Đề thi thử học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Phước Tấn

pdf 4 trang thungat 2170
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Phước Tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_lop_12_nam_hoc_2018_2019.pdf

Nội dung text: Đề thi thử học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Phước Tấn

  1. TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI THỬ - Đề 3 - Năm học: 2018 - 2019 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI 12 NĂM 2019 ĐỀ THI THỬ Môn thi: VẬT LÝ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s;. ĐỀ SỐ 3. Câu 1. Tại mặt nước, ở hai điểm A và B có hai nguồn sóng kết hợp dao động với phương trình lần lượt là: uA = A1cost và uB = A2cos(t + ). Những điểm nằm trên đường trung trực của AB sẽ A. dao động với biên độ bất kì. B. dao động với biên độ lớn nhất. C. dao động với biên độ trung bình. D. dao động với biên độ nhỏ nhất. Câu 2. Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 0. Trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường l1 = 3 m; Trong giây thứ hai vật đi được quãng đường l2 bằng A.3 m B. 6 m C. 9 m D. 12 m Câu 3. Người ta đẩy khối gỗ hình hộp chữ nhật có khối lượng 50kg bằng một lực 200N theo phương ngang làm khối gỗ trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa gỗ và mặt phẳng ngang là 0,3. Lấy g =10m/s2.Gia tốc của khối gỗ là A.1m/s2 . B.2m/s2 . C.3m/s2 . D.4m/s2. Câu 4. Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn là vo = 20m/s từ độ cao 45m và rơi xuống đất sau 3s. Hỏi tầm bay xa (theo phương ngang) của quả bóng bằng bao nhiêu ? Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. A. 30m. B. 45m. C. 60m. D. 90m. Câu 5. Gọi M, N, P là ba điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây đang có sóng dừng và biên độ dao động của các phần từ môi trường ở các điểm đó đều bằng 2 2 mm; dao động của các phần tử môi trường tại M, N ngược pha nhau và MN = NP. Biết rằng cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là 0,04 s sợi dây lại duỗi thẳng, lấy π = 3,14. Tốc độ dao động của phần tử vật chất tại điểm bụng khi qua vị trí cân bằng là A. 157 mm/s B. 314 mm/s C. 375 mm/s D. 571 mm/s Câu 6. Trong thí nghiệm Iâng, trên đoạn MN trên màn, người ta đếm được 12 vân tối với M và N là hai vân sáng ứng với bước sóng λ1 = 450nm. Giữ nguyên điều kiện thí nghiệm, ta thay nguồn sáng đơn sắc với bước sóng λ2 = 600nm thì số vân sáng trong khoảng đó là bao nhiêu? Biết rằng tại M lúc này là vân tối. A. 12 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 7. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có cùng khối lượng 2,5g, điện tích 5.10-7C được treo tại cùng một điểm bằng hai dây mảnh. Do lực đẩy tĩnh điện hai quả cầu tách ra xa nhau một đoạn 60cm, lấy g=10m/s2. Góc lệch của dây so với phương thẳng là A. 140 B. 300 C. 450 D. 600 Câu 8. Có hai con lắc lò xo giống hệt nhau, đều có khối lượng vật nhỏ là m. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Lấy 2 10 . Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ theo thời gian của con lắc thứ nhất và thứ hai như hình vẽ. Tại thời điểm t con lắc thứ nhất có động năng 0,06J và con lắc thứ hai có thế năng 0,005J. Giá trị của khối lượng m là: A. 100g B. 200g C. 300g D. 400g Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tầng điện li ( tầng khí quyển ở độ cao 50 km chứa nhiều hạt mang điện: các electron và các ion) phản xạ các sóng ngắn rất mạnh. B.Sóng dài được dùng để thông tin liên lạc ở những khoảng cách lớn trên mặt đất vì nó dễ dàng đi vòng qua các vật cản. C. Ban đêm tầng điện li phản xạc các sóng trung tốt hơn ban ngày nên về ban đêm nghe đài bằng sóng trung rõ hơn ban ngày. D. Tầng điện li không hấp thụ hoặc phản xạ các sóng cực ngắn. Câu 10. Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 2,5J đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Thế năng tĩnh điện của q tại B sẽ là A. 0 B. - 5 J C. + 5 J D. -2,5 J Câu 11. Chọn phát biểu sai về máy quang phổ? A. Máy quan phổ lăng kính có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng. B. Máy quang phổ dùng để phân tích ánh sáng muốn nghiên cứu thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau. C. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo ra chùm tia hội tụ. D. Lăng kính trong máy quang phổ là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu đến Gv: Huỳnh Phước Tuấn - Đt: 0913.839.112 Trang 1
  2. TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI THỬ - Đề 3 - Năm học: 2018 - 2019 Câu 12. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 8 cos(t + /4) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì A. khi qua vị trí cân bằng, vận tốc của chất điểm có độ lớn là 8 cm/s. B. lúc t = 0, chất điểm chuyển động theo chiều âm. C. chu kì dao động của chất điểm là 4s. D. độ dài quỹ đạo của chất điểm là 8 cm. Câu 13. Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức i=2- 0,4t với i tính bằng (A), t tính bằng (s). Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005H. Suất điện động tự cảm của ống dây bằng A. 0,001V B. 0,002V C. 0,003V D. 0,004V Câu 14. Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n = 3 , sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i có giá trị bằng A. 30o B. 45o C. 60o D. 48o Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng cơ? A. Tốc độ sóng trong chân không có giá trị lớn nhất. B. Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào môi trường truyền sóng C. Biên độ sóng có thể thay đổi khi sóng lan truyền. D. Bước sóng không thay đổi khi lan truyền trong một môi trường đồng tính. Câu 16. Cho mạch điện như hình vẽ R1 = 2 ; R2 = 3 ; R3 = 5, R4 = 4. Vôn kế có R1 R2 điện trở rất lớn (RV = ). Hiệu điện thế giữa hai đầu A, B là 18V. Số chỉ của vôn kế là A B A. 0,8V. B. 2,8V. C. 4V. D. 5V V R R Câu 17. Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào dưới đây sai? 3 4 A. Tần số của ánh sáng đỏ nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím. B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. C. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau. D. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suát của nó đối với ánh sáng lục. Câu 18. Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn bao quanh Trái Đất, ngay phía trên đường xích đạo. Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh quay trên quỹ đạo địa tĩnh với vận tốc góc bằng vận tốc góc của sự tự quay của Trái Đất. Biết vận tốc dài của vệ tinh trên quỹ đạo là 3,07 km/s. Bán kính trái đất bằng 6378 km. Chu kỳ sự tự quay của Trái Đất là 24 giờ. Sóng điện từ truyền thẳng từ vệ tinh đến điểm xa nhất trên trái đất mất thời gian A. 0,119 s B. 0,162 s C. 0,280 s D. 0,142 s Câu 19. Một điện trở 4 được mắc vào nguồn điện có suất điện động E=1,5V để tạo thành một mạch điện kín thì công suất toả nhiệt ở điện trở này bằng 0,36W.Điện trở trong của nguồn điện là A. 0,5 B. 0,25 C. 5 D. 1 Câu 20. Con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương nằm ngang, cứ mỗi giây thực hiện được 4 dao động toàn phần. Khối lượng vật nặng của con lắc m = 250 g (lấy π2 = 10). Động năng cực đại của vật là 0,288 J. Quỹ đạo của vật là một đoạn thẳng dài A. 12 cm. B. 5 cm. C. 6 cm. D. 10 cm Câu 21. Con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điềuh òa theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng của vật. Biết rằng khi động năng và thế năng bằng nhau thì vật có tốc độ bằng 0,6 m/s. Biên độ dao động của con lắc? A. 12 cm. B. 12 √2 cm. C. 6 cm. D. 6√2 cm. Câu 22. Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 10cm, đặt vuông góc với các đường sức của một từ trường đều có độ lớn thay đổi theo thời gian. Cường độ dòng điện cảm ứng i=2A, khung có điện trở 5 . Tốc độ biến thiên của từ trường bằng A. 103 T/s. B. 105 T/s. C. 102 T/s. D. 104 T/s. Câu 23. Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do. Ở thời điểm t, dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng 0 thì ở thời điểm t’ = t + √ A. dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng 0. B. điện tích trên một bản tụ có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại của nó. C. điện tích trên một bản tụ bằng 0. D. điện tích trên một bản tụ có giá trị cực đại. Câu 24. Roto của máy phát điện xoay chiều một pha là một nam châm có 4 cặp cực từ. Để dòng điện xoay chiều mà máy tạo ra có tần số 50 Hz thì roto phải quay đều với tốc độ A. 750 vòng/phút. B. 1000 vòng/phút. C. 1500 vòng/phút. D. 375 vòng/phút. Câu 25. Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10-3 (T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây dây gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 6,3 (V) B. 4,4 (V) C. 2,8 (V) D. 1,1 (V) Câu 26. Trong thí nghiệm I – âng về giao thoa ánh sáng, hai khe S1 và S2 cách nhau 0,5 mm, màn E đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe vá cách mặt phẳng này 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 μm. Cho biết bề rộng của vùng giao thoa trên màn là 49,6 mm. Số vân sáng và số vân tối trên màn là A. 25 vân sáng; 26 vân tối. B. 24 vân sáng; 25 vân tối. C. 25 vân sáng; 24 vân tối. D. 23 vân sáng; 24 vân tối. Gv: Huỳnh Phước Tuấn - Đt: 0913.839.112 Trang 2
  3. TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI THỬ - Đề 3 - Năm học: 2018 - 2019 Câu 27. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 150 V vào hai đầu đoạn mạch có R nối tiếp với cuộ cảm thuần L. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là 120 V. Hệ số công suất của đoạn mạch là A. 0,6. B. 0,8. C. 0,7. D. 0,9. Câu 28. Con lắc lò xo treo ở nơi có g = 10m/s2 dọc ntheo trục Ox hướng lên. Đồ thị biễu diễn lực đàn hồi của lò xo theo thời gian như hình. Độ cứng là xo và khối lượng quả nặng bằng A. 100N/m; 1kg. B. 100N/m; 100g. C. 10N/m; 1kg. D. 10N/m; 100g Câu 29. Một đoạn mạch điện gồm một điện trở thuần mắc nối tiếp với một tụ điện. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 150 V, tần số 100 Hz. Dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng 1A. Công suất tiêu thụ đoạn mạch là 120 W. Điện dung của tụ điện là A. 17,68 μF. B. 37,35 μF. C. 74,60 μF. D. 32,57 μF. Câu 30. Một sợi dây đàn hồi dài 1 m treo lơ lửng trên một cần rung. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 8 m/s. Khi cần rung thay đổi tần số từ 100 Hz đến 130 Hz thì số lần nhiều nhất có thể quan sát được sóng dùng với số bụng sóng khác nhau là A. 5 lần. B. 3lần. C. 6 lần. D. 8 lần Câu 31. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng (Y-âng), khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm và 660 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Biết vân sáng chính giữa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là A. 29,7 mm. B. 4,9 mm. C. 9,9 mm. D. 9,8 mm. Câu 32. Hai con lắc đơn được treo ở trần một căn phòng, dao động điều hòa với chu kì 1,6 s và 1,8 s, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Tại thời điểm t = 0, hai con lắc đi qua vị trí cân bằng theo cùng chiều. Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ t = 0 đến thời điểm hai con lắc cùng đi qua vị trí cân bằng lần kế tiếp là A. 12,8 s. B. 7,2 s. C. 14,4 s. D. 6,4 s. Câu 33. Đặt điện áp xoay chiều u = 220 √2 cos(100πt) V ( với t tính bằng giây) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R = 100 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = √ H và tụ điện có điện dung C = F. Điện √ năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong thời gian 1 giờ? A. 360 kJ. B. 1 kWh. C. 6 kWh. D. 360 kW. Câu 34. Một học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kì dao động của một con lắc đơn bằng cách xác định khoảng thời gian để con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần. kết quả 4 lần đo liên tiếp của bạn học sinh này là 21,3 s; 20,2 s; 20,9 s và 20,0 s. Biết sai số khi dùng đồng hồ này là 0,2 s (bao gồm sai số chủ quan khi bấm và sai số dụng cụ). Theo kết quả trên thì cách viết giá trị của chu kì T nào nêu sau đây là đúng? A. T = 2,13 ± 0,02 s. B. T = 2,00 ± 0,02 s. C. T = 2,06 ± 0,02 s. D. T = 2,06 ± 0,2 s. Câu 35. Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 19 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos20πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng, gần A nhất sao cho phần từ chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với các nguồn. Khoảng cách từ M tới AB là A. 2,86 cm B. 3,99 cm C. 1,49 cm D. 3,18 cm Câu 36. Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt) V vào hai đầu một tụ điện có điện dung C= Ở thời điểm t1, giá trị của điện áp là u1 = 100 √3 V và dòng điện trong mạch là i = - 2,5 A. Ở thời điểm t2 các giá trị điện áp và dòng điện là 100 V và 2,5 √3 A. Điện áp cực đại giữa hai đầu tụ điện là A. 200√2 V. B. 100 V. C. 200 V. D. 100√2 V Câu 37. Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có tần số thay đổi được. Khi tần số điện áp là f thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng 1. Khi tần số điện áp là 2f thì hệ số công suất của đoạn mạch là √2/2. Mối quan hệ giữa cảm kháng, dung kháng và điện trở thuần của đoạn mạch khi tấn số bằng 2f là A. 2ZL = ZC = 3R. B. ZL = 2ZC = 2R. C. ZL = 4ZC = 4R/3. D. ZL= 4ZC = 3R. Câu 38. Một quả bóng có dung tích 2,5l. Người ta bơm không khí ở áp suất 105Pa vào qủa bóng. Mỗi lần bơm được 125cm3 không khí. Coi nhiệt độ là không đổi và quả bóng trước khi bơm không có không khí. Áp suất không khí trong quả bóng sau 20 lần bơm là A. 105Pa. B. 1,5.105Pa. C. 2.105Pa. D. 2,5.105Pa. Câu 39. Điện năng được truyền từ nơi phát đến nơi tiêu thụ là một nhà máy có 10 động cơ điện giống nhau, bằng đường dây tải một pha với hiệu suất truyền tải là 96 %. Nếu nhà máy lắp tăng thêm 2 động cơ điện cùng loại và điện áp ở nơi phát không đổi thì hiệu suất truyền tải điện năng trên đường dây tải lúc đó là A. 95,16 % B. 88,17 % C. 89,12 % D. 92,81 % Gv: Huỳnh Phước Tuấn - Đt: 0913.839.112 Trang 3
  4. TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI THỬ - Đề 3 - Năm học: 2018 - 2019 Câu 40. Tại O có một nguồn âm điểm phát sóng âm đẳng hướng với công suất không đổi ra môi trường không hấp thụ âm. Một người cầm một máy đo cường độ âm và đi bộ từ A đến C theo một đường thẳng để xác định cường độ âm. Biết rằng khi đi từ A đến C cường độ âm tăng từ I đến 4I rồi lại giảm xuống I. Tỉ số AO/AC bằng A. √2/3. B. 1/3. C. √3/3. D. 3/4. Câu 41. Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất với AB = 18cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 1,6 m/s. B. 2,4 m/s. C. 4,8 m/s. D. 3,2 m/s. Câu 42. Đặt điện áp xoay chiều u0 = U0cos100πt (V ) vào mạch điện gồm cuộn dây, tụ điện C và điện trởR. Biết điện áp hiệu dụng của tụ điện C, điện trở R là UC = UR = 60 V, dòng điện sớm pha hơn điện áp của mạch là π/6 và trễ pha hơn điện áp cuộn dây là π/3. Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch có giá trị: A. 82 V. B. 60 V. C. 82√2 V. D. 60√2 V Câu 43. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30°. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s². Vận tốc của vật ở chân dốc gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 12 m/s. B. 10 m/s. C. 9 m/s. D. 5 m/s. Câu 44. Hai bình điện phân mắc nối tiếp với nhau trong một mạch điện, bình 1 chứa dung dịch CuSO4 có các điện cực bằng đồng, bình 2 chứa dung dịch AgNO3 có các điện cực bằng bạc. Trong cùng một khoảng thời gian nếu lớp bạc bám vào catot của bình thứ 2 là m2 = 41,04g thì khối lượng đồng bám vào catot của bình thứ nhất là bao nhiêu. Biết ACu = 64, nCu = 2, AAg = 108, nAg = 1 A. 12,16g B. 6,08g C. 24, 32g D. 18,24g Câu 45. Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 2 N/m và vật nhỏ khối lượng 40 g. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị giãn 20 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Kể từ lúc đầu cho đến thời điểm tốc độ của vật bắt đầu giảm, thế năng của con lắc lò xo đã giảm một lượng bằng A. 79,2 mJ. B. 24,4 mJ. C. 240 mJ. D. 39,6 mJ. Câu 46. Hai con lắc lò xo ngang dao động điều hòacùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của hai vật đều nằm trên đường thẳng đo qua O và vuông góc với Ox. Đồ thị (1), (2) lần lượt biểu diễn mối liên hệ giữa lực kéo Fkv và li độ x của con lắc 1 và con lắc 2. Biết tại thời điểm t, hai con lắc có cùng li độ và đúng bằng biên độ của con lắc 2, tại thời điểm t1 ngay sau đó, khoảng cách của hai vật theo phương Ox là lớn nhất. Động năng của con lắc 2 tại thời điểm t1 là: A. 0,375mJ B. 10mJ C. 11,25mJ D. 15mJ Câu 47. Con lắc lò xo treo gồm lò xo có độ cứng 200 N/m, quả cầu M có khối lượng 1 kg đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 12,5 cm. Khi quả cầu xuống đến vị trí thấp nhất thì có một vật nhỏ khối lượng 500 g bay theo phương trục lò xo, từ dưới lên với vận tốc v tới dính vào chặt vào M. lấy g = 10 m/s2. Sau va chạm, hai vật dao động điều hòa. Biên độ dao động của hệ hai vật sau va chạm là 20 cm. Tốc độ v có giá trị bằng A. 6 m/s. B. 3 m/s. C. 8 m/s. D. 12 m/s. Câu 48. Đặt một điện áp u =U0 cos100π t(V) vào 2 đầu đoạn mạch Abgoomf điện trở thuần R, tụ điện có điện dungC thay đổi được và cuộn thuần cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên.Gọi M là điểm nối giữa tụ điện và cuộn thuần cảm. Khi điều chỉnh điện dung đến giá trị C = C0 = thì điện áp hiệu dụng UAM đạt cực đại và bằng 60√3(V). Hỏi U0 có giá trị bằng bao nhiêu? A. 120√2 (V ) B. 120 (V ) C. 60√3 (V ) D. 60√2 (V) Câu 49. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính sửa (kính đeo sát mắt, nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt xấp xỉ bằng A. 16,7cm. B. 22,5cm. C. 17,5cm. D. 15cm. Câu 50. Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L0, đoạn mạch X và tụ điện có điện dung C0 mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Điện áp hai đầu (L0, X) và hai đầu (X, C0) lần lượt là u1 = 100cos(ωt) V và u2 = 200cos(ωt – π/3) V. Biết  . Điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch X là A. 50√2 V. B. 100√2 V. C. 25√14 V. D. 25√6 V. HẾT Gv: Huỳnh Phước Tuấn - Đt: 0913.839.112 Trang 4