Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

docx 6 trang thungat 2790
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2017_201.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

  1. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Năm học 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : (1) Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.( ) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. ( ) Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi. Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính, trên "smartphone" bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài. (2) Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã. (3) Hoạt động xã hội, đây là dòng sông cuộc đời. Phù sa sẽ về với bạn để mùa màng, cây lá tốt tươi. Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình yêu thương, cảm thông và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn. Đây cũng là cách để bạn tận hiến những gì cao đẹp cho đời. (Trích Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Đại học sư phạm Hà Nội nhân dịp kỉ niệm ngày 26/ 03/ 2016) Câu 1: Những quan điểm chủ yếu của người viết trong đoạn trích trên là gì? Câu 2: Trong đoạn (1), người viết đã sử dụng những thao tác lập luận nào? Câu 3: Theo anh/ chị, các ý kiến sau có mâu thuẫn nhau không? Tại sao? - "Tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp" - "Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình yêu thương, cảm thông và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn." Câu 4: Anh/ chị có lời khuyên nào dành cho những bạn trẻ vẫn còn "thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi" hay "đắm đuối trên màn hình máy tính, trên "smartphone" bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian"?
  2. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 ĐIỂM) Câu 1. (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về bài học được nêu trong phần đầu của văn bản đọc hiểu:"Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng." Câu 2: (5.0 điểm) Đề bài: Cùng yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời nhưng nếu ở bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) là sự vị tha, bao dung, lạc quan thì ở người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục. Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. . HẾT
  3. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT NGÔ THÌNHẬM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM Môn thi: NGỮ VĂN Phần I: Đọc hiểu Câu 1(0.5 điểm): Những quan điểm chủ yếu của người viết trong đoạn trích: Tuổi xuân của con người rất đáng quý. Không được để tuổi xuân trôi qua phí hoài, phải biết làm những việc có ý nghĩa. Cần chuẩn bị nền tảng về mọi mặt cho tương lai: Tích lũy tri thức, xây dựng các chuẩn mực, tích cực hoạt động xã hội. Câu 2(0.5 điểm): Người viết đã sử dụng thao tác lập luận: Bình luận, bác bỏ. Câu 3 (1.0 điểm): 2 ý kiến không mâu thuẫn nhau vì: Tri thức và thực tiễn đều là những điều cần thiết cần chuẩn bị để đạt được thành công. Tri thức và hoạt động thực tiễn phải đi liền với nhau. Câu 4 (1 điểm): Lời khuyên dành cho những bạn trẻ vẫn còn "thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi" hay "đắm đuối trên màn hình máy tính, trên "smartphone" bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian": Phải biết quý trọng tuổi trẻ vì tuổi trẻ rất ngắn ngủi, ta sẽ phải hối tiếc nếu để tuổi trẻ trôi qua một cách vô nghĩa. Đừng lãng phí thời gian cho những việc vô bổ, hãy tích lũy tri thức và tích cực tham gia các hoạt động xã hội có ích. Phần 2: TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1: (2 điểm) 1. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn (0.25 điểm) 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm) Mỗi người phải hết mình, sống chủ động để tuổi trẻ không trôi qua một cách vô nghĩa, phí hoài. 3. Triển khai vấn đề nghị luận (1, 0 điểm) Gợi ý:
  4. * Giải thích: Tuổi trẻ là khoảnh khắc tươi đẹp tràn đầy khát vọng, là thời gian sống tận hưởng và cống hiến, bởi thế đó là quãng thời gian ý nghĩa nhất của đời người. Tuổi trẻ quý giá là thế nhưng lại vô cùng ngắn ngủi, để lại nhiều luyến tiếc. Mỗi người phải hết mình, sống chủ động để tuổi trẻ không trôi qua một cách vô nghĩa, phí hoài. * Bình luận: Tuổi trẻ một khi đã trôi qua thì không bao giờ trở lại, cho nên tuổi trẻ phải sống sao cho có ý nghĩa nhất: Theo đuổi hy vọng, ước mơ, hoài bão phía trước Đừng chờ đợi mà phải biết nắm bắt cơ hội và những điều thú vị Trân trọng những mối quan hệ, tình cảm cao quý Tuổi trẻ rất đáng quý nhưng cũng rất ngắn ngủi, đừng để hối hận vì lối sống buông thả, lối sống vị kỉ, thích hưởng thụ mà không thích cho đi -> Cho dẫn chứng minh họa * Rút ra bài học: Đừng sống quá gấp quá vội mà quên mất tận hưởng cuộc sống Hãy dành chút thời gian quan tâm hơn đến gia đình và những người thân yêu. Tích lũy kiến thức, hoạt động xã hội để đem lại những điều tốt đẹp cho đời và cho chính mình. Đôi lúc cần phải sống chậm lại, lắng sâu suy nghĩ. -> Hãy sống trọn từng khoảnh khắc và hướng về tương lai 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu(0.25đ): Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt 5. Sáng tạo(0.25 đ): Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận Câu 2 ( 5.0 Điểm): a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.25 đ) Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0.5 điểm) Cùng yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời nhưng nếu ở bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) là sự vị tha, bao dung, lạc quan thì ở người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 1* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm: (0.5 điểm)
  5. 2* Giải thích ý kiến(0.5 đ): Ý kiến chỉ ra sự giống nhau của hai nhân vật: đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời; đồng thời chỉ ra sự khác nhau: tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan; còn tình yêu thương con của người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục. Đó là những nét riêng của tình mẫu tử trong hai tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân và “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu. * 3. Chứng minh( 2 đ): a/ Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời. - Bà cụ Tứ: + Khi biết người phụ nữ theo không con mình về làm vợ, bà cụ Tứ lặng người, cúi đầu nín lặng, khóc, vừa xót xa cho số kiếp con trai, vừa tủi thân, tủi phận cho chính mình vì ngèo mà không lấy nổi vợ cho con. + Đồng cảm với người vợ nhặt “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình”, đồng cảm với con trai “ Mà con mình mới có được vợ”, vun vén cho hạnh phúc của đôi trẻ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng ” - Người đàn bà hàng chài: + Tình yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời khiến chị phải nhẫn nhục, chịu đựng sự đày ải tàn nhẫn của người chồng để con thuyền có người đàn ông khỏe mạnh “chèo chống khi phong ba” và “để cùng làm ăn nuôi nấng một sấp con” + Khi đối thoại với Phùng và Đẩu ở Tòa án huyện, chị đã nói “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. b/ Sự khác biệt: b1/ Tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan. - Thấu hiểu việc vượt quyền cha mẹ của Tràng - Cảm thông, xót thương cho tính cách và trân trọng giá trị của người vợ nhặt. - Suy nghĩ, hành động, lời nói luôn lạc quan, hướng về tương lai trong những ngày đói. + Bà truyền cho con cái niềm hi vọng “không ai khó ba đời” + Hành động xăm xắm thu dọn, quét tước nhà cửa. + Dự định ngăn buồng cho đôi trẻ, mua đôi gà, bữa cơm mừng dâu mới với “chè khoán” b2/ Tình yêu thương con của người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục: - Người đàn bà hàng chìa chịu đựng, hi sinh xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh
  6. khi các con đã lớn vì sợ các con sẽ bị tổn thương khi chứng kiến cảnh bạo lực đau lòng. - Vì lo những phản ứng dữ dội của thằng Phác có thể làm điều dại dột với ba nó mà chị phải cắn răng gửi thằng con chị yêu thương nhất lên rừng ở với ông ngoại đã nửa năm nay. - Khi chồng đánh đập đau đớn chị lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục như một người câm nhưng khi thằng Phác lao vào đánh bố để cứu mẹ, chị lại không nén nổi nỗi đau đớn. Chị “mếu máo” gọi con. “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra”, “chắp tay vái lấy vái để rồi ôm chầm lấy”. Đó là nỗi đau của người mẹ khi không che chắn nổi cho tuổi thơ của các con được trong sáng, nỗi sợ hãi cho sự phát triển tính cách của con trong môi trường tăm tối, bạo lực 4. Đánh giá(0.5 đ): - Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến: + Chỉ ra được những khác biệt trong tình yêu thương con của hai nhân vật. Từ đó giúp người đọc nhận ra được những nét độc đáo của mỗi hình tượng, những khám phá riêng trong cách thể hiện, xuất phát từ cái nhìn khác nhau về con người của hai nhà văn trong hai giai đoạn văn học khác nhau. + Đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự gặp gỡ trong tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn và những tư tưởng, tình cảm mà họ gửi gắm. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu(0.25đ): Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt 6. Sáng tạo(0.5 đ): Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận