Giáo án môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Hồng Phong

doc 168 trang thungat 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2019_2020_truong_thpt_le.doc

Nội dung text: Giáo án môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Hồng Phong

  1. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Ngày soạn: 13/08/2019 Ngày dạy: Tiết số: 01 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững lại những kiến thức cơ bản của Lịch sử thế giới cận đại về châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ giữa thế kỉ XIX -> đầu thế kỉ XX. Về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và kết cục của nó. Về những thành tựu văn hoá thời cận đại. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thông hoá kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, lập bản thống kê. 3. Tư tưởng - Củng cố một số tư tưởng cơ bản được tiến hành giáo dục ở các bài. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Phát triển cho học sinh năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới cận đại - Tranh ảnh, lược đồ cho bài tổng kết - Dùng các câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi lịch sử giúp hs ôn lại kiến thức đã học. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP ( 5 phút) * Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về những sự kiện của lịch sử thế giới cận đại. Qua đây, HS có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi. Giáo viên thông qua bài học nhằm củng cố cho các em những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử thế giới cận đại; đây chính là nền tảng để các em tiếp thu phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000). * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau: Câu 1. Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản? Câu 2. Vì sao sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản lại tiến hành cách mạng công nghiệp? Vì sao cách mạng công nghiệp lại diễn ra sớm nhất ở Anh? * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. - Phần lịch sử thế giới cận đại từ cách mạng Hà Lan đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga có những nội dung: + Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. + Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế và sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 1
  2. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Để hiểu rõ các nội dung trên bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức đã học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại (Thời gian: 15 phút) 1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: HS xác định những sự kiện lịch sử cơ bản của lịch sử thế giới thời cận đại. - Phương pháp: Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử + Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình) + Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, phim tư liêu) - Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật giao nhiệm vụ. 2. Hình thức tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt (Phương thức) (Gợi ý sản phẩm) * Hoạt động: Cá nhân - GV hướng dẫn HS xác định những sự kiện - Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và lịch sử cơ bản của thời cận đại. sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. - HS trả lời: - Sự phát triển của phong trào công + Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự nhân quốc tế. phát triển của chủ nghĩa tư bản. - Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, - Sự phát triển của phong trào công nhân phong trào đấu tranh của các dân tộc quốc tế. chống chủ nghĩa thực dân. - Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, phong - Mâu thuẫn của các nước đế quốc dẫn trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. nghĩa thực dân. - Mâu thuẫn của các nước đế quốc dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. - GV phát phiếu học tập cho học sinh lập bảng hệ thống về các sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại (theo mẫu ) Thời Sự kiện –nội dung cơ Kết quả, ý gian bản nghĩa HOẠT ĐỘNG 2: Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại (Thời gian: 20 phút) 1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: HS xác định những sự kiện lịch sử cơ bản của thời cận đại. - Phương pháp: Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử + Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình) + Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, phim tư liêu) - Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật giao nhiệm vụ. 2. Hình thức tổ chức hoạt động Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 2
  3. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt (Phương thức) (Gợi ý sản phẩm) * Hoạt động: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân sâu xa, a/ Thắng lợi của cách mạng tư sản và nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ các cuộc sự xác lập của chủ nghĩa tư bản cách mạng tư sản? - Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn - HS trả lời giữa lực lượng sản xuất TBCN với + Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi lực lượng sản xuất TBCN với quan hệ sản thời. xuất phong kiến đã lỗi thời. - Nguyên nhân trực tiếp có sự khác + Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ nhau ở từng nước của các cuộc cách mạng tư sản ở từng nước - Động lực CM: quần chúng nhân dân khác nhau. - Lãnh đạo CM: chủ yếu là giai cấp tư -GV: Lãnh đạo, động lực của các cách mạng sản hoặc quí tộc tư sản hoá. tư sản? - HS trả lời - Hình thức diễn biến của các cuộc + Lãnh đạo chủ yếu là giai cấp tư sản. CMTS không giống nhau (có thể là nội + Động lực CM: quần chúng nhân dân. chiến, chiến tranh giành độc lập, cải - GV nhắc lại: CM tư sản Anh: tư sản, quí cách ) tộc mới; CM tư sản Pháp: tư sản; Chiến - Kết quả: Lật đổ chế độ phong kiến ở tranh giành độc lập: Tư sản, chủ nô. những mức độ nhất định, mở đường - GV nêu câu hỏi: Hình thức diễn biến của cho CNTB. các cuộc CMTS như thế nào? Hãy dẫn - Hạn chế: Hạn chế chung: chưa mang chứng? lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự - HS trả lời: bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp - GV: Kết quả, tính chất, ý nghĩa, hạn chế vô sản ngày càng tăng, của các cuộc cách mạng tư sản? - Hạn chế riêng ( tuỳ vào mỗi cuộc cách - HS trả lời: mạng). Chỉ có cách mạng Pháp thời kỳ + Lật đổ chế độ phong kiến ở những mức chuyên chính Giacôbanh đã đạt đến đỉnh độ nhất định. cao của cách mạng nên cuộc cách mạng + Tính chất đều là CMTS nhưng mức độ này còn có tính triệt để nhưng vẫn còn triệt để và hạn chế khác nhau. hạn chế) * Hoạt động: Cả lớp b/ Cách mạng công nghiệp Anh và quá - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Vì sao trình công nghiệp hoá ở châu Âu vào sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản lại tiến thế kỉ XIX hành cách mạng công nghiệp? Vì sao cách - CM công nghiệp khởi đầu ở Anh, sau mạng công nghiệp lại diễn ra sớm nhất ở đó la Pháp, Đức, Mĩ. Anh? - Hệ quả của CMCN Về hệ quả của cách mạng công nghiệp, + Sự phát minh ra máy móc, đẩy GV hướng dẫn HS nhận thức hai mặt quan mạnh sản xuất làm cơ sở cho việc giữ trọng: sự phát minh máy móc, đẩy mạnh sản vững và phát triển chủ nghĩa tư bản. xuất làm cơ sở cho việc giữ vững, phát triển + Xã hội phân chia thành 2 giai cấp chủ nghĩa tư bản và sự phân chia xã hội thành TS và VS đối lập nhau. hai giai cấp cơ bản đối lập nhau - giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 3
  4. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 * Hoạt động: Thảo luận nhóm c/ Sự phát triển của CNTB ở các nước - GV chia lớp làm 4 nhóm và đưa câu hỏi lớn Âu-Mĩ vào những năm 1850-1870, cho các em thảo luận. sự tiến bộ của khoa học-kĩ thuật vào + Nhóm 1: Sự phát triển KT của các nước cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX và việc Anh, Pháp trong những năm 1850 -1860 thể các nước tư bản Au- Mĩ chuyển sang hiện ở những điểm nào? giai đoạn ĐQCN + Nhóm 2: Vì sao vào những thập niên cuối - Sự phát triển KT của các nước Anh, của thế kỉ XIX, các nước Mĩ, Đức phát triển Pháp trong những năm 1850-1860 thể vượt Anh, Pháp? hiện ở sự kiện chuyển sang giai đoạn + Nhóm 3: Những thành tựu về khoa học-kĩ ĐQCN. thuật? - Những thập niên cuối của thế kỉ XIX, + Nhóm 4: Tình hình và đặc điểm của các nước Mĩ, Đức phát triển vượt Anh, CNĐQ ở các nước Anh, Đức, Pháp, Nhật, Pháp là do ứng dụng thành tựu khoa Mĩ? học-kĩ thuật vào sx (thể hiện qui luật + Nhóm 1: Sự phát triển KT của các nước phát triển không đều). Anh, Pháp trong những năm 1850-1860 thể - Những thành tựu về khoa học-kĩ hiện ở sự kiện chuyển sang giai đoạn ĐQCN. thuật. + Nhóm 2: Những thập niên cuối của thế kỉ XIX, các nước Mĩ, Đức phát triển vượt Anh, - Tình hình và đặc điểm của CNĐQ ở Pháp là do ứng dụng thành tựu khoa học-kĩ các nước Anh, Đức, Pháp, Nhật, Mĩ. thuật vào sx (thể hiện qui luật phát triển d/ Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ không đều). tư bản + Nhóm 3: Những thành tựu về khoa học kĩ + Giai cấp VS > < đq. * Hoạt động: Cá nhân e/ Phong trào công nhân - Lập niên biểu về phong trào công nhân thế - Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời giới từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.? (hoàn cảnh, nội dung). * Phong trào công nhân thế giới - Phong trào công nhân đầu thế kỉ XIX Th Nơ Mụ Kế ý đầu thế kỉ XX. ời gian i diễn c đích t quả nghĩa g/ Phong trào đấu tranh chống CNTD ra - Do yêu cầu phát triển của CNTB - Chế độ thống trị của CNTB được thiết lập ở các nước thuộc địa và phụ thuộc (những nét lớn về kinh tế, chính * Hoạt động 7: cả lớp. trị, xã hội) Về Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa - Phong trào đấu tranh giải phóng dân thực dân. tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh - ở phần này, GV hướng dẫn HS nhận thức mang những đặc điểm chung (giai cấp những vấn đề cơ bản, qua trao đổi và thực hiện thống trị phong kiến, phong trào đấu các câu hỏi và bài tập sau: tranh, nguyên nhân thất bại, hình thức đấu tranh) Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 4
  5. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Vì sao các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước phương Đông? (do yêu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản ) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 3 phút) * Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức mà học sinh đã được học về phần LSTGCĐ. * Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: - Lựa chọn phương án đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1. Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga A. Chiến tranh thế giới thứ nhất B. Cách mạng tháng Hai C. Cách mạng tháng Mười D. Luận cương tháng tư Câu 2. Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao? A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức D. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền Câu 3. Liên Xô là cụm từ viết tắt của A. Liên bang Xô viết B. Liên hiệp các Xô viết C. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian 2 phút) * Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: - Thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản. - Cách mạng công nghiệp Anh và quá trình công nghiệp hoá ở châu Âu vào thế kỉ XIX. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Câu 1: Kết quả, tính chất, ý nghĩa, hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản? Câu 2: Hệ quả của cách mạng công nghiệp? * Gợi ý sản phẩm Câu 1: - Kết quả: Lật đổ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho CNTB. Câu 2: + Sự phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất làm cơ sở cho việc giữ vững và phát triển chủ nghĩa tư bản. + Xã hội phân chia thành 2 giai cấp TS và VS đối lập nhau. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 5
  6. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Ngày soạn: 13/08/2019 Ngày dạy: Tiết số: 02 ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Nắm được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta. - Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đó. - Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. 2. Thái độ: - Bồi dưỡng HS lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc - Trân trọng sự hy sinh dũng cảm các chiến sĩ cách mạng tiền bối đã tranh đấu cho độc lập dân tộc. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp phân tích, nhận xét đánh giá sao sánh những sự kiện lịch sử những nhân vật lịch sử - Kĩ năng sử dụng bản đố van tranh ảnh lịch sử; biết tường thuật một sự kiện lịch sử. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Phát triển cho học sinh năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Tranh ảnh, lược đồ cho bài tổng kết - Dùng các câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi lịch sử giúp hs ôn lại kiến thức đã học. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút) * Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918. Qua đây học sinh có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi, nhưng không thể trả lời đầy đủ về những sự kiện nổi bật của lịch sử Việt Nam 1858-1918. Vì thế HS sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài ôn tập Lịch sử Việt Nam 1858-1918. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Chương trình lịch sử lớp 11, các em đã được học phần Lịch sử Việt Nam 1858-1918. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau: Câu 1. Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp? Câu 2. Đặc điểm của phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX? * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 6
  7. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian: 35 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về quá trình TDP xâm lược Việt Nam và phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam (Thời gian: 15 phút) * Mục tiêu: HS nắm được quá trình TDP xâm lược Việt Nam và những cuộc kháng chiến tiêu biểu của nhân dân Việt Nam chống Pháp cuối thế kỉ XIX. * Phương thức: Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử + Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình) + Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, phim tư liêu) * Hình thức tổ chức hoạt động - GV yêu cầu học sinh lập niên biểu về các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884), Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Cần Vương (1885 – 1896), Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918) + Bảng kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884) + Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Cần Vương (1885 – 1896) + Bảng kê các sự kiện chính của phong trào Yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918) HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về những nội dung chủ yếu (Thời gian: 20 phút) * Mục tiêu: HS nắm được rõ hơn nguyên nhân TDP xâm lược Việt Nam và những cuộc kháng chiến tiêu biểu của nhân dân Việt Nam chống Pháp cuối thế kỉ XIX. * Phương thức: Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử + Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình) + Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, phim tư liêu) * Hình thức tổ chức hoạt động - Gợi ý cách làm: GV nêu từng vấn đề về nội dung, tổ chức cho HS thảo luận nhóm. * Nội dung 1 : Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? + Hướng trả lời : Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhu cầu xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam giàu sức người, sức của * Nội dung 2 : Nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp? + Hướng trả lời : Thái độ không kiên quyết, ảo tưởng vào thương lượng, xa vời nhân dân của triều đình Huế. Trách nhiệm thuộc về triều đình Huế . * Nội dung 3 : Phong trào Cần vương + Hướng trả lời : Nguyên nhân, nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn, ý nghĩa lịch sử của phong trào . * Nội dung 4 : Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX ? Hướng trả lời : + Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ + Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc). + Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc . + Ý nghĩa: Chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được . * Nội dung 5 : Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX Hướng trả lời : Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 7
  8. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Nguyên nhân sự chuyển biến : tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật. - Những biểu hiện cụ thể: + Về chủ trương đường lối . + Về biện pháp đấu tranh + Về thành phần tham gia . C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 3 phút) * Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về lịch sử Việt Nam 1858-1918. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. Câu 1. Tại sao sau gần 40 năm (1858 – 1896), thực dân Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam? A. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược B. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc với các đế quốc khác C. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta D. Sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh Câu 2 Một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là A. Phong trào Cần vương B. Phong trào “tị địa” C. Phong trào cải cách – duy tân đất nước D. Phong trào nông dân Yên Thế D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - MỞ RỘNG (Thời gian: 2 phút) * Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: vì sao trong cùng hoàn cảnh châu Á lúc bấy giờ, NB thoát khỏi thân phận thuộc địa và lệ thuộc, trong khi Việt Nam và Trung Quốc lại mất chủ quyền dân tộc * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ: 1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: Lịch sử Việt Nam từ 1858-1918. 2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học. * Gợi ý sản phẩm: 1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: Lịch sử Việt Nam từ 1858-1918. 2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 8
  9. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Ngày soạn: 26/08/2019 Ngày dạy: Khối lớp (đối tượng): học sinh lớp 12 Số tiết: 02 CHỦ ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000) (Tiết 1) I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT - Trình bày và phân tích được những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Đó là sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. - Trình bày được những biểu hiện của sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh: Chiến tranh Đông Dương 1946 - 1954; Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953; Chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975. - Nêu và giải thích được những biểu hiện của xu hướng hoà hoãn Đông - Tây từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX). Phân tích tác động của xu thế đó với thế giới. - Nêu được các xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh với nội dung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. II. NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ - Sau CTTG thứ hai, thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường là Mĩ và Liên Xô, thậm chí có lúc như ở bên bờ vực chiến tranh thế giới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX. III. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức - Biết được những nét chính về tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai với đặc trưng cơ bản là thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Hiểu rõ vì sao đặc trưng cơ bản nêu trên là nhân tố chủ yếu, chi phối các mối quan hệ quốc tế và nến chính trị thế giới từ sau chiến tranh. - Nêu và phân tích được nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe – TBCN và XHCN. - Trình bày được những sự kiện trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây giữa hai phe TBCN và XHCN, những biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh. 2. Kĩ năng - Biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của lịch sử thế giới. - Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình, 3. Thái độ, tư tưởng - Nhận thức được chính từ đặc trưng đó nên ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình thế giới đã diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe trở nên đối dầu quyết liệt. - Hiểu được những chuyển biến khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và thấy được mối liên hệ mật thiết giữa cách mạng nước ta với tình hình thế giới, với cuộc đấu tranh giữa hai phe trong cuộc Chiến tranh lạnh. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 9
  10. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh II. CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ - Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á. Lược đồ thế giới trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh. - Máy vi tính kết nối máy chiếu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút). * Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về sự thay đổi của trật tự thế giới trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đây HS có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi về trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( hệ thống V-O), tổ chức Hội quốc liên nhưng không thể trả lời đầy đủ về trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai và tổ chức Liên Hợp quốc. Vì thế HS sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTG II. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Chương trình lịch sử lớp 11 phần thế giới kết thúc với bài Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Đặc biệt CTTG II kết thúc đã làm thay đổi lớn trật tự thế giới. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau: Câu 1. Sau CTTG I, trật tự thế giới được thiết lập như thế nào ? Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để bảo vệ trật tự ấy? Câu 2. Trật tự thế giới nào đã được hình thành sau CTTG II và tổ chức quốc tế nào đã ra đời để bảo vệ trật tự ấy? Câu 3. Vậy trật tự thế giới sau CTTG II là trật tự như thế nào ? Các nước trên thế giới làm gì để duy trì nền hòa bình, an ninh thế giới ? Việt Nam chịu tác động như thế nào của trật tự thế giới mới? * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. Vậy trật tự thế giới sau CTTGII là trật tự như thế nào? Các nước làm sao để duy trì được nền hòa bình, an ninh thế giới? VN chịu sự tác động ntn của trật tự thế giới mới, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Thời gian 30 phút) Hoạt động 1: Hội nghị Ianta và thỏa thuận của ba cường quốc ( cá nhân, cặp đôi, cả lớp). (Thời gian 15 phút) * Mục tiêu: HS trình bày được hoàn cảnh, những quyết đinh của Hội nghị Ianta và tác động của những quyết định đó đối với tình hình thế giới. * Phương thức: - Gv yêu cầu hs quan sát hình ảnh dưới đây và đọc thông tin SGK 12 trang 4,5,6, để trả lời các câu hỏi sau: +Hội nghị Ianta được triệu tập trong hoàn cảnh nào? +Những quyết định của hội nghị Ianta? +Tác động của hội nghị Ianta đối với tình hình thế giới? Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 10
  11. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và hoạt động cả lớp thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: * Hoàn cảnh lịch sử: - Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quốc tế cần phải giải quyết Hội nghị giữa nguyên thủ ba cường quốc Anh, Mĩ, Liên Xô đã họp ở Ianta (4 - 11/2/1945) * Những quyết định của Hội nghị Ianta: - Tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 11
  12. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Thỏa thuận vị trí đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng. + Châu Âu: Liên Xô đóng quân ở Đông Đức, Đông Béclin và Đông Âu; Mĩ, Anh, Pháp đóng quân ở Tây Đức, Tây Béclin và Tây Âu + Châu Á: Liên Xô tham gia chống Nhật; giữ nguyên thể trạng Mông Cổ; Liên Xô đóng quân ở vĩ tuyến 38 Bắc bán đảo Triều Tiên; Mĩ đóng quân ở vĩ tuyến 38 Nam bán đảo Triều Tiên * Tác động: Hình thành một khuôn khổ trật tự thế giới mới sau chiến tranh, được gọi là trật tự hai cực Ianta. Gv nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề. Hoạt động 2: Sự thành lập Liên hợp quốc (Thời gian 15 phút) * Mục tiêu: - Trình bày được sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc, mối liên hệ giữa Việt Nam và tổ chức lớn nhất hành tinh này. * Phương thức: Hoạt động nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: + Nhóm 1: Tìm hiểu sự ra đời và mục đích của tổ chức LHQ. + Nhóm 2: Tìm hiểu các nguyên tắc hoạt động của tổ chức LHQ. Yêu cầu HS nêu các nguyên tắc và giải thích các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. + Nhóm 3: Tìm hiểu các cơ quan của tổ chức LHQ Yêu cầu học sinh kể tên các cơ quan chính và một số cơ quan chuyên môn. Nêu ngắn gọn chức năng, vai trò của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an và Ban thư kí. + Nhóm 4: Tìm hiểu vai trò của tổ chức LHQ. Yêu cầu hs nêu vai trò của Liên hợp quốc từ khi thành lập đến nay, liên hệ với thực tế và kể tên một số cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam. - Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và trao đổi đàm thoại nhóm để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm, các học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên. * Gợi ý sản phẩm của nhóm 1. + Ra đời: - Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc nhân dân trên thế giới có nhu cầu thành lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới thay cho Hội quốc liên trước đây. - Hội nghị Ianta đã thỏa thuận sẽ thành lập tổ chức Liên hợp quốc. - 25/4 đến 26/6/1945 tại Xan Phranxixcô (Mĩ), đại diện của 50 nước đã thông qua hiến chương và thành lập tổ chức Liên hợp quốc. - 24/10/1945 hiến chương LHQ bắt đầu có hiệu lực. Ngày Liên hợp quốc. + Mục đích - Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 12
  13. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên. * Gợi ý sản phẩm của nhóm 2. + Nguyên tắc: - Tôn trọng quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự quyết. - Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 cường quốc (LX, Mĩ, A, P, TQ) Khi nhóm 2 giải thích các nguyên tắc thì cả lớp theo dõi và yêu cầu giải thích các nguyên tắc đó. ( chú trọng vào nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình và nguyên tắc sự nhất trí của 5 cường quốc (LX, Mĩ, A, P, TQ) * Gợi ý sản phẩm của nhóm 3 + Các cơ quan chính: + Cơ quan chuyên môn Giáo viên giúp hs phân biệt cơ quan chính và cơ quan chuyên môn của LHQ, phân biệt vai trò, chức năng của các cơ quan chính. *Gợi ý sản phẩm của nhóm 4 + Vai trò: + Liên hệ thực tế: + Gv nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 7 phút) 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Sự hình thành trật tự hai cực Ian ta, sự ra đời, mục đích hoạt động và vai trò của tổ chức Liên Hợp quốc. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: Câu 1.Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới - Ianta mới được hình thành như thế nào? Câu 2. Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì ? Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế? Câu 3. So sánh trật tự thế giới giữa hai thời kỳ theo “Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn” và “Trật tự hai cực Ianta. Câu 4. Hoàn thành bảng sau: Nội dung Liên Xô Mỹ Khu vực đóng quân Khu vực ảnh hưởng 3. Dự kiến sản phẩm - Học sinh dựa vào nội dung đã học hoàn thành những câu hỏi trên. Câu 1 và câu 2 như sách giáo khoa. Câu 3. So sánh trật tự thế giới giữa hai thời kỳ theo “Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn” và “Trật tự hai cực Ianta. D. VÂN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian 3 phút) 1. Mục tiêu: Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 13
  14. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: + Quan hệ quôc tế hiện nay. + Hòa bình, an ninh cho thế giới. + Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới và hội nhập, mở rộng quan hệ với quốc tế. + Tác động trật tự hai cực Ian đến cách mạng Việt Nam. - Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học sau như: các chính sách của Mĩ và các nước TB đồng minh các tổ chức của Liên Hợp quốc ở Việt Nam - HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan tới tổ chức Liên Hợp quốc 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1. Trước những biến động của tình hình biển Đông, Việt Nam có thể yêu cầu LHQ sử dụng những nguyên tắc hoạt động nào để giải quyết? 2. Cho những ví dụ cụ thể để minh họa cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và LHQ. 3. Trong trật tự thế giới hai cực Ianta, Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào? * Dự kiến sản phẩm: Câu 1: Học sinh trả lời là Việt Nam có thể yêu cầu sử dụng nguyên tắc: - Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 2: .Những ví dụ cụ thể để minh họa cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và LHQ. Việt Nam gia nhập LHQ 1977, trở thành ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kì 2008-2009, tham gia tích cực các hoạt động của LHQ. Câu 3: Trong trật tự thế giới hai cực Ianta, Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào ? - Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, sự can thiệp của Mĩ ( 1945-1954). - Mĩ xâm lược Việt Nam ( 1954-1975). IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 14
  15. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Ngày soạn: 26/08/2019 Ngày dạy: Khối lớp (đối tượng): học sinh lớp 12 Số tiết: 02 CHỦ ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000) (Tiết 2) I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT - Trình bày và phân tích được những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Đó là sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. - Trình bày được những biểu hiện của sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh: Chiến tranh Đông Dương 1946 - 1954; Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953; Chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975. - Nêu và giải thích được những biểu hiện của xu hướng hoà hoãn Đông - Tây từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX). Phân tích tác động của xu thế đó với thế giới. - Nêu được các xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh với nội dung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. II. NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ - Sau CTTG thứ hai, thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường là Mĩ và Liên Xô, thậm chí có lúc như ở bên bờ vực chiến tranh thế giới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX. III. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức - Biết được những nét chính về tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai với đặc trưng cơ bản là thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Hiểu rõ vì sao đặc trưng cơ bản nêu trên là nhân tố chủ yếu, chi phối các mối quan hệ quốc tế và nến chính trị thế giới từ sau chiến tranh. - Nêu và phân tích được nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe – TBCN và XHCN. - Trình bày được những sự kiện trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây giữa hai phe TBCN và XHCN, những biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh. 2. Kĩ năng - Biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của lịch sử thế giới. - Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình, 3. Thái độ, tư tưởng - Nhận thức được chính từ đặc trưng đó nên ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình thế giới đã diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe trở nên đối dầu quyết liệt. - Hiểu được những chuyển biến khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và thấy được mối liên hệ mật thiết giữa cách mạng nước ta với tình hình thế giới, với cuộc đấu tranh giữa hai phe trong cuộc Chiến tranh lạnh. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 15
  16. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh II. CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ - Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á. Lược đồ thế giới trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh. - Máy vi tính kết nối máy chiếu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút) *Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi mang tính chất gợi mở, tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh sẽ tích cực khám phá kiến thức trong bài học, tự lĩnh hội kiến thức, hiểu được mối quan hệ quốc tế phức tạp giữa các cường quốc trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh, các em sẽ tự giải thích được khái niệm thế nào là “Chiến tranh cục bộ”, thế nào là “Chiến tranh lạnh” * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Bằng kiến thức tìm hiểu thực tế, em hãy trả lời các câu hỏi sau: + Em hiểu thế nào là “Chiến tranh lạnh”?“Chiến tranh lạnh”đã bắt đầu và kết thúc như thế nào?Thế giới sau Chiến tranh lạnh có gì thay đổi? - GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. Học sinh báo cáo. GV nhận xét, chốt ý. * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 35 phút) Hoạt động 1. Tìm hiểu về mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu Chiến tranh lạnh (Thời gian 10 phút) * Mục tiêu: Học sinh nắm được nguồn gốc của mâu thuẫn Đông - Tây và những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh. * Phương thức(hoạt động cá nhân, cặp đôi) - Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trang 58, 59 SGK, kết hợp quan sát lược đồ sau cho biết: Bản đồ hai cực, hai phe Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 16
  17. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 + Vì sao mâu thuẫn Đông - Tây lại hình thành sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? + Lập bảng thống kê những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN. - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - HS: Tìm hiểu SGK để lập bảng so sánh những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh giữa hai phe - TBCN và XHCN trong thời gian 3 phút. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm a. Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông - Tây - Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô - Mĩ sau chiến tranh: Liên Xô muốn duy trì hòa bình, an ninh thế giới, giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc, nhưng Mĩ lại chống phá và ngăn cản. - Sự thành công và lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, Việt Nam, đã hình thành hệ thống XHCN nối liền từ Đông Âu sang châu Á  khiến Mĩ lo ngại sự bành trướng của CNXH. - Sau chiến tranh, Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, lại nắm độc quyền về bom nguyên tử  Mĩ muốn thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới, nhưng lại bị Liên Xô cản đường. b. Những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh Hành động của Mĩ Đối sách của Liên Xô và các nước TBCN và các nước XHCN - Ngày 12/3/1947, Mĩ đưa ra Học thuyết - Liên Xô đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Tơruman, mở đầu cho chính sách chống Đông Âu, Trung Quốc, khôi phục kinh tế Liên Xô và các nước XHCN và xây dựng chế độ mới - XHCN - Tháng 6/1947, Mĩ đưa ra Kế hoạch - Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước XHCN Mácsan, viện trợ các nước Tây Âu 17 tỉ thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) USD để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, để thúc đẩy sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau nhằm lôi kéo họ về phía mình giữa các nước - Năm 1949, Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập - Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước XHCN khối quân sự NATO nhằm chống lại Liên thành lập khối chính trị - quân sự Vácsava để Xô và các nước XHCN tăng cường sự phòng thủ và chống lại sự đe dọa của Mĩ, phương Tây  Sự ra đời của hai khối quân sự NATO và Vác sava đã xác lập rõ rệt cục diện hai phe, từ đó Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới. Hoạt động 2. Tìm hiểu về Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh kết thúc (Thời gian 13 phút) * Mục tiêu: Học sinh nắm được những biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai phe - TBCN và XHCN. * Phương thức(hoạt động cá nhân, cặp đôi) - Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trang 62, 63 SGK, kết hợp quan sát những hình ảnh sau, cho biết: Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 17
  18. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Malta - Địa Trung Hải + Hình ảnh trên gợi cho em nhớ tới sự kiện nào? những sự kiện nào chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe - TBCN và XHCN? + Vì sao hai siêu cường Liên Xô - Mĩ lại chấm dứt Chiến tranh lạnh? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu. - HS: Tìm hiểu nội dung trong SGK cùng với kiến thức thực tế để trả lời các câu hỏi GV vừa nêu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 18
  19. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - GV: Nhận xét, bổ sung, phân tích rồi chốt lại: GV cần nhấn mạnh xu thế hòa hoãn giữa hai bên được thể hiện rõ nhất từ khi Tổng thống Liên Xô M. Góocbachốp lên cầm quyền (1985). Ông đã kí kết với Mĩ nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật, trọng tâm là thỏa thuận thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược cũng như cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước. Trên cơ sở đó, tháng 12/1989, trong cuộc gặp không chính thức trên đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo Liên Xô là Tổng thống M. Góocbachốp và G. Bush (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh sau 43 năm kéo dài căng thẳng (1947 – 1989). * Gợi ý sản phẩm: - Biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai phe – TBCN và XHCN: + Tháng 11/1972, hai nước Đức kí Hiệp định lập mối quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức  làm giảm sự căng thẳng ở châu Âu. + Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược. + Tháng 8/1975, Mĩ, Canađa và 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác và giải quyết những vấn đề có liên quan giữa các nước bằng phương pháp hòa bình. + Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mĩ diễn ra nhiều cuộc gặp cấp cao + Tháng 12/1989, Tổng thống G. Góocbachốp và G.Bush (cha) kí kết chấm dứt Chiến tranh lạnh - Nguyên nhân khiến Xô - Mỹ kết thúc “chiến tranh lạnh”: + Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt. + Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ. + Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. + Xô - Mỹ thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình. - Ý nghĩa: chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Afganistan, Campuchia, Namibia Hoạt động 3. Tìm hiểu về thế giới sau Chiến tranh lạnh (Thời gian 12 phút). * Mục tiêu: Học sinh thấy được xu thế phát triển tất yếu của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. * Phương thức: - GV cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi. - GV yêu cầu HS đọc tư liệu SGK trang 64 để trao đổi, thảo luận. - GV đặt câu hỏi: + Nêu những biến đổi chính của tình hình thế giơi sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? + Hãy trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? - HS suy nghĩ, trao đổi theo yêu cầu - Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - XNCH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, kéo theo sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Hiệp ước Vacsava  trật tự thế giới hai cực sụp đổ, chỉ còn lại một cực duy nhất là Mĩ. - Từ năm 1991, thế giới phát triển theo bốn xu thế chính: + Thế giới hình thành “đa cực”, nhiều trung tâm: Mĩ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 19
  20. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 + Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước, tập trung vào phát triển kinh tế. + Lợi dụng sự tan rã của Liên Xô, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ cầm đầu, nhưng điều này không đơn giản với Mĩ. + Nền hòa bình thế giới đang được củng cố, nhưng nhiều nơi vẫn không ổn định do nội chiến, xung đột quân sự ở bán đảo Bancăng, châu Phi, Trung Á, - Bước sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển là chủ đạo, được nhân loại mong đợi. Nhưng cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ đã làm cả thế giới kinh hoàng  buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược phát triển mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 3 phút) * Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về mâu thuẫn Đông – Tây và những khởi đầu của Chiến tranh lạnh, sự kết thúc Chiến tranh lạnh và xu thế phát tiển của thế giới sau Chiến tranh lạnh. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. + Nhiệm vụ 2: trả lời các câu hỏi: 1. Nêu những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN? 2. Biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai pheTBCN và XHCN? * Gợi ý sản phẩm: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp Câu 1. Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào thời gian nào ? A. Tháng 2/1945. B. Tháng 3/1947. C. Tháng 7/1947. D. Tháng 4/1949. Câu 2. Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào ? A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972. B. Định ước Henxinki năm 1975. C. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989). D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991). Câu 3. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ Chiến tranh lạnh đã bao trùm khắp thế giới? A. Mĩ thông qua kế hoạch Macsan. B. Kế hoạch Macsan và sự ra đời của của NATO. D. Sự ra đời và hoạt động của khối Vacxava. C. Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacxava. + Nhiệm vụ 2: trả lời các câu hỏi như phần kiến thức đã trình bày ở trên. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - MỞ RỘNG (Thời gian 2 phút) * Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về những mâu thuẫn dẫn tới xung đột ở các khu vực trên thế giới, kể cả khu vực biển Đông. Các biện pháp đấu tranh ôn hòa nhằm bảo vệ hòa bình. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ: Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 20
  21. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 1. Viết bài luận về những mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) - HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh) * Gợi ý sản phẩm: 1. Viết bài luận về những mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 2. Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 21
  22. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 05 Chương II - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991) LIÊN BANG NGA (1991 - 2000) Bài 2 - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991) LIÊN BANG NGA (1991 - 2000) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Khái quát được công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 -1991 như công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, những thành công trong việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Đồng thời cũng thấy được quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. - Hiểu được vì sao Liên bang Nga lại là quốc gia kế tục Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. 2. Kĩ năng - Rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, phương pháp tự học, sử dụng SGK, khai thác lược đồ lịch sử, 3. Thái độ, tư tưởng - Học tập tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học. - Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - Lược đồ Liên Xô - Một số hình ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô - Máy vi tính kết nối máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút) * Mục tiêu HS quan sát một số hình ảnh về Liên Xô trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các em có thể nhớ lại về tình hình Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai thông qua nội dung đã học trong chương trình lịch sử lớp 9. Tuy nhiên, các em chưa hiểu được tại sao Liên Xô lại có thể nhanh chóng vực lại nền kinh tế sau chiến tranh, hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. * Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát các hình ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây: Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 22
  23. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Liên Xô bị tàn phá nặng nề sau CTTGTII - Từ hai hình ảnh trên, em liên tưởng đến tình hình Liên Xô thời kì nào? - Trước tình hình đó, Liên Xô đã đưa ra giải pháp gì? - Giải pháp đó đã tác động như thế nào đến tình hình Liên Xô và thế giới? * Gợi ý sản phẩm: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải chịu nhiều tổn thất về người và của, vì vậy Liên Xô phải tiến hành các chính sách và kế hoạch 5 năm để khôi phục kinh tế, ổn định xã hội, - Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. + Liên Xô là một quốc gia đạt được nhiều thành tựu kinh tế, khoa học kĩ thuật đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2, đứng đầu “một phe”. Vậy sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Liên Xô và như thế nào? Vì sao Liên Xô lại rơi vào tình trạng khủng hoảng và tan rã? Bài học hôm nay sẽ giải đáp những vấn đề này B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 35 phút) Hoạt động 1: Liên Xô từ 1945 – 1950 (Thời gian 7 phút) * Mục tiêu: Trình bày được những tổn thất nặng nề mà nhân dân Liên Xô phải gánh chịu sau CTTGTII. Những biện pháp phục hồi và thành tựu đạt được trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1945 - 1950). * Phương thức: - Bước 1: GV cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi + GV yêu cầu HS đọc tư liệu SGK trang 10 và 11, kết hợp quan sát, phân tích hình ảnh để trao đổi, thảo luận. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 23
  24. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 + GV đặt câu hỏi: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô gặp phải những khó khăn như thế nào? Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Liên Xô là gì? Những kết quả đạt được trong giai đoạn này như thế nào? + HS suy nghĩ, trao đổi theo yêu cầu + Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - Liên Xô chịu nhiều thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 26 triệu người chết, hàng chục nghìn nhà cửa, làng mạc, cơ sở sản xuất bị tàn phá, - Biện pháp phục hồi: Đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950) và đã hoàn thành thắng lợi trước thời hạn: + Công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến trang + Nông nghiệp đạt mức bằng trước chiến tranh + Khoa học kĩ thuật: năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ - Đến 1950, kinh tế Liên Xô được phục hồi và phát triển. - Bước 2: GV cho HS làm một số câu hỏi TNKQ để củng cố mục và rèn luyện cho HS kỹ năng làm bài TNKQ. Câu 1.Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX? a/ Đứng thứ nhất trên thế giới b/ Đứng thứ hai trên thế giới c/ Đứng thứ ba trên thế giới d/ Đứng thứ tư trên thế giới Câu 2. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai: a/ Hòa bình, trung lập b/ Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới c/ Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người d/ Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ - Bước 3: GV chuyển ý: Có thể nhấn mạnh thêm vai trò của nhân dân Xô viết đã làm nên thành công của kế hoạch 5 năm ngay sau chiến tranh, sau đó chuyển ý sang mục 2. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 24
  25. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Hoạt động 2: Liên Xô tiếp tục xây dựng CNXH (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70) (Thời gian 7 phút). * Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm, tình hình kinh tế của Liên Xô trong những năm từ 1950 đến nửa đầu những năm 70. Nhận xét được chính sách đối ngoại của Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới giai đoạn này. * Phương thức: - Bước 1: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: + Nhóm 1: Đặc điểm, tình hình kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 – những năm 70. + Nhóm 2: Những thành tựu chính trong các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật của Liên Xô. + Nhóm 3: Đặc điểm, tình hình xã hội Liên Xô trong những năm 1950 – những năm 70. + Nhóm 4: Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Liên Xô những năm 1950 - những năm 70. - Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - GV yêu cầu một đến hai HS báo cáo sản phẩm, các HS khác bổ sung và trình chiếu kết quả để HS tự kiểm tra, sửa chữa * Gợi ý sản phẩm: + Nhóm 1: Công nghiệp: Liên Xô trở thành nước công nghiệp đứng thứ hai thế giới, đi đầu trong các ngành công nghiệp mới (vũ trụ, điện hạt nhân). + Nhóm 2: Nông nghiệp: Tuy còn khó khăn nhưng sản lượng hàng năm tăng 16%. + Nhóm 3: KHKT: Năm1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo; năm 1961 phóng tàu vũ trụ có người lái bay quanh trái đất. + Xã hội: Công nhân chiếm 55%, trình độ học vấn của người dân không ngừng nâng cao. +Nhóm 4: Đối ngoại:Thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa. - Bước 2: GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Chính sách đối ngoại của Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới giai đoạn này? + Gợi ý sản phẩm: Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Giáo viên có thể liên hệ với sự giúp đỡ đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. -Bước 3: GV dẫn dắt: Kinh tế phát triển vượt bậc. Vậy tại sao những năm sau đó Liên Xô lại rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ? Hoạt động 3: Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu (Thời gian 5 phút) * Mục tiêu: - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Từ đó thấy rằng: Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH không khoa học chứ không phải là sụp đổ của CNXH trên toàn thế giới. Và làm cho học sinh thấy rõ những sai lầm ở Đông Âu và Liên Xô sẽ là những bài học quí báu cho công cuộc cải cách mở cửa, đi lên xây dựng CNXH ở nước ta. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin sách giáo khoa trang 15,16,17 trả lời các câu hỏi sau: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự tan rã và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu? Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 25
  26. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu về những nhiệm vụ học tập GV đặt ra. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - Sau khi đàm thoại ở cặp đôi, GV gọi bất kỳ 1-2 học sinh phát biểu ý kiến, các HS khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. * Gợi ý sản phẩm: - Sự sai lầm về đường lối lãnh đạo, chủ quan duy ý trí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm sản xuất trì trệ, xã hội thiếu công bằng. - Không bắt kịp sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật làn cho sản xuất trì trệ, lạc hậu. - Tiến hành cải tổ mắc nhiều sai lầm. - Sự chống phá của các thế lực thù địch. Hoạt động 4. Tìm hiểu vềLiên bang Nga (1991 - 2000) (Thời gian 16 phút) * Mục tiêu: HS nắm được tình hình chung của Liên bang Nga từ 1991 đến 2000 về sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại * Phương thức: - GV yêu cầu HS đọc các tư liệu dưới đây, trao đổi thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi: + Tìm hiểu tình hình kinh tế Liên bang Nga (1991-2000). + Tình hình chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga (1991 -2000) - Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm lần lượt trình bày, nhóm khác bổ sung. * Gợi ý sản phẩm: - Liên bang Nga được kế tục địa vị pháp lí của Liên Xô ở Liên hợp Quốc và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. - Kinh tế: trước năm 1996, kinh tế tăng trưởng âm; từ năm 1996 nền kinh tế bắt đầu phục hồi (năm 1997 tăng trưởng kinh tế đạt 0.5% đến năm 2000 là 9%). - Về chính trị - xã hội: Năm 1993, Nga ban hành Hiến pháp được thông qua với thể chế tổng thống liên bang. Xã hội tương đối ổn định nhưng vấn phải đối mặt với phong trào đòi li khai, tiêu biểu ở Trécxnhia. - Đối ngoại: Thi hành chính sách đối ngoại đa phương: một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với Trung Quốc, Asian. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 3 phút) * Mục tiêu: - Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh, nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Tình hình Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã (1991 – 2000). Nắm rõ quan hệ đối ngoại của Liên bang Nga, đặc biệt đối với Việt Nam. * Phương thức: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. + Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho HS theo phương thức làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Câu 1. Thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh? Câu 2: Lập niên biểu thống kê những sự kiện quan trọng ở Liên bang Nga từ 1991 đến 2000? Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 26
  27. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 * Dự kiến sản phẩm + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thuận lợi chủ yếu để Liên Xô xây dựng lại đất nước là: A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới C. Tính ưu việt của xhcn và tinh thần vượt khó của nhân dân sau ngày chiến thắng D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. Câu 2. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã A. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của KH-KT, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ B. Chứng tỏ Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự so với Mĩ và các nước đồng minh C. Chứng tỏ khoa học- kĩ thuật quân sự và chinh phục vũ trụ của Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao D. Đánh dấu sự phát triển vượt bật của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân nguyên tử. Câu 3. Số liệu có ý nghĩa nhất đối với Liên Xô trong quá trình xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là A. Đến năm 1970, sản xuất được 115,9 triệu tấn thép B. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh C. Từ năm 1951 đến năm 1975, mức tăng trưởng hàng năm đạt 9,6%. D. Đến nửa đầu những năm 70, sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 20% của toàn thế giới. + Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho HS theo phương thức làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. 1. Liên Xô từ 1945 – 1950 - Liên Xô chịu nhiều thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 26 triệu người chết, hàng chục nghìn nhà cửa, làng mạc, cơ sở sản xuất bị tàn phá, - Biện pháp phục hồi: Đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950) và đã hoàn thành thắng lợi trước thời hạn: + Công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến trang + Nông nghiệp đạt mức bằng trước chiến tranh + Khoa học kĩ thuật: năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ - Đến 1950, kinh tế Liên Xô được phục hồi và phát triển 2. Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu thập niên 70 - Về kinh tế : Sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới (dẫn đầu về công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân), nông nghiệp tăng trưởng trung bình 16%. - Khoa học – kĩ thuật: Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ có người lái vào quĩ đạo (1961)  mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người. - Về chính trị - xã hội: Tương đối ổn định, công nhân chiếm tỉ lệ cao trong xã hội, trình độ học vấn của người dân cao. - Về đối ngoại: Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (Thời gian 2 phút) Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 27
  28. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 * Mục tiêu - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới. - Liên hệ đến sự giúp đỡ của Liên Xô đối với công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc của Việt Nam. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ: 1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng CNXH. 2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) - HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh) * Gợi ý sản phẩm: 1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng CNXH. 2. Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 28
  29. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 06 CHƯƠNG III - CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000) Bài 3 - CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết được những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Trình bày được các giai đoạn và nội dung từng giai đoạn của lịch sử Trung Quốc từ sau Chiến tranh thế giới hai. - Nắm vững nội dung và thành tựu công cuộc đổi mới của Trung Quốc từ năm 1978 cho đến nay. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử. - Biết sử dụng hiệu quả phương pháp tự học, sử dụng SGK, khai thác lược đồ lịch sử, 3. Thái độ, tư tưởng - Nhận thức được sự ra đời của nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa không chỉ là thành quả đấu tranh của nhân dân nước đó là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. - Nhận thức rõ quá trình xây dựng CNXH không hề đơn giản, dễ dàng mà đầy những khó khăn, bất trắc 4. Định hướng phát triển năng lực - Phát triển cho học sinh năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - Lược đồ các nước khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới hai. - Máy vi tính kết nối máy chiếu III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút). * Mục tiêu - Hiểu được Đông Bắc Á là một khu vực rộng lớn, đông dân, tài nguyên giàu có. Trước chiến tranh, hầu hết khu vực này đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (trừ Nhật Bản). Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình khu vực có nhiều biến đổi quan trọng về cả chính trị và kinh tế. * Phương thức - Quan sát hình ảnh dưới đây: Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 29
  30. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Lược đồ khu vực Đông Bắc Á - Trả lời câu hỏi sau: Em có hiểu biết gì về khu vực này trước, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Những biến đổi của khu vực này sau CTTGTII có ảnh hưởng như thế nào tới tình hình thế giới? - GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. * Gợi ý sản phẩm - Mỗi nhóm HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Thời gian 35 phút). Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chung về khu vực Đông Bắc Á (Thời gian 10 phút). * Mục tiêu: HS nắm được khái niệm thế nào là khu vực Đông Bắc Á. Những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị của khu vực này sau khi CTTGT II kết thúc. * Phương thức - Trước hết GV giới thiệu sơ lược trên bản đồ các nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á, sau đó hướng dẫn học sinh đọc SGK kết hợp với quan sát kênh hình và tìm những sự thay đổi quan trọng về chính trị, kinh tế của khu vực sau chiến tranh thế giới hai. - GV đưa ra câu hỏi: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Đông Bắc Á có gì nổi bật? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu về những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai khu vực Đông Bắc Á có nhiều thay đổi quan trọng: + Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa DCND Trung Hoa ra đời Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 30
  31. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 + Năm 1948, xuất hiện hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên: Đại hàn Dân quốc và Cộng hòa DCND Triều Tiên + Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên kéo dài từ 1950 đến 1953 mới kết thúc, cuối cùng Triều Tiên bị chia cắt bởi vĩ tuyến 38. - Sau khi được thành lập, các nước Đông Băc Á bắt tay vào phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu: Hàn Quốc, Đài Loan trở thành “con rồng kinh tế”, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới; Trung Quốc có tốc độ kinh tế tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới. Hoạt động 2. Tìm hiểu về Sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1950) (Thời gian 10 phút). * Mục tiêu: - HS nắm được quá trình thành lập nước CHND Trung Hoa và những thành tựu trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959). * Phương thức: - Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trang 20,21 SGK , cho biết: Sự thành lập nước CHND Trung Hoa? - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 8 - SGK “Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa” và nêu câu hỏi: Sự kiện trên diễn ra ở đâu? Ý nghĩa lịch sử của sự kiện trên đối với Trung Quốc và thế giới? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại cặp đôi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Trung Quốc lại diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản (1946 - 1949). - Cuối năm 1949, nội chiến kết thúc, quân giải phóng giành thắng lợi, nước CHND Trung Hoa được thành lập (10/10/1049). - Ý nghĩa lịch sử: + Chấm dứt hơn 100 năm sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc và tàn dự của chế độ phong kiến. + Trung Quốc bước vào kỉ nguyên tự do và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. + Có ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phong dân tộc của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hoạt động 3. Tìm hiểu về công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) (Thời gian 15 phút). * Mục tiêu - HS nắm được công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc. Sau cuộc cải cách năm 1978 Trung Quốc tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc và thu được nhiều thành tựu quan trọng * Phương thức - GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm: Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 9 sgk trang 24 để học sinh hiểu được thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc. - Câu hỏi gợi ý tìm hiểu: Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 31
  32. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 + Nhóm 1: Vì sao Trung Quốc lại tiến hành cuộc cải cách, mở cửa? Được đánh dấu bằng sự kiện nào? + Nhóm 2: Nội dung công cuộc cải cách mở cửa của Trung? + Nhóm 3: Mục tiêu cuộc cải cách là gì? Cải cách có phải là từ bỏ CNXH? + Nhóm 4: Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa? - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu về đường lối, nội dung và thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc? - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các nhóm HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm - Tháng 12/1978, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cuộc cải cách kinh tế – xã hội. - Nội dung đường lối cải cách mở cửa: Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm; xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN mang đặc sắc Trung Quốc. - Mục tiêu: đưa Trung Quốc phát triển thành quốc gia giàu mạnh dân chủ, văn minh. - Thành tựu: +Kinh tế: Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, GDP tăng trung bình hàng năm đạt 8%; thu nhập bình quân tăng nhanh, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện. + Về khoa học – kĩ thuật: thử thành công bom nguyên tử, là quốc gia thứ 3 trên thế giới đưa tàu vũ trụ và nhà du hành vào không gian. - Đối ngoại: thực hiện đa dạng hóa các mối quan hệ, vị thế trên trường quốc tế được nâng cao; thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công và Ma Cao. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 3 phút). * Mục tiêu: - Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình các nước Đông Bắc Á sau CTTGTII. Đặc biệt sự vươn lên và phát triển thành công của Trung Quốc. * Phương thức: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. + Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho HS theo phương thức làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Đông Bắc Á có gì nổi bật? Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy về công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc. * Dự kiến sản phẩm + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. Câu 1. Ngay sau chiến tranh chống Nhật (1945), ở Trung Quốc diễn ra sự kiện A. nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. B. sự ra đời của nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa. C. Đảng Cộng sản Trung Quốc bị tiêu diệt. D. Quốc dân đảng đánh bại Đảng Cộng sản Trung Quốc. Câu 2. Ngày 01/10/1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện nào? A. Nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 32
  33. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 C. Trung Quốc đánh bại quân phiệt Nhật Bản. D. Nhật Bản rút khỏi Trung Quốc. Câu 3. Tháng 12/1978, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì? A. Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. B. Nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. C. Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới. D. Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ. + Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho HS theo phương thức làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (Thời gian 2 phút). * Mục tiêu - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ nền hòa bình thế giới, học hỏi để đưa đất nước phát triển đi lên. - Liên hệ mối quan hệ đối ngoại Trung Quốc với Việt Nam. Việt Nam cần làm gì để giữ vững nền độc lập dân tộc trong bối cảnh hiện nay. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ: 1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: sự biến đổi của các nước ĐBA sau CTTGTII. 2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) - HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh) * Gợi ý sản phẩm: 1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: sự biến đổi của các nước ĐBA sau CTTGTII. 2. Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 33
  34. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 07 BÀI 4 - CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ - Tiết 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết được những nét lớn về quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á, những mốc chính của tiến trình cách mạng Lào và cách mạng Campuchia. - Hiểu một cách khái quát về những nét chính về sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á 2. Kĩ năng - Rèn luyện HS khả năng khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá lịch sử. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để xác định vị trí các quốc gia, thủ đô, năm giành độc lập hoặc trình bày các sự kiện tiêu biểu của phong trào giành độc lập. 3. Tư tưởng, thái độ - Nhận thức được tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập các nước Đông Nam Á. - Nhận xét được những nét tương đồng, đa dạng trong sự phát triển của các nước ĐNA 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học. - Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - Lược đồ khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới hai. - GV có thể thiết kế trên phần mềm PowerPoint. - Máy vi tính kết nối máy chiếu III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút). * Mục tiêu Với việc đưa ra một số câu hỏi về tình hình Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đây HS có thể huy động kiến thức cũ từ cấp II để trả lời các câu hỏi đó, nhưng không thể trả lời đầy đủ về quá trình giành độc lập của từng quốc gia.Vì thế HS sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, mục I.1 Sự thành lập các quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai. * Phương thức - GV giao nhiệm vụ cho HS: Chương trình lịch sử lớp 9 các em đã được học về Sự thành lập các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai; kết hợp với kiến thức hiểu biết thực tế, các em hãy trả lời các câu hỏi sau: + Câu 1. Đặc điểm của khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? + Câu 2. Nêu những điểm tương đồng và khác biệt của cách mạng Lào và cách mạng Campuchia? * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Thời gian 35 phút). Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 34
  35. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập (Thời gian 10 phút). * Mục tiêu: Biết được tình hình Đông Nam Á trước, trong và sau CTTGTII. Sau CTTGTII, ĐNA có những biến đổi to lớn ảnh hưởng đến bản đồ chính trị thế giới, ảnh hưởng đến phong trào GPDT trên thế giới. * Phương thức: - GV đưa hình ảnh, sau đó yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết hợp nghiên cứu kiến thức SGK trả lời câu hỏi sau: Em có hiểu biết gì về khu vực này? sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những thay đổi gì? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu về tình hình Đông Nam Á trước, trong và sau CTTGTII. - GV yêu cầu HS nghiên cứu lược đồ Đông Nam Á trong SGK và thống kê các quốc gia giành độc lập, thời gian giành được độc lập, so sánh đặc điểm của khu vực Đông Nam Á trước và sau chiến tranh. - HS: Vận dụng những kiến thức đã học ở lớp 11 và nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. Lược đồ các nước Đông Nam Á sau CTTGTII. * Gợi ý sản phẩm - Trước năm 1945, các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) bị thực dân phương Tây xâm lược và cai trị. - Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á bị Nhật Bản chiếm đóng. Nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, nhiều nước đã đứng dậy giành độc lập và thắng lợi: Inddônêxia (8/1945), Việt Nam (9/1945), Lào (10/1945), - Từ năm 1946, thực dân phương Tây xâm lược trở lại, nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh, đến cuối những năm 50 thì giành thắng lợi. Trong đó, thắng lợi ở Điện Biên Phủ (1954) của nhân dân Việt Nam làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. - Trong khi các nước Đông Nam Á có hòa bình để phát triển kinh tế thì ba nước Đông Dương phải chống Mĩ xâm lược, đến 1975 thì thắng lợi. - Tính đến năm 2002, Đông Nam Á có 11 quốc gia độc lập Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 35
  36. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Hoạt động 2. Tìm hiểu về Cách mạng Lào (1945 - 1975) (Thời gian 13 phút). * Mục tiêu: Biết được những nét chính của cách mạng Lào qua hai giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ đó rút ra được những nét tương đồng của cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam. * Phương thức - GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân: Đọc thông tin trong SGK trang 27 để tìm hiểu hai giai đoạn của cách mạng Lào: 1945 - 1954: kháng chiến chống Pháp và 1954 - 1975: kháng chiến chống Mĩ. - Câu hỏi gợi ý tìm hiểu: + Những nét chính của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1954? + Những nét chính của cách mạng Lào từ năm 1954 đến năm 1975? - Trong quá trình HS hoạt động theo nhóm, GV có thể nêu ra một số câu hỏi gợi mở để định hướng cho các em suy nghĩ: + Nhân dân Lào đã tận dụng thời cơ để đấu tranh giành độc lập như thế nào? + Sau ngày độc lập, cách mạng Lào gặp phải khó khăn gì? + Sự kiện lịch sử nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào giành thắng lợi. - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân Lào. - Sau khi trình bày xong hai giai đoạn của cách mạng Lào, GV tổ chức cho HS trao đổi đàm thoại để nêu được điểm tương đồng của cách mạng Lào với cách mạng Việt Nam. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm * Giai đoạn 1945 - 1954: - Nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Tháng 10/1945, nước Lào tuyên bố độc lập. - Tháng 3/1946, Pháp xâm lược trở lại Lào, nhân dân Lào phải đứng lên kháng chiến chống Pháp. - Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Lào giành được nhiều thắng lợi. - Tháng 7/1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. * Giai đoạn 1954 - 1975: - Năm 1954, Mĩ tiến hành xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, cuộc kháng chiến chống Mĩ của Lào đạt nhiều thắng lợi to lớn: + Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mĩ. + Đầu những năm 70, vùng giải phóng của Lào chiếm 4/5 lãnh thổ. + Ngày 21/2/1973, Mĩ phải kí Hiệp định Viêng Chăn, lập lại nền hoà bình và độc lập của Lào. - Từ đầu năm 1975, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/12/1975, nước Cộng hoà DCND Lào chính thức thành lập do Hoàng thân Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 36
  37. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Xuphanuvông làm Chủ tịch. Lịch sử Lào bước sang thời kì mới: xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động 3. Tìm hiểu về Cách mạng Campuchia (1945 - 1993) (Thời gian 12 phút). * Mục tiêu: Nắm được những giai đoạn của cách mạng Campuchia, để từ đó lí giải được các giai đoạn của cách mạng Campuchia không giống với cách mạng Lào và Việt Nam là do đặc điểm chính trị riêng của Campuchia. * Phương thức - GV thông báo cho HS biết những điểm tương đồng giữa cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia, yêu cầu HS liên hệ, so sánh các giai đoạn của cách mạng ba nước để tìm ra nét tương đồng. - GV có thể chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một giai đoạn của cách mạng Campuchia như sau: + Nhóm 1: Cách mạng Campuchia từ năm 1945 đến năm 1954 có gì nổi bật? + Nhóm 2: Những nét chính của cách mạng Campuchia từ năm 1954 đến năm 1970? + Nhóm 3: Trong giai đoạn 1970 – 1975, và 1975 -1979, lịch sử cách mạng Campuchia có gì nổi bật?. + Nhóm 4: Những nét chính của lịch sử Campuchia từ năm 1979 đến năm 1991? - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi và viết phần trả lời. - Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời. *Gợi ý sản phẩm * Giai đoạn 1945 - 1954: - Tháng 10/1945, Pháp xâm lược trở lại Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, (từ năm 1951 là Đảng nhân dân cách mạng), nhân dân Campuchia đứng lên kháng chiến chống Pháp. - Tháng 7/1954, Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ, công nhận nền độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn bộ vẹn lãnh thổ của Campuchia * Giai đoạn 1954 - 1970: Campuchia do Xihanúc đứng đầu thực hiện đường lối hoà bình, trung lập, không tham gia bất cứ một liên minh chính trị, quân sự nào. * Giai đoạn 1970 - 1975: - Tháng 3/1970, Mĩ chỉ đạo các thế lực tay sai lật đổ chính quyền Xihanúc, rồi xâm lược. Nhân dân Campuchia đứng lên kháng chiến chống Mĩ. - Ngày 17/4/1975, Thủ đô Phnômpênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc. * Giai đoạn 1975 - 1979: - Khơme đỏ do Pôn pốt cầm đầu tiến hành diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. - Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, ngày 7/1/1979 Thủ đô Phnômpênh được giải phóng, nước Cộng hoà nhân dân Campuchia thành lập. Campuchia bước vào giai đoạn hồi sinh đất nước. * Giai đoạn 1979 - 1993 - Campuchia xảy ra nội chiến giữa Đảng nhân dân cách mạng và các phe phái đối lập. - Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình về Campuchia đã được kí kết. Tháng 9/1993, Campuchia thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập vương C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 3 phút). Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 37
  38. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 * Mục tiêu - Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước trong khu vực ĐNA. - Đặc biệt làm rõ nét hơn cuộc cách mạng của Lào và Campuchia. * Phương thức: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. * Dự kiến sản phẩm + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Các nước Đông Nam Á là thuộc địa của A. các nước đế quốc châu Âu. B. các nước đế quốc Chấu Mĩ. C. các nước đế quốc Âu – Mĩ. D. chủ nghĩa phát xít Nhật. Câu 2. Năm 1945, những nước nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc? A. Việt Nam, Inđônêxia, Lào. B. Thái Lan. Việt Nam, Lào. C. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Việt Nam, Inđônêxia, Mianma. Câu 3. Năm 1984, nước nào ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập? A. Malaixia. B. Xingapo. C. Brunây. D. Đông Timo. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (Thời gian 2 phút). 1. Mục tiêu - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình mà cha ông ta đã đổ xương máu để giành được. - Liên hệ đến cách mạng tháng Tám ở Việt Nam. 2. Phương thức - GV giao nhiệm vụ: 1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước trong khu vực Đông Nam Á. 2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) - HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh) 3. Gợi ý sản phẩm: 1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước trong khu vực Đông Nam Á. 2. Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy) IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 38
  39. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 08 BÀI 4 - CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ - Tiết 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được hoàn cảnh ra đời, mục đích thành lập và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN. - Nêu được những nét lớn về quá trình đấu tranh giành độc lập và thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ. 2. Kĩ năng - Rèn luyện HS khả năng khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá lịch sử. 3. Tư tưởng, thái độ - Nhận thức được tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ. Đánh giá cao những thành tựu xây dựng đất nước của Ấn Độ, từ đó đóng góp vào xây dựng tình đoàn kết với nhân dân các nước trong khu vực, thế giới. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Phát triển cho học sinh năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - Lược đồ khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới hai. - Những hình ảnh lịch sử về “Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên Asean”, “Hội nghị cấp cao ASEAN”, chân dung thủ tướng Nêru - GV có thể thiết kế trên phần mềm PowerPoint. - Máy vi tính kết nối máy chiếu III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút). * Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về sự phát triển của các quốc gia ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đây HS có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi về sự phát triển của các quốc gia ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng không thể trả lời đầy đủ về sự phát triển đó. Vì thế HS sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài 4 (tiết 2): Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. * Phương thức - GV giao nhiệm vụ cho HS: Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, đông dân, tài nguyên giàu có. Trước chiến tranh, khu vực này đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (trừ Thái Lan). Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình khu vực có nhiều biến đổi quan trọng về chính trị và kinh tế. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cũng đánh dấu bắt đầu cuộc chiến tranh giành độc lập và phát triển của các dân tộc ở Đông Nam Á.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ở khu vực Đông Nam Á có những thay đổi rõ rệt về mọi mặt. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau: Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 39
  40. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị của các nước ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ có những thay gì? Câu 2. ASEAN là một tổ chức mang tính chất như thế nào? Câu 3. Sau Chiên tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ có đặc điểm gì nổi bật? * Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 35 phút). Hoạt động 1. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN (hoạt động cá nhân, cặp đôi, cả lớp) (Thời gian 15 phút). * Mục tiêu HS trình bày được hoàn cảnh, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. * Phương thức - Gv yêu cầu hs quan sát hình ảnh dưới đây và đọc thông tin SGK 12 trang 4,5,6, để trả lời các câu hỏi sau: + Những hình ảnh trên gợi em nhớ tới tổ chức nào? + Tổ chức ASEAN được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử nào? + Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, quá trình hoạt động của tổ chức này là gì? - Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và hoạt động cả lớp thực hiện theo yêu cầu, sau đó báo cáo kết quả. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 40
  41. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Những hình ảnh trên nói tới tổ chức ASEAN. Hình ảnh đầu tiên là lá cờ ASEAN. Lá cờ ASEAN tượng trưng cho sự hòa bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN. Bốn màu của lá cờ là: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và sự ổn định. Màu đỏ thể hiện động lực và can đảm. Màu trắng nói lên sự thuần khiết còn màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng. Cờ ASEAN được lấy biểu tượng là thân cây lúa do các nước ở Đông Nam Á chủ yếu là các nước nông nghiệp.10 thân cây lúa thể hiện ước mơ của các nhà sáng lập ASEAN cho một ASEAN với sự tham dự của 10 nước Đông Nam Á, cùng nhau gắn kết tạo dựng tình bạn và sự đoàn kết. Vòng tròn tượng trưng cho sự thống nhất. - Nguyên tắc hoạt động: + Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các vụ tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội - Quá trình hoạt động: + Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức còn non yếu, hoạt động lỏng lẻo và chưa có ảnh hưởng lớn. + Từ sau Hiệp ước Bali (Inddônêxia, tháng 2/1976) đến nay: ASEAN hoạt động khởi sắc hơn, có ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới: + Tháng 1/1984, Brunây gia nhập ASEAN + Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức. + Tháng 9/1997, Lào và Mianma là thành viên thứ 8 và 9 của ASEAN + Tháng 4/1999, Campuchi được kết nạp, nâng tổng số thành viên của ASEAN lên 10 nước. Hoạt động 2. Tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ (Thời gian 10 phút) * Mục tiêu: - Học sinh nắm được những nét sơ lược về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. * Phương thức: Hoạt động cá nhân, cặp đôi. - Trước hết, GV dùng bản đồ treo tường hoặc trong SGK-Hình 12 giới thiệu khái quát cho HS biết về quốc gia Ấn Độ: Là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, với 1 tỉ 20 triệu người (năm 2000), diện tích gần 3,3 triệu km2 - Sau đó GV giao nhiệm vụ cho học sinh: + Sau Chiên tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ cò gì nổi bật? + Vì sao thực dân Anh lại đưa ra phương án Maobáttơn? Nội dung của nó? - Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và trao đổi cặp đôi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm, các học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên. * Gợi ý sản phẩm Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 41
  42. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ tại nhiều nơi dưới nhiều hình thức khác nhau: Bom Bay, Cancútta, Mađrát, - Trước sức ép từ phong trào đấu tranh của nhân dân, thực dân Anh phải nhượng bộ: Thi hành phương án Maobatton là tách thành Ấn Độ thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakixtan. - Không thoả mãn với chế độ tự trị, Đảng quốc đại của Ấn Độ do G.Nêru đứng đầu lãnh đạo nhân dân tiếp tục đứng lên đấu tranh. - Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, nước Cộng hoà Ấn Độ ra đời. + Gv nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề. Hoạt động 3. Tìm hiểu về công cuộc xây dựng dất nước của nhân dân Ấn Độ (Thời gian 10 phút). * Mục tiêu: - Học sinh nắm được những thành tựu cơ bản của nhân dân Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành độc lập. * Phương thức: Hoạt động cá nhân, cặp đôi. - GV trình bày nêu vấn đề: Sau khi giành độc lập, Ấn Độ bước vào thực hiện những cải cách kinh tế, chính trị xã hội và văn hoá nhằm xoá bỏ nghèo nàn, thủ tiêu tàn tích xã hội cũ, xây dựng đất nước vững mạnh, phồn vinh. - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: + Nhân dân Ấn Độ đã giành được những thành tựu gì trong công cuộc xây dựng đất nước? +Thế nào là cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng chất xám”? - Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và trao đổi cặp đôi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm, các học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - GV: Nhận xét, trình bày phân tích và kết luận (dựa vào các ý chính, số liệu có trong SGK: về công nghiệp, nông nghiệp, khoa học-kĩ thuật, chính sách đối ngoại). * Gợi ý sản phẩm + Đối ngoại: Thực hiện chính sách hoà bình, trung tập tích cực. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 3 phút). * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: sự ra đời và hoạt động của tổ chức ASEAN. Công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. * Phương thức - GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: + Nông nghiệp: Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” nên đã tự túc được lương thực. Năm 1995, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới. + Công nghiệp: đứng thứ 10 thế giới về sản xuất công nghiệp, coi trọng ngành “công nghiệp chất xám”. Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 42
  43. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 + Khoa học, kĩ thuật, văn hoá, giáo dục có những bước tiến nhanh chóng: thử thành công bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo (1975). * Dự kiến sản phẩm Câu 1. Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo. B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo. C. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia. D. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây. Câu 2. Ngày 26/1/1950 đánh giấu sự kiện gì ở Ấn Độ? A. M.Ganđi, lãnh tụ của Đảng Quốc đại bị ám sát. B. Thành lập hai nhà nước tự trị ở Ấn Độ. D. Thực dân Anh thực hiện “phương án Maobattơn”. D. Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa. Câu 3. Hiệp ước Bali (2/1976) có nội dung cơ bản là gì? A.Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN ở khu vực Đông Nam Á B. Xác định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước ASEAN. C. Thông qua những nội dung cơ bản của Hiến chương ASEAN. D. Tuyên bố quyết định thành lập cộng đồng ASEAN. D. VÂN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian 2 phút). * Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: + Quan hệ giữa các nước Đông Nam Á hiện nay, quan hệ giữa Ân Độ với các cường quốc lớn trên thế giới. + Hòa bình, an ninh khu vực. + Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới và hội nhập, mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á. - Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học sau như: chính sách ngoại giao của các nước ASEAN. - HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan tới tổ chức ASEAN. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1. Lập niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ĐNA. 2. Sưu tầm tài liệu về tổ chức ASEAN. - HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh) * Dự kiến sản phẩm: Câu 1: Lập niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ĐNA. Câu 2: Sưu tầm tài liệu về tổ chức ASEAN. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 43
  44. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 09 BÀI 5 - CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Khái quát được các giai đoạn đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Nêu được những nét chính về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau khi giành được độc lập (những thành tựu, khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển). 2. Kĩ năng - Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, khái quát, phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử - Biết sử dụng bản đồ lịch sử và chọn lọc những tư liệu, tranh ảnh cần thiết phục vụ cho bài giảng 3.Tư tưởng, thái độ - Bồi dưỡng cho HS tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi và Mĩ latinh chống chủ nghĩa thực dân - Biết chia sẻ những khó khăn mà nhân dân Châu Phi và Mĩ la tinh đang phải đối mặt. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học. - Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - Lược đồ các nước châu Phi, khu vực Mĩ Latinh - Những hình ảnh về chân dung N. Manđêla, Phiden Catxtrô - Giáo viên có thể thiết kế trên phần mềm PowerPoint. - Máy vi tính kết nối máy chiếu III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút). * Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về các nước châu Phi và Mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đây HS có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi về các nước châu Phi và Mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng không thể nêu đầy đủ những hiểu biết về hai châu lục đó. Vì thế HS sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ latinh. * Phương thức - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Qua kiến thức đã học trong chương trình THCS,cùng với những hiểu biết thực tế, các em hãy trả lời một số câu hỏi sau đây 1. Nêu những hiểu biết của em về các nước châu Phi và khu vực Mĩ latinh? 2. Sau CTTGTII, tình hình kinh tế, chính trị của các nước ở châu Phi và khu vực Mĩ latinh có gì thay đổi? 3. Cuộc cách mạng của nhân dân Cuba diễn ra như thế nào? * Gợi ý sản phẩm: Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 44
  45. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 - Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. - GV: Châu Phi là một khu vực rộng lớn nhưng phần lớn châu lục là xa mạc, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế lạc hậu. Trước chiến tranh, khu vực này đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi bùng nổ mạnh mẽ và giành thắng lợi. Nhân dân châu Phi bắt tay vào xây dựng và phát triển nhưng gặp rất nhiều khó khăn như dịch bệnh, thiếu lương thực, nội chiến, xung đột sắc tộc. Giống như châu Phi, khu vực Mĩ latinh bắt đầu cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đặc biệt là phong trào của nhân dân Cuba. Sau đó là quá trình phát triển và xây dựng đất nước. Vậy sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị của các nước ở châu Phi và khu vực Mĩ latinh có gì thay đổi? Cuộc cách mạng của nhân dân Cuba diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giải đáp những vấn đề này. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 30 phút). I. Các nước Châu Phi Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.(Hoạt động cá nhân, cặp đôi). (Thời gian 15 phút). * Mục tiêu: - Trình bày được quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiểu được tầm ảnh hưởng của chiến thắng ĐBP 1954 ở Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc như thế nào tới cách mạng châu Phi. * Phương thức: - Trước hết, GV sử dụng lược đồ giới thiệu về Châu Phi - Sau đó, Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát SGK H14. Lược đồ châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đọc thông tin trang 35,36 SGK , cho biết + Phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi mở đầu ở đâu? + Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở châu Phi như thế nào? Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - Giai đoạn 1945 - 1954, phong trào bùng nổ ở Bắc Phi, nhiều nước giành được độc lập: Ai Cập (1952), Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956), - Giai đoạn 1954 – 1960, phong trào lan rộng khắp châu Phi. Năm 1960 có 17 nước giành độc lập, được gọi là “Năm Châu Phi”. - Giai đoạn 1960 - 1975, hai nước cộng hòa Môdămbich và Ăngola tuyên bố độc lập, đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. - Giai đoạn 1975 – những năm 90: Phong trào chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi giành thắng lợi. Tháng 4/1994, N.Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi. II. Các nước Mĩ la tinh Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 45
  46. Trường THPT Lê Hồng Phong Giáo án Lịch sử 12 Hoạt động 2. Tìm hiểu vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập.(Hoạt động cá nhân, cặp đôi). (Thời gian 15 phút). * Mục tiêu: Trình bày được quá trình giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ latinh sau CTTGTII. * Phương thức: - Trước hết, GV dùng Lược đồ khu vực Mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới thiệu cho HS những nét khái quát nhất về khu vực: Hiện nay Mĩ latinh gồm có 33 nước, diện tích 20,5 triệu km2, dân số 517 triệu người (năm 2000), rất giàu nông - lâm sản và khoáng sản. - Sau đó, Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trang 38,39 SGK; kết hợp quan sát lược đồ SGK Hình 16 trang 38, các em hãy cho biết: + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ latinh chịu sự xâm lược của thực dân nào? + Quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ latinh đã diễn ra như thế nào? + Quốc gia nào được coi là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ latinh? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại cặp đôi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào ưu thế về kinh tế, quân sự, Mĩ đã biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” để xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. - Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra ở nhiều nước, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu ba: + Tháng 3/1952, Mĩ thiết lập chế độ độc tài Batixta ở Cuba. Nhân dân Cuba đã đứng lên lật đổ chế đổ chế độ độc tài Batixta, mở đầu là cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (26/7/1953) dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô. + Ngày 1/1 /1959, chế độ Batixta bị sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời, do Phiđen Caxtơrô làm Chủ tịch. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 7 phút). * Mục tiêu: - Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi và Mĩ latinh sau CTTGTII. * Phương thức: + Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp. + Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho HS theo phương thức làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Câu 1. Trình bày tóm tắt quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi và Mĩ latinh sau CTTGTII. Câu 2. Vì sao Cu Ba được coi là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ latinh? * Dự kiến sản phẩm Giáo viên: Lê Văn Thái Trang 46