab - Ta có tổng tỷ lệ kiểu hình mang kiểu gen và kiểu hình đồng hợp ( ) là 25% a - ab ab = 0,15 ab ab - Ruồi giấm hoán vị chỉ xảy ra ở con cái nên: 0,15 = 0,3 ab x ½ ab ( 0,25 điểm) ab % ab > 25 % Tần số hoán vị giữa A và B là 100% - 2x 30% = 40% ( 0,25 điểm) ( Học sinh có thể dùng cách khác để tính, nếu đúng kết quả cũng cho điểm. b. Với tần số hoán vị ở câu a, hãy cho biết tỷ lệ kiểu hình của con lai F1 có kiểu gen giống bố? AB - Kiểu gen giống bố là XDY và f = 40% , ta xét 2 phép lai riêng biệt từ phép lai: ab + P XDXd x XDY Gp XD , Xd XD, Y F1 XDY = ¼ ( 0,25 điểm) AB AB + P x ab ab AB F1 ab Với kiểu gen này sẽ nhận : AB + ½ AB(♂) x 30% ab (♀) = 15% ab AB + 30% AB(♀ ) x ½ ab (♂ ) = 15% ab AB Vậy tổng tỷ lệ = 30% (0,25% điểm) ab AB - Xét chung 2 phép lai XDY = 30% x ¼ = 7,5% (0,25 điểm) ab
  13. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK ĐỀ KHẢO SÁT SỐ 8 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Môn: Sinh học 11 Thời gian làm bài: 180 phút ( Không kể thời gian giao đề) CÂU I ( 4 điểm). 1.Tại sao người ta nói: “ Hô hấp là trung tâm của quá trình trao đổi chất” ? Làm thế nào phát hiện được quá trình hô hấp hút khí O2? 2. Nói về quang hợp hãy cho biết: a. Pha sáng có vai trò gì? b. Sự xuất hiện con đường cố định CO2 của thực vật C4. 3. Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí điều tiết tốc độ thoát hơi nước của cây như thế nào? Tại sao nói hiện tượng đó vừa có lợi vừa có hại cho cây? 4. Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Trồng cây trog nhà kính và có thể điều chỉnh được nồng độ oxi - Thí nghiệm 2: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên. CÂU II ( 4 điểm). 1. Tại sao động vật ăn thực vật lại có dạ dày to và độ dài ruột lớn? Vì sao nhu cầu cung cấp protein của động vật nhai lại thấp hơn các loài động vật ăn thực vật khác ? 2. a) Những phản ứng nào trong cơ thể xảy ra khi máu về tim nhiều làm tăng áp lực tâm nhĩ? b) Gan có vai trò gì trong việc điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu? 3. Giải thích ngắn gọn các câu hỏi sau: a. Vì sao khi người hít phải khí oxit cacbon (CO) có thể chết. b. Vì sao chức năng của ống khí ở phổi chim khác với chức năng của ống khí ở sâu bọ (chân khớp)? 4. Cho biết các nhận định sau là đúng hay sai ? Giải thích? a. Khi số lượng hồng cầu giảm ( như lên núi cao), gan sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu. b. Khi hít vào, áp lực trong khoang màng phổi giảm xuống. c. Dịch tiêu hoá ở dạ dày khi mới tiết ra là ở dạng bất hoạt nhưng enzim tiêu hoá từ dịch tuỵ mới tiết ra đều là dạng hoạt động bình thường. d. Ở động vật có vú, khi tâm thất co, áp lực máu ở tâm thất trái và tâm thất phải là như nhau. CÂU III ( 4 điểm). 1. Trong điều kiện đêm dài, ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại có tác dụng gì tới sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài? 2. a) Ở một số loại hạt (ngô, đậu ) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn và có thể đạt 100%. Giải thích hiện tượng trên. b) Hoocmôn thực vật được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt. Hãy cho biết những hoocmôn nào được ứng dụng trong các lĩnh vực sau: - Điều chỉnh sự phát triển hình thái trong nuôi cấy mô. - Làm tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt. 3. Thực vật hai lá mầm có những loại mô phân sinh nào? Cho biết sự khác nhau của hai loại mô phân sinh đó về vị trí và vai trò đối với thực vật. 4. Mô tả thí nghiệm chứng minh hướng trọng lực dương và hướng sáng dương? Trình bày cơ chế giải thích hai tính hướng trên? CÂU IV( 4 điểm).
  14. 1. Giả sử có một ĐBG duy nhất xảy ra ở giai đoạn sâu bướm làm cho sâu lột xác bình thường nhưng không gây biến thái. Hãy cho biết đột biến có thể xảy ra ở gen nào làm xảy ra hiện tượng trên? 2. a) Khi nồng độ Ca 2+ ở dịch ngoại bào giảm gây mở kệnh Na + trên màng tế bào thì có ảnh hưởng đến điện thế nghỉ của tế bào không? Tại sao? b) Một người uống thuốc điều trị bệnh nhưng thuốc đó có tác dụng phụ làm tăng nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào nơron. Khi các nơron này bị kích thích thì độ lớn (biên độ) của điện thế hoạt động sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao? 3. Ở một số loài chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định, chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con đầu đàn. Con đầu đàn này có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước sau đó còn thừa mới đến con có thứ bậc tiếp theo, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi thì con khoẻ mạnh thứ hai sẽ lên thay thế. Các hiện tượng trên thuộc loại tập tính gì? Tập tính này mang lại lợi ích gì cho loài? 4. Nhau thai không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất giữa thai nhi và cơ thể mẹ mà còn là một tuyến nội tiết quan trọng giúp bảo đảm sự phát triển bình thường của thai nhi. Em hãy chứng minh nhận định nêu trên? CÂU V ( 4 điểm). 1.Khi giao phấn các cây F1 có cùng kiểu gen thấy xuất hiện hai trường hợp sau: - Trường hợp 1: Ở F 2 phân ly theo tỉ lệ 3 hoa màu trắng, cánh hoa dài : 1 hoa màu tím, cánh hoa ngắn. - Trường hợp 2: Ở F2 có 65 % số cây cho hoa màu trắng, cánh hoa dài. 15 % số cây cho hoa màu tím, cánh hoa ngắn. 10 % số cây cho hoa màu trắng, cánh hoa ngắn. 10 % số cây cho hoa màu tím, cánh hoa dài. a.Biện luận quy luật di truyền chi phối phép lai và tìm kiểu gen của F1 cho từng trường hợp. b.Cho các cây F1 ở trên lai phân tích thì kết quả như thế nào? Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. 2. Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với a thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với b cánh cụt, gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với d mắt trắng. AB AB Thực hiện phép lai giữa ruồi giấm XDXd x XDY ab ab a) Khi cho F1 có kiểu hình thân đen,cánh dài, mắt trắng chiếm tỷ lệ = 2,5% thì tần số hoán vị gen của A và B là bao nhiêu? b) Với tần số hoán vị ở câu a, hãy cho biết tỷ lệ kiểu hình của con lai F1 có kiểu gen giống của con đực?