Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hậu Lộc

doc 6 trang thungat 2330
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hậu Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_ma_de_132_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hậu Lộc

  1. SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẤN 1 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN THI: HÓA HỌC (Đề thi gồm có 04 trang, 40 câu) Thời gian làm bài: 50 phút Mã đề thi 132 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là A. Saccarozơ. B. Protein. C. Tinh bột. D. Glucozơ. Câu 2: Chất có tính lưỡng tính là A. NaOH. B. NaHCO3. C. KNO3. D. NaCl. Câu 3: Chất không phải axit béo là A. axit axetic. B. axit panmitic. C. axit stearic. D. axit oleic. Câu 4: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 19,2. B. 9,6. C. 8,2. D. 16,4. Câu 5: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 2,0. B. 2,2. C. 6,4. D. 8,5. Câu 6: Cho dãy các chất: CH 3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 7: Vinyl axetat có công thức là A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH=CH2. D. CH3COOCH3. Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO 3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36. Câu 9: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy A. không có hiện tượng gì. B. có bọt khí thoát ra. C. có kết tủa trắng. D. có kết tủa trắng và bọt khí. Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh A.CH3COOH. B. H2O C. C2H5OH. D. NaCl. Câu 11: Kim loại sắt không phải ứng được với dung dịch A.H2SO4 loãng. B. HNO3 loãng. C.HNO3 đặc, nguội. D. H2SO4 đặc, nóng Câu 12: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 13: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam gly cần vừa đủ Vml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 200. B. 100. C. 150. D. 50. Câu 14: Nhiệt phân hỗn hợp gồm NH 4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được sau phản ứng là: A. CuO, Ag2O, FeO. B. CuO, Ag, Fe2O3 C. Cu, Ag, FeO. D. CuO, Ag, FeO. Câu 15: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là A. H2 B. CO2 C. N2 D. O2 Câu 16 : Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 5,00 B. 19,70 C. 10,00 D. 1,97 Câu 17: Chất X có M = 60 phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. X là A.axit fomic. B. metyl fomat. C. axit axetic. D. ancol propylic. Câu 18: Cho các phát biểu sau về phenol (a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh. (b) Phenol có tính axít nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím. (c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
  2. (d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen. (e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 8. B. 7. C. 5. D. 4. Câu 20: Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 (3) Na2SO4 + BaCl2 (4) H2SO4 + BaSO3 (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion thu gọn là: A. (1), (2), (3), (6). B. (3), (4), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1),(2), (3), (5), (6). Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Sản phẩm cháy lần cho lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH đặc, dư thấy khối lượng bình 1 tăng 2,52(g) và bình 2 tăng 4,4(g). hai hiđrocacbon đó là A. C4H8; C5H10 B. C3H8 và C4H10 C. C2H6; C3H8 D. C2H4 và C3H6 Câu 22: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl; HCOOC6H5; C6H5COOCH3 ; HO-C6H4-CH2OH, CH3CCl3, CH3COOC(Cl2)-CH3, HCOOC6H4Cl Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao tạo ra sản phẩm có chứa 2 muối A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 23: Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện thích hợp) thu được sản phẩm chính là A. 2-metybutan-2-ol. B. 3-metybutan-2-ol. C.3-metylbutan-1-ol. D.2-metylbutan-3-ol. Câu 24: Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (5). C. (1), (3) và (5). D. (3), (4) và (5). Câu 25: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 26: Cho dãy các chất: C 6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là : A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (3), (1), (5), (2), (4). C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3). Câu 27: Trong các phát biểu sau + (1) Trong NH3 và NH4 , nitơ đều có số oxi hóa -3. + (2) Trong NH3 và NH4 , nitơ đều có cộng hóa trị 3. (3) C«ng thøc cña ph©n supephotphat kÐp lµ Ca(H2PO4)2 (4) §Ó t¹o ®é xèp cho mét sè lo¹i b¸nh cã thÓ dïng muèi NH4NO2 (5) Kim cương là tinh thể phân tử (6) §é dinh d­ìng cña ph©n kali ®­îc ®¸nh gi¸ b»ng hµm l­îng % cña K. Số phát biểu không đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D.1. Câu 28: Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là A. 3,94 gam. B. 7,88 gam. C. 11,28 gam. D. 9,85 gam. Câu 29: Từ 6,2 kg photpho điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%) A. 100 lít. B. 80 lít. C. 40 lít. D. 64 lít. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol, cần dùng vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 12,32 lít CO2. Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V gần nhất với A. 12,31. B. 15,11. C. 17,91. D.8,95.
  3. Câu 31: Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là A. 42,34 lít. B. 42,86 lít. C. 34,29 lít. D. 53,57 lít. Câu 32: Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch X. Thêm 400ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là: A. 0,56 mol. B. 0,4 mol. C. 0,58 mol. D. 0,48 mol. Câu 33: Cho các phát biểu sau Các phát biểu không đúng là Glucozơ có phản ứng thuỷ phân tạo ancol etylic (1) Mantozơ và saccarozơ có liên kết glicozit (2) Mantozơ và fructozơ có khả năng làm mất màu dung dịch nước Br2 (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau (4) Mantozơ và fructozơ có khả năng tham gia tráng gương. (5) A. 3, 4. B. 2, 5. C. 1, 3, 4. D. 3, 4, 5 Câu 34: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H 2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần với A. 2,5. B. 3,0. C. 1,0. D.1,5. Câu 35: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X,Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại dưới bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng T Nước Br2 Kết tủa trắng Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, alinin. B. Hồ tinh bột, alinin, lòng trắng trứng, glucozơ. C. Hồ tinh bột; lòng trắng trứng; alinin; glucozơ. D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, alinin. Câu 36: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (M X < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lit CO 2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150ml dung dịch KOH 1M là A. 10,54 gam. B. 14,04 gam. C. 12,78 gam. D. 13,66 gam. Câu 37: Cho m gam dung dịch Na2CO3 21,2% vào 120 gam dung dịch B gồm XCl 2 và YCl3 (tỉ lệ mol 1:2, X và Y là hai kim loại nhóm A) thu được dung dịch D, khí E và 12 gam kết tủa. Tiếp tục cho 200 gam dung dịch AgNO3 40,5% vào dung dịch D thì thu được dung dịch G chỉ chứa muối nitrat, trong đó nồng độ của NaNO3 là 9,884%. (Dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất). Nồng độ % của XCl2 là A. 3,958%. B. 7,917%. C. 11,125%. D. 5,563% . Câu 38: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO 2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất là: A. 28. B. 34. C. 32. D. 18. + + 2- 2- Câu 39: Có 500ml dung dịch X chứa Na , NH4 , CO3 và SO4 . Lấy 100ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, thể tích khí đều đo ở đktc. khối lượng muối có trong 300ml X là A. 71,4 gam. B. 23,8 gam. C. 47,6 gam. D.119 gam Câu 40: Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
  4. Tổng nồng độ phần trăm khối lượng của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là A. 51,08%. B. 42,17%. C. 45,11%. D. 55,45%. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học HẾT
  5. Câu 3: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (M X trong E có X là HCOOH (x mol), Y là CmH2m-2kO2 (y mol) k là số lk trong gốc h-c và T là CnH2n-2k-2O4 (z mol). - Theo đề ra pư tráng gương => x + z = 0,06 (1) - Theo bảo toàn khối lượng mE = mC + mH + mO => mO = 3,52 => nO = 0,22 mol => 2x + 2y + 4z = 0,22 => x + y + 2z = 0,11 (2) => y + z = 0,05 - vì nCO2 – nH2O = 0,07 => ky + kz +z = 0,07  0,05k + z = 0,07 => k = 1; z = 0,02 mol => x = 0,04; y = 0,03 - nCO2 = x + my + nz = 0,25  0,04 + 0,03m + 0,02n = 0,25 => 3m + 2n = 21 => n = 3, m = 6 => X là HCOOH, Y là CH2=CH-COOH và T là HCOO-CH2-CH2-OCO-CH=CH2 => Chất rắn gồm 0,06 mol HCOOK; 0,05 mol C2H3COOK và 0,04 mol KOH dư => m = 84.0,06 + 110.0,05 + 56.0,04 = 12,78 gam. Câu 13: Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z, este T. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước . Cho Y trong 0,2 mol X tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3, đun nóng sau phản ứng được m gam Ag (hiệu suất phản ứng 100%). Giá trị lớn nhất của m là A. 32,4g B. 64,8g C. 16,2g D. 21,6g Giải - nCO2 = nH2O => các chất trong X đều no. Y có dạng RO (a mol), Z và T dạng R’O2 (b mol) => a + b = 0,2 (1) - Theo bảo toàn nguyên tố O: nO(X) = 3.0,525-2.0,625 = 0,325 => a + 2b = 0,325 (2) - Từ (1,2) => a = 0,075 mol và b = 0,125 mol => nAg lớn nhất = 4nX = 0,3 mol => m = 108.0,3 = 32,4 gam Câu 21: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư thu được dung dịch Y chứa m + 109,4 gam muối và V lít (đktc) hỗn hợp khí X có tổng khối lượng 11,2 gam. Biết rằng khi cho NaOH dư vào Y đun nóng nhẹ thấy có 1,12 lít khí (đktc) thoát ra . Giá trị lớn nhất của V có thể là A.5,6 B. 4,48C.6,72 D. 8,4 Giải - NH4NO3 = 0,05 mol => m NH4NO3 = 4,0 gam - Klg muối nitrat KL = m + 109,4 – 4,0 = m + 105,4 => klg gốc NO3 = 105,4 gam => nNO3 = 1,7 mol => ne do KL nhường = nNO3 = 1,7 mol => số mol (e) X nhận = 1,7 – 8.0,05 = 1,3 mol - hh X quy đổi thành N (a mol) và O (b mol). => 14a + 16b = 11,2 (1) và 5a – 2b = 1,3 (2) => a = 0,4 mol và b = 0,35 mol => hh X lớn nhất là NO = 0,35 mol và N2 = 0,025 mol => V = 22,4.0,375 = 8,4 lít Câu 22: Cho m gam dung dịch Na2CO3 21,2% vào 120 gam dung dịch B gồm XCl2 và YCl3 (tỉ lệ mol 1:2, X và Y là hai kim loại nhóm A) thu được dung dịch D, khí E và 12 gam kết tủa . Tiếp tục cho 200 gam dung dịch AgNO3 40,5% vào dung dịch D thì thu được dung dịch G chỉ chứa muối nitrat, trong đó nồng độ của NaNO3 là 9,884%. Biết dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất. Nồng độ % của XCl2 là A. 3,958% B. 7,917% C. 11,125% D. 5,563% Giải Gọi số mol của XCl2 là a và YCl3 là 2a - Na2CO3 + XCl2 → XCO3↓ + 2NaCl a a a 2a
  6. 3Na2CO3 + 2YCl3 → 2Y(OH)3↓ + 6NaCl + 3CO2↑ 3a 2a 2a 6a 3a - m = 106.4a.100:21,2 = 2000a - mD = 2000a + 120 – 12 – 132a = 1868a + 108 - AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3 8a 8a 8a 8a - mG = 1868a + 108 + 200 – 1148a = 720a + 308 - mNaNO3 = 86.8a = 680a => 680a:(720a + 308) = 0,09884 => a = 0,05 mol => (X+60)a + (Y + 51)2a = 12 => X + 2Y = 78 => X = 24 (Mg), Y = 27 (Al) => mMgCl2 = 95.0,05 = 4,75 gam => %MgCl2 = 4,75:120.100% = 3,958%