Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 28 - Năm học 2013-2014
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 28 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_tiet_1_den_28_nam_hoc_2013_2014.docx
Nội dung text: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 28 - Năm học 2013-2014
- Ngày soạn: 18/8/2013 Ngày dạy: 20/8/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 21/8/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 1 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ VĂN BẢN - CON RỒNG CHÁU TIÊN 1. Mục tiêu. a. Về kiến thức: - Học sinh nắm vững thêm về nội dung của văn bản. - Biết kể lại câu truyện theo khả năng của mình. b. Về kĩ năng. - Có kĩ năng thâu tóm các sự việc theo trình tự nhất định. c. Về thái độ: - Giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc, tổ tiên của dân tộc Việt. 2. Chuẩn bị của GVvà HS. a. Chuẩn bị của GV: Đọc, soạn giáo án. b. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài. 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1phút) Các em đã được học văn bản Con rồng cháu Tiên. Trong tiết học này, thầy giới thiệu với các em cách tóm tắt b. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung ghi bảng 1. Nhân vật chính. (4 phút) - Có 2 nhân vật chính: Lạc Long Quân và Âu GV: Giáo viên hướng dẫn học sinh Cơ hiểu rõ về các nhân vật chính. GV: Em hãy cho biết trong truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính? 2. Các sự việc liên quan đến nhân vật GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chính. (6 phút) các sự việc liên quan đến nhân vật chính . Các sự việc: GV: Theo em trong câu chuyện có - Sự xuất hiện của Lạc Long Quân & Âu Cơ. những sự việc nào liên quan đến - Hai người gặp nhau, kết hôn và sinh con nhân vật chính? một cách kì lạ của Âu Cơ HS: Suy nghĩ, thảo luận và đưa ra ý - Hai người chia tay và chia con vì điều kiện kiến. sống của hai người không phù hợp GV: Nhận xét, bổ sung. - Người con trai trưởng theo Âu Cơ được lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, tên nước là Văn Lang và có tục truyền ngôi cho con trai trưởng. - Từ đó về sau người Việt Nam ta luôn tự hào về nguồn gốc và nòi giống của mình. 1
- 3. Kể tóm tắt. (31phút) GV: Yêu cầu học sinh kể lại tóm tắt câu chuyện theo các sự việc vừa nêu. HS: Kể tóm tắt. GV: Giáo viên nhận xét, cho điểm những học sinh kể tương đối rõ ràng, đúng yêu cầu các sự việc đã nêu. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút) - Về nhà luyện kể tóm tắt và nắm vững nội dung bài học. ? Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Đọc và kể lại nd văn bản. - Đọc trước bài: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 25/8/2013 Ngày dạy: 27/8/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 28/8/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 2 LUYỆN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT 1.Mục tiêu. a. Về kiến thức. - Nắm vững hơn kiến thức về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. - Hiểu rõ về nghĩa của từ khi sử dụng. b. Về kĩ năng. - Xác định đúng các kiểu từ trong đoạn văn. c. Về thái độ. - Hs yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị của GVvà HS: a. Chuẩn bị của GV: Sgk; Sgv; soạn giáo án. b. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1phút) Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. Từ có những đặc điểm về chức năng và cấu tạo. Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em b. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của GVvà HS Nội dung ghi bảng I. Nhận biết từ trong câu. (13 phút) 1. Ví dụ: GV: Nhận xét số lượng từ và số lượng Em đi xem vô tuyến truyền hình tại 2
- tiếng trong mỗi từ? câu lạc bộ nhà máy giấy. - Số lượng từ trong câu:8 từ - Số tiếng trong mỗi từ : +từ có một tiếng: em,đi,xem,tại,giấy; +từ có hai tiếng : nhà máy; +từ có ba tiếng : câu lạc bộ; +từ có bốn tiếng: vô tuyến truyền hình 2. Nhận xét. - Từ là đơn vị để cấu tạo nên câu. Gv:Theo em hiểu từ là gì? Khi nào một - Khi một tiếng có thể trực tiếp dùng tiếng là một từ? để tạo câu. VD: mẹ,con,cháu, ông nội,cây cỏ, đài phát thanh, ong bầu vẽ. II. Các loại kiểu cấu tạo từ. (14 phút) Gv: Từ những ví dụ vừa phân tích em thấy có mấy kiểu cấu tạo từ? - Có hai kiểu cấu tạo từ: Gv: Em hãy lấy ví dụ về từ do một tiếng + Từ có một tiếng. tạo nên,và những từ được tạo bởi hai + Từ có nhiều tiếng. tiếng trở lên? Hs: lấy ví dụ. VD: So sánh hai từ sau có gì giống Gv chốt: Từ do một tiếng tạo thành đó là nhau và khác nhau: (nhà máy và xa từ đơn,từ do nhiều tiếng tạo thành là từ xôi). phức. - Giống nhau: đều được tạo bởi hai Hs: So sánh tiếng. Gv chốt: những từ phức có quan hệ với -Khác nhau: +nhà máy là từ hai tiếng nhau về nghĩa gọi là từ ghép,những từ có quan hệ với nhau về nghĩa; phức có quan hệ với nhau về mặt âm gọi +xa xôi là từ hai tiếng có quan hệ với là từ láy. nhau về mặt âm. III. Nghĩa của từ. (14 phút) 1.Ví dụ: Gv: Giải thích nghĩa các từ cây, đi, già? - Cây: một loại thực vật có rễ thân,cành,lá rõ rệt; Hs: giải thích. - Đi: hoạt động rừi chỗ bằng chân,tốc Gv: nhận xét. độ bình thường,hai chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất; - Già: tính chất của sự vật phát triển đến giai đoạn cao hoặc gần cuối; 2. Nhận xét: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Gv:Vậy em hiểu nghĩa của từ là gì? Gv:cho hs lấy ví dụ và giải thích nghĩa của các từ trung thực; dũng cảm; phân minh. Hs lấy ví dụ. Gv: nhận xét. 3
- c. Củng cố, luyện tập. (2 phút) - Gv chốt nd kiến thức bài học. ? Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau: Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Hs: Trả lời. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Xem lại bài học. - Đọc trước bài: Thánh Gióng * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 01/9/2013 Ngày dạy: 03/9/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 04/9/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 3 ÔN TẬP VĂN BẢN THÁNH GIÓNG 1.Mục tiêu. a. Về kiến thức. - Học sinh nắm vững nội dung và các sự việc chính diễn ra trong truyện - Kể tóm tắt câu chuyện theo những sự việc cơ bản diễn ra với nhân vật chính. b. Về kĩ năng. - Kể tóm tắt tác phẩm. c. Về thái độ. - Giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công lao dựng nước của thời đại vua Hùng. 2. Chuẩn bị của GVvà HS: a. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa; Sách giáo viên; soạn giáo án. b. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút). Thánh Gióng là một trong những truyện hay nhất, là bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân VN. b. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng I. Nhân vật chính. (3 phút) Gv: hướng dẫn hs tìm hiểu về nhân vật chính. - Nhân vật chính: Thánh Gióng Gv: Trong truyện này ai là nhân vật -Vì nhân vật này có sự suất hiện kì lạ chính? Vì sao em lại xác định như vậy? và các sự việc trong truyện đều liên HS: Suy nghĩ, trả lời. quan đến nhân vật này. 4
- II. Các sự việc liên quan đến nhân vật chính. (6 phút) Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các sự việc liên quan đến nhân vật chính. GV: Em hãy liệt kê các sự việc cơ bản có liên quan đến nhân vật Thánh Gióng.? HS: Liệt kê, các học sinh khác theo dõi - Sự ra đời kì lạ của Gióng. và bổ sung. - Gióng gặp sứ giả và muốn đánh giặc - Gióng lớn nhanh như thổi, dân làng phải cùng góp gạo để nuôi Gióng. - Thánh Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ và đi tìm giặc đánh. - Thánh Gióng đánh thắng giặc và bay về trời. - Vua lập đền thờ và phong danh hiệu. - Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng. III.Kể tóm tắt. (32 phút) Gv hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo trình tự các sự việc vừa trình bày theo trí nhớ. Hs: Kể theo khả năng. GV: Nhận xét, cho điểm những hs kể tốt. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút) - Gv chốt nd bài học. - Thánh Gióng đã dùng vũ khí gì để đánh giặc? d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Xem lại bài học. - Đọc trước bài: Sự việc * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 8/9/2013 Ngày dạy: 10/9/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 12/9/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 4 SỰ VIỆC TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: HS nắm được vai trò của sự việc trong văn bản tự sự. Ý nghĩa sự việc trong văn bản tự sự. b. Về kĩ năng: chỉ ra được sự việc trong một văn bản tự sự; xác định được sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể. c. Về thái độ: Yêu thích văn tự sự. 5
- 2. Chuẩn bị của GV & HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án. b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Thế nào là văn tự sự? Đáp án: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Nhắc đến tự sự chúng ta không thể không nhắc đến 2 yếu tố đó là nhân vật và sự việc. Vậy nhân vật và sự việc có đặc điểm như thế nào? b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng I. Sự việc trong tự sự. (10 phút) ? Dựa theo kết cấu của truyện, cho biết truyện ST-TT có mấy sự việc? là những sự - Truyện ST-TT có 7 sự việc. việc nào? (HS kể lại 7 sự việc trong SGK) GV treo bảng phụ có 7 SV. ?Trong 7 SV trên có SV nào thừa không? Nếu bỏ bớt một SV có được không ? Vì - 7 SV trên không có SV nào thừa. sao? Nếu bỏ một SV thì các sự việc thiếu tính liên tục, kết cấu truyện không hợp lý. ? Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các SV đó? Có thể thay đổi trật tự trước, sau của SV đó không? - Các SV được sắp xếp theo một trận tự hợp lý, có ý nghĩa. Có SV trước thì mới có SV sau => không thể thay đổi ? Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có sự việc trật tự các sự việc. vắn tắt trên thì truyện có hấp dẫn? => Văn tự sự phải có SV. Sự việc ?Để người đọc , Người nghe hiểu rõ truyện phải đựợc chọn lọc và được sắp xếp , cần làm rõ những yếu tố nào? theo trình tự hợp lý. * Truyện hay phải được kể rõ các yếu tố: ? Em hãy chỉ ra 6 yếu tố đó trong truyện a, Sự việc do ai làm? ( Nhân vật) ST-TT? b, Sự việc xảy ra ở đâu? ( Địa điểm) (HS điền vào bảng phụ hoặc phiếu học tập) c, Sự việc xảy lúc nào? (Thời gian) d, Sự việc diễn biến thế nào? (Quá trình) ? Có thể để cho TT thắng ST được không? e, Sự việc xảy ra do đâu? ( Nguyên Vì sao? nhân) (Không thể để cho TT thắng ST được vì g, Sự việc kết thúc thế nào? (Kết quả) không phù hợp với chủ đề, ý nghĩa truyện) -Vậy, phải lựa chọn SV trong tự sự như thế * SV trong tự sự phải được lựa chọn 6
- nào? phù hợp với chủ đề. ( GV khái quát lại bài, nhớ có mấy nội dung chính? Là những nội dung gì ?) II. Luyện tập. (26 phút) ? Hãy kể tóm tắt nội dung văn bản Thánh Gióng? HS: Dựa vào văn bản để kể tóm tắt. Gv: Nhân xét, bổ sung. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút) - Gv chốt nd bài học. ? Nếu bớt đi 2 trong 6 yếu tố trong truyện ST-TTcó được không? Vì sao? d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về xem lại bài đã học - Chuẩn bị bài: Tìm hiểu đề * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 18/9/2013 Ngày dạy: 20/9/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 21/9/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 5 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Ôn luyện kiểu bài tự sự văn học. b. Về kĩ năng: Kể lại một câu chuyện đã được học. c. Về thái độ: Yêu mến văn tự sự. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án,sgv,sgk, stk. b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (gv kiểm tra trong quá trình học bài mới) Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Dàn bài của bài văn tự sự thường gồm mấy phần, nội dung của từng như thế nào. Trong tiết học này, thầy giới thiệu b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng 1. Bố cục của bài văn tự sự. (5 phút) GV: bài văn tự sự có mấy phần? đó là những phần nào? HS: Có 3 phần. + Phần mở bài. + Phần thân bài. + Phần kết bài. 7
- GV: Mở bài nói gì? Thân bài nói gì? Kết + Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật bài nói gì? và sự việc HS: Trả lời theo suy nghĩ. + Thân bài: Kể diễn biến của sự việc. + Kết bài: Kể kết cục của sự việc. 2. Lập dàn ý. (36 phút) * Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện GV: Để lập được dàn ý các em hãy tìm mà em thích bằng lời văn của em? hiểu đề, Vậy theo em đề yêu cầu gì? - Tìm hiểu đề: HS: Kể một câu chuyện mà em thích bằng chính lời văn của em. GV: Em hãy xác định nội dung cụ thể trong đề là gì? - Lập ý: HS: Truyện kể " Con Rồng, cháu Tiên" - Nhân vật: Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Nhân vật: - Sự việc: Giải thích nguồn gốc của người - Sự việc: Việt Nam. - Diễn biến: - Diễn biến: - Kết quả: + LLQ thuộc nòi rồng, con trai thần Long - ý nghĩa của truyện. Nữ + Âu Cơ con Thần Nông xinh đẹp * Dàn ý chi tiết: + LLQ và Âu Cơ gặp nhau, lấy nhau + Mở bài: + Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng Giới thiệu "Con Rồng, cháu Tiên" - + LLQ và AC chia con lên rừng xuống một câu chuyện mà em thích nhất. biển + Thân bài: + Con trưởng theo AC lên làm vua giải - Giới thiệu về Lạc Long Quân: thích nguồn gốc của người Việt nam. - Giới thiệu về Âu Cơ: - Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, yêu nhau rồi kết thành vợ chồng - Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con trai - LLQ về thuỷ cung, AC ở lại nuôi con một mình - LLQ và AC chia con, kẻ xuống biển, người lên rừng - Con trưởng của AC lên làm vua giải thích nguồn gốc của người Việt Nam. + Kết bài. Câu chuyện trên làm em thật cảm động. Câu chuyện giúp em hiểu biết rõ hơn về nguốn gốc của người dân Việt Nam chúng ta - giòng giống Tiên, Rồng. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút) - Gv chốt nd kiến thức bài học. - Nêu nguồn gốc xuất thân của Lạc Long Quân? 8
- d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về xem lại bài học. - Chuẩn bị bài: Từ nhiều nghĩa và hiện * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:25/9/2013 Ngày dạy: 27/9/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 28/9/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 6 ÔN TẬP TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: HS biết cách giải thích nghĩa của từ. b. Kĩ năng: giải thích nghĩa của từ, dùng từ đúng nghĩa khi nói và viết, tra từ điển để hiểu nghĩa của từ. c. Về thái độ: Yêu mến TV và giữ gìn sự trong sáng của TV. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ. b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút). Mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội phát triển, nhận thức của con người vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới Để giúp các em hiểu rõ hơn điều này thì thầy cùng nhau học bài b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng * Bài tập 1: (6 phút). GV: Cho các câu sau: a. bàn (a): đồ dùng có mặt phẳng và a. Mẹ em mới mua cho em một cái bàn rất chân, làm bằng vật liệu cứng để bày đẹp. đồ đạc, thức ăn. b. Nam là cây làm bàn của đội bóng đá lớp - bàn (b): lần đưa bóng vào lưới để tôi. tính được thua. c. Chúng em bàn nhau đi lao động ngày - bàn (c): trao đổi ý kiến với nhau về chủ nhật để giúp đỡ gia đình. việc gì đó. ? Hãy giải thích nghĩa của từ bàn trong Nghĩa của các từ bàn không liên từng trường hợp trên? quan gì đến nhau -> không phải hiện ? Các cách dùng ở trên có phải hiện tượng tượng chuyển nghĩa của từ. Đây là chuyển nghĩa không? hiện tượng đồng âm. * Bài tập 2: (12 phút). ? Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ thương cảm, thông cảm ? - thương cảm: hoàn cảnh tác động đến ta và gợi tình thương. 9
- Hs viết bài. - thông cảm: hiểu và chia sẻ. Gv nhận xét, bổ sung. * Bài tập 3: (8 phút). - rung chuyển: rung mạnh cái vốn có ? Giải nghĩa các từ sau: rung chuyển, rung trên nền tảng vững chắc. rinh; thân mật, thân thiện; thân thiết, thân - rung rinh: rung nhẹ và nhanh, thích. Đặt câu với mỗi từ đó? thường chỉ các vật nhỏ, nhẹ như lá cây, ngọn cỏ - thân mật: thân mến, đầm ấm. HS tự đặt câu, trình bày. - thân thiện: thân và tốt với nhau. Gv nhận xét, bổ sung. - thân thiết: rất thân, không thể xa nhau được. - thân thích: có quan hệ họ hàng với nhau. * Bài tập 4: (9 phút). ? Từ chạy trong những cách dùng sau có nghĩa gì? Xác định nghĩa chính, nghĩa chuyển? a. Chạy thi 100 mét. a. Di chuyển nhanh bằng bước chân. b. Đồng hồ chạy nhanh 10 phút. (Nghĩa chính) c. Chạy ăn từng bữa. b. (Máy móc) hoạt động. d. Con đường chạy qua núi. c. Tìm kiếm. e. Tàu đang chạy. d. Trải dài theo đường hẹp. g. Chạy làng. e. (Phương tiện giao thông) di h. Chạy máy. chuyển nhanh trên đường. HS trao đổi, trả lời. g. Bỏ, không tiếp tục. GV nhận xét, bổ sung. h. Điều khiển. * Bài tập 5: (6 phút). - đề cử: giới thiệu ra ứng cử; giới ? Phân biệt nghĩa của các từ: đề cử, đề bạt, thiệu lên cấp trên. đề đạt, đề nghị và đặt câu với chúng? - đề bạt: cất nhắc lên địa vị cao hơn. - đề đạt: nêu lên với người trên. - đề nghị: nêu ra để bàn xét, thảo luận HS tự đặt câu, trình bày. hoặc để xin ý kiến của người xét. Gv nhận xét, bổ sung. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. ? Giải thích nghĩa của từ (ăn)? Đặt câu với từ trên? d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Xem lại bài học. - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ * Rút kinh nghiệm: 10
- Ngày soạn:02/10/2013 Ngày dạy: 4/10/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 5/10/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 7 ÔN LUYỆN VỀ CHỮA LỖI DÙNG TỪ 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Ôn luyện cách chữa lỗi dùng từ. b. Kĩ năng: Học sinh có kỹ năng nhận biết lỗi và sửa được lỗi dùng từ. c. Về thái độ: Có thái độ sửa lỗi nghiêm túc, hiểu được nghĩa của từ. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ. b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút). Khi sử dụng từ cần chú ý đến nghĩa của nó, tránh hiện tượng hiểu lầm, sai vì như vậy sẽ dùng từ sai. Để giúp các em nhận diện được điều này, thầy giới thiệu b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng * Bài tập 1: (7 phút) GV đưa ra yêu cầu bài tập 1: ? Trong các cặp câu sau, câu nào không mắc lỗi về dùng từ? a, Tính nó cũng dễ dàng. a, Tính nó cũng dễ dãi Tính nó cũng dễ dãi. b, Ông ngồi dậy cho dễ dàng. b,Ông ngồi dậy cho dễ chịu. Ông ngồi dậy cho dễ chịu. c, Tình thế không thể cứu vãn nổi. c, Tình thế không thể cứu vãn nổi Tình thế không thể cứu vớt nổi. * Bài tập 2: (9 phút) GV đưa ra yêu cầu bài tập tập 2: ? Chỉ ra từ trùng lặp trong các câu sau và viết lại cho đúng. a. Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thực ra lão rất a. Bỏ cụm từ: bán chú đi ở cuối câu. nhớ thương chú chó vàng của lão vì lão bị ốm mà phải bán chú đi. b. Bà cô tươi cười nói chuyện với hồng về mẹ chú nư một sự giả dối. Bà cô muốn b. Câu 2: bỏ từ cô. Hồng vào thăm mẹ . Bà đã nói với một ý Câu3: bỏ cụm từ “trong giọng nói , nghĩ thật cay độc trong giọng nói và trên trên, của bà cô” khuôn mặt khi cười rất kịch của bà cô. Hs dựa vào kiến thức về chữa lỗi dùng từ để xác định và làm cho đúng. Gv nhận xét, bổ sung. GV đưa ra yêu cầu bài tập tập 3. * Bài tập 3: (14 phút) 1. Chỉ ra những từ gần âm dùng sai trong 11
- các câu sau và sửa lại. a. Thạch Sanh từ bỏ gốc đa về sống chung với mẹ con Lí Thông. a.Thay từ : Từ bỏ = từ từ biệt. b. Người chiến sĩ cách mạng không bao giờ chịu khuất tất trước kẻ thù và luôn hiên ngang đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời b. Thay từ : Khuất tất = khuất phục. 2.Chỉ ra các từ dùng sai và chưa lại. a. V.I Lê nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi” . Kiến thức là nền tảng của quốc a. Kiến thức = tri thức. gia. b. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc. b. Chăm chỉ = chăm chú. c.Hôm qua, nó đá bóng vào nhà tôi mà nghiêng nước nghiêng thành. c. nghiêng nước nghiêng thành = làm Hs Chỉ ra từ dùng sai và chữa lại cho đúng. rung chuyển mọi thứ. Gv nhận xét, bổ sung. GV đưa ra yêu cầu bài tập tập 4. * Bài tập 4: (11 phút) ? Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau. a. Hùng là một người cao ráo. a. Cao ráo -> cao lớn. b. Nó rất ngang tàn. b. Ngang tàn-> ngang tàng c. Bài toán này hắc búa thật. c. Hắc búa -> hóc búa. d. Cảnh ngày mùa ở Mễ Trì đẹp như một bức tranh quê. d. thừa từ quê. e. Anh ấy là người rất kiên cố. e.Kiên cố = kiên định. g. Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng tôi rất nhiều kiến thức. g. Truyền tụng = truyền thụ. h.Trước khi nói phải nghĩ, không nên nói năng tự tiện h. Tự tiện = tuỳ tiện. k. Hôm qua, bà ngoại biếu em một cuốn sách rất hay. k. Biếu = cho Hs Chỉ ra từ dùng sai và chữa lại cho đúng. Gv nhận xét, bổ sung. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. ? Câu sau đây dùng sai từ nào: Nó là đứa ăn nói tự tiện. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về xem lại bài đã học. - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ * Rút kinh nghiệm: 12
- Ngày soạn:9/10/2013 Ngày dạy: 11/10/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 12/10/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 8 ÔN LUYỆN VỀ CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tiếp) 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Ôn luyện cách chữa lỗi dùng từ. b. Kĩ năng: Học sinh có kỹ năng nhận biết lỗi và sửa được lỗi dùng từ. c. Về thái độ: Có thái độ sửa lỗi nghiêm túc, hiểu được nghĩa của từ. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ. b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Từ có thể có nhiều nghĩa và nó tồn tại một cách tiềm tàng trong hệ thống ngôn ngữ. Khi sử dụng cần chú ý đến nghĩa của nó, tránh hiện tượng hiểu lầm, sai vì như vậy sẽ dùng từ sai. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng * Bài tập 1: (4 phút) GV: Chọn các từ sau: đỏ gay, đỏ ngầu, đỏ rực để điền vào chỗ trống trong các câu dưới a. đỏ rực. đây: a. Trong khói và bụi vẫn lóe lên những tia b. đỏ ngầu. lửa c. đỏ gay. b. Nước sông c. Mặt nó * Bài tập 2: (7 phút) Chọn các từ: độc đáo, độc đoán, độc nhất, độc thân, độc quyền. a, có nghĩa là “chỉ có một mà thôi” a, độc nhất b, có nghĩa là “ nắm quyền một mình” b, độc quyền c, có nghĩa là “quyết định mọi việc theo ý riêng mình, không chịu bàn bạc” c, độc đoán d, có nghĩa là “đặc biệt, riêng mình đạt tới” d, độc đáo e, có nghĩa là “sống một mình, không lập gia đình” e, độc thân * Bài tập 3: (10 phút) GV: Giải nghĩa các từ sau và đặt câu - Rung chuyển: - Rung chuyển: Rung mạnh cái vốn có trên lền tảng vững chắc - Rung rinh: - Rung rinh: Rung nhẹ và nhanh, thường chỉ các việc nhỏ, nhẹ như lá 13
- - Thân mật: cây ngọn cỏ. - Thân thiện: - Thân mật: thân mến, đầm ấm. - Yêu cầu: - Thân thiện: thân và tốt với nhau. - Thân thích: - Đòi, muốn người khác làm điều gì đó. - Thân thích: Có quan hệ họ hàng với nhau. * Bài tập4: (8 phút) GV: Điền các từ đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt vào chỗ trống cho phù hợp với nội dung: a, : trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên. a, đề đạt b, : cử ai đó giữ chức vụ cao hơn. c, : giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử. b,đề bạt d, : đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết. HS: điền từ. c, đề cử. GV: nhận xét, bổ sung. d, đề xuất * Bài tập 5: (12 phút) GV: Giải thích nghĩa của từ chín trong các câu sau: a, chín => Quả ở vào giai đoạn a) Vườn cam chín đỏ . phát triển đầy đủ nhất thường có b) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho màu đỏ hoặc vàng , có hương thơm chín chắn . vị ngọt . c) Ngượng chín cả mặt . b) chín => Sự suy nghĩ ở mức đầy đủ để được hiệu quả. c) chín => Màu da đỏ ửng lên . Đặt câu - Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín - Gò má cao chín như quả bồ quân . - Tài năng của anh ấy đang chín rộ. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. ? Câu sau đây dùng sai từ nào: Lớp chúng tôi đề xuất bạn Hà làm lớp trưởng. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Xem lại các bài tập đã làm để củng cốkiến thức về dùng từ. - Chuẩn bị cho tiết sau: Luyện nói kể chuyện. * Rút kinh nghiệm: 14
- Ngày soạn:16/10/2013 Ngày dạy: 18/10/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 19/10/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 9 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Củng cố kiến thức đã học phần làm văn tự sự. b. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng làm văn tự sự. c. Về thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án. b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Để viết được một bài văn đầy đủ về nội dung cũng như hình thức, trước hết các em phải xây dựng dàn bài hoàn chỉnh. Vậy xây dựng dàn bài như thế nào thì trong tiết học này b. Dạy nội dung bài mới: (41 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Đề bài: Em hãy kể về thầy giáo (cô ? Em hãy kể về thầy giáo (cô giáo) của giáo) của em? em? GV: Gợi ý. a, Mở bài. Giới thiệu về thầy (cô giáo). "Người thầy như một con đò Đưa khách sang sông rồi một mình quay trở lại "đó là hình ảnh thầy giáo mà tôi không bao giờ quên - thầy (cô) GV: Yêu cầu của đề là gì? HS: Kể về thầy ( cô giáo) mà em kính mến. GV: Theo em mở bài nên nói những gì? HS: Giới thiệu khái quát về người thầy (cô) mà em kính mến hoặc yêu quý. b, Thân bài - Hình dáng: Thầy (cô) khoảng tuổi, GV: Thân bài em nói về điều gì? vẫn còn nhanh nhẹn HS: - Phác qua vài nét về hình dáng bên + Là một thầy (cô) giáo làng, có ngoài của thầy (cô): giản dị, nhanh nhẹn khoảng năm trong nghề - Kể chi tiết những kỷ niệm thân thiết gắn + Ăn mặc giản dị bó với thầy (cô) trong học tâp, trong đời - Kỉ niệm: sống, + Bản thân tôi là một học sinh + Được thầy (cô) để ý và quan tâm nhiều hơn: ngoài giờ lên lớp, những lúc ở nhà thầy (cô) đến nhà kèm + Kết quả: năm ấy tôi từ một học sinh vươn lên là HS giỏi của lớp +Trong cuộc sống thường ngày: thầy 15
- (cô) sống rất đạm bạc, yêu cây cảnh, luôn chăm sóc thương yêu những người trong gđ c, Kết bài Tôi rất biết ơn thầy (cô). Nhờ thầy (cô) GV: Phần kết bài em thể hiện điều gì? mà tôi học giỏi hơn rất nhiều. Nếu mai HS: Mong giữ mãi hình ảnh của thầy (cô) đây thành công trong công việc thì em kính mến. sẽ mãi mãi nhớ ơn người thầy (cô) mà - HS lập dàn ý theo nhóm, thời gian 10 em yêu quý. phút, trình bày, nhận xét , GV thống nhất dàn ý GV: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết 1 phần Nhóm 1 viết phần MB Nhóm 2, 3 viết phần TB Nhóm 4 viết phần KB Thời gian 10 phút, hs trình bày, nhận xét, GV: nhận xét bổ sung c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. - Gv gọi hs đọc bài tham khảo. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về nhà viết hoàn chỉnh đề bài trên. - Đọc trước bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 23/10/2013 Ngày dạy: 25/10/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 26/10/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 10 ÔN TẬP NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: HS nắm được: - Khái niệm ngôi kể trong VBTS. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất trong văn bản tự sự. - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể. b. Về kĩ năng: - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong VBTS. - Vận dụng ngôi kể vào đọc- hiểu VBTS. c. Về thái độ: yêu mến văn tự sự. 2. Chuẩn bị của Gv và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ. 16
- b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Sử dụng ngôi kể trong VBTS là điều rất quan trọng, phải sử dụng sao cho hợp lí để người nghe người đọc nắm bắt được diễn biến cốt truyện và nhân vật b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng I . LÝ THUYẾT. (15 phút) 1 . Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. ? Thế nào là ngôi kể ? - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện . 2. Các ngôi kể thường gặp trong văn tự sự. a) Ngôi kể thứ 3 : ? Nêu đặc điểm của ngôi kể - Khi gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng , người thứ 3 ? kể tự dấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ 3; như thế mà người kể có thể kể linh hoạt kể tự do, kể những gì diễn ra với nhân vật. - Các truyện cổ dân gian, truyện văn xuôi trung đại trong SGK ngữ văn 6 đều được kể theo ngôi thứ 3. Ví dụ: Truyền truyết "Con Rồng, cháu Tiên". Được kể theo ngôi thứ ba. b) Ngôi kể thứ nhất. ? Nêu đặc điểm của ngôi kể - Khi xưng “tôi ” là kể theo ngôi thứ nhất người kể thứ 1 ? có thể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói lên suy nghĩ, tình cảm của mình. - Ví dụ :"Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. ( Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể thứ nhất. Căn cứ vào từ "tôi" đại từ xưng hô. 3. Lời kể trong văn tự sự. ? Em hiểu gì về lời kể trong - Ngôi kể thể hiện diễn biến cốt truyện. văn tự sự ? - Ngôi ngữ tả : tả nhân vật, tả khung cảnh - làm nền, làm phông cho câu chuyện . - Ngôn ngữ nhân vật: lời đối thoại, độc thoại. - Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu tên, họ, lai lịch, tinh tình, tài năng,hình dạng, quan hệ, ý nghĩa của nhân vật. - Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. II . BÀI TẬP: (25 phút) 17
- ? Hãy khoanh tròn vào chữ cái 1. Trắc nghiệm. đứng trước câu trả lời đúng? 1 . Khi dùng ngôi kể thứ nhất, người kể không có được lợi thế nào ? A. Trực tiếp thể hiện tình cảm cá nhân . B. Có thể nói ra những gì mình biết, mình thấy. C. Có thể kể linh hoạt, tự do C. Có thể kể linh hoạt, tự do hơn. hơn. D. Lời kể có sắc thái tình cảm hơn. 2 . Dòng nào không nói đúng về cách kể theo ngôi thứ ba ? A. Là cách kể mà người kể giấu mình. B. Là cách kể kín đáo, gọi sự vật bằng tên của chúng. C. Người kể chuyện có thể kể linh hoạt, tự do. D. Kể theo ngôi thứ ba, người D. Kể theo ngôi thứ ba, người kể dễ dàng bộc lộ kể dễ dàng bộc lộ nhận xét cá nhận xét cá nhân. nhân. 1. Kể lại chuyện “Thạch 2. Tự luận. Sanh” bằng các ngôi kể sau: Đoạn 1: Ngôi thứ 3; Đoạn 2: Ngôi thứ 1 - Thạch Sanh; Đoạn 3 Ngôi thứ 1 L ý Thông. 2. Mượn lời “ Bút thần” kể lại chuyện “Cây bút thần” theo ngôi thứ nhất? Nhận xét hai ngôi kể trên? HS: Dựa vào văn bản đã học để kể. GV: Nhận xét, bổ sung. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. - Dùng ngôi kể thứ nhất sắm vai nhân vật Sơn Tinh kể lại câu chuyện STTT? d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về nhà xem lại bài học. - Đọc trước bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng. * Rút kinh nghiệm: 18
- Ngày soạn: 30/10/2013 Ngày dạy: 01/11/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 02/11/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 11 ÔN TẬP VĂN BẢN ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG, THẦY BÓI XEM VOI 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Củng cố kiến thức về truyện ngụ ngôn, bài học được rút ra từ hai truyện ngụ ngôn. Kể sáng tạo hai truyện ngụ ngôn bằng lời văn của mình. b. Về kĩ năng: - Tổng hợp, tái hiện, tái tạo kiến thức. c. Về thái độ: - Bồi dưỡng cho HS thái độ súng đúng đắn, ý thức học tập nghiêm túc. 2. Chuẩn bị của Gv và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ. b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã được học hai truyện ngụ ngôn, từ hai truyện ấy các em đã rút ra cho bản thân những gì? Hôm nay, thầy giới thiệu b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng I. Ôn tập văn bản: Ếch ngồi đáy giếng GV hướng dẫn HS ôn tập bài Ếch (19 phút) ngồi đáy giếng. ? Kể lại truyện Ếch ngồi đáy 1. Ếch tự coi mình là một vị chúa tể: giếng bằng lời văn của mình? - Nơi ếch ngự trị là đáy giếng, xung quanh ếch HS: kể tóm tắt nd. chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. GV: nhận xét. - Tiếng kêu của ếch ồm ộp, vang động khiến ? Tại sao ếch tự coi mình là một vị cho nhái, cua, ốc hoảng sợ nên ếch tự đắc hợm chúa tể? mình. HS: trả lời. - Ở nới đáy giếng, ếch không biết gì tưởng bầu GV: nhận xét, bổ sung. trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung. Trời cũng chẳng ra gì. 2. Ra khỏi giếng thái độ của ếch: ? Ra khỏi giếng thái độ của ếch - Quen thói quen cũ, đi lại rất nghênh ngang. như thế nào? - Ếch vẫn kêu ồm ộp. HS: trả lời. - Thiếu hiểu biết, tự cho mình là chúa tể nên GV: nhận xét, bổ sung. nhâng nháo nhìn trời và chả thèm để ý đến xung quanh. 3. Kết quả: Ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp. ? Ếch phải chịu hậu quả như thế - Do cách nhìn nhỏ hẹp, do cách sống hợm nào? Hậu quả đó là do tự ếch gây mình, kiêu ngạo mà ếch tự chuốc hoạ vào thân. 19
- ra hay do ai gây ra? 4. Ý nghĩa - Truyện mượn chuyện con ếch nhằm phê phán ? Bài học em rút ra từ truyện ngụ những kẻ hiểu biết thì hạn hẹp mà lại hợm ngôn? mình, tự đắc, huênh hoang, rồi chuốc lấy hoạ, đồng thời nêu lên bài học luân lí khuyên nhủ người ta phải biết sống, phải mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo. II. Ôn tập văn bản: Thầy bói xem voi GV hướng dẫn HS ôn tập bài (13 phút) Thầy bói xem voi. ? Kể lại truyện Thầy bói xem voi? 1. Cách xem voi của năm ông thầy bói: HS: kể tóm tắt nd. GV: nhận xét. ? Cách xem voi của năm ông thầy - Vì năm thầy đều mù nên xem voi bằng cách bói có gì đặc biệt? sờ bằng tay. Thầy thứ nhất: Sờ vòi; Thầy thứ - Năm ông thầy bói, mỗi thầy sờ một bộ phận: hai: Sờ ngà; Thầy thứ ba: Sờ Thầy thứ nhất: Sờ vòi; Thầy thứ hai: Sờ ngà; tai;Thầy thứ tư: Sờ chân; Thầy thứ Thầy thứ ba: Sờ tai;Thầy thứ tư: Sờ chân; năm: đuôi Thầy thứ năm: đuôi Cách xem rất phiến diện và chủ quan. ? Kết quả từ cách xem voi trên của năm ông thầy bói? Từ truyện 2. Bài học: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc thì Thầy bói xem voi em rút ra bài học phải hiểu biết một cách tường tận, toàn diện, gì? không được phán bừa khi mới chỉ biết sơ qua, biết phiến diện sự vật, sự việc. III. Vận dụng. (9 phút) HS làm các bài tập có sự vận dụng * Bài tập 1: Kể ví dụ về trường hợp em hoặc kiến thức của hai văn bản trên. các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con HS: trao đổi và viết bài. người một cách sai lầm theo kiểu Thầy bói xem GV: gọi hs đọc bài viết. voi và hậu quả của những đánh giá sai lầm HS: đọc bài viết. này? GV: nhận xét, bổ sung * Bài tập 2: Viết một bài văn nêu cảm nghĩ của mình về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng? c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. - Dùng ngôi kể thứ nhất sắm vai nhân vật Sơn Tinh kể lại câu chuyện STTT? d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về nhà xem lại bài học. - Đọc trước bài: Danh từ và Cụm danh từ. * Rút kinh nghiệm: 20
- Ngày soạn: 6/11/2013 Ngày dạy: 08/11/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 09/11/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 12 ÔN TẬP DANH TỪ 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về danh từ trong chương trình văn 6, khái niệm, khả năng kết hợp, vai trò của danh từ trong câu, các loại danh từ. Nhận biết được danh từ và các loại danh từ. b. Về kĩ năng: - Phân biệt các loại danh từ. c. Về thái độ: - Học tập nghiêm túc. 2. Chuẩn bị của Gv và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ. b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã được học về danh từ. Hôm nay, thầy giới thiệu b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng I. Ôn tập lý thuyết. (21 phút) GV củng cố lại cho HS kiến thức 1. Khái niệm đã học về danh từ. - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện Qua bài danh từ đã học, em hãy tượng, khái niệm cho biết: 2. Khả năng kết hợp của danh từ - Thế nào là danh từ ? Cho Ví dụ ? - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng - Khả năng kết hợp của danh từ ? ở phía trước. - Chức vụ ngữ pháp của danh từ - Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ định trong câu ? Cho ví dụ ? (này, kia, ấy, đó ) ở phía sau - Các loại danh từ đã học ? Cho ví VD : Ba quyển sách này. dụ ? 3. Chức vụ ngữ pháp của danh từ trong câu - Chức vụ điển hình của danh từ trong câu là chủ ngữ. - Khi làm vị ngữ, danh từ cần đứng sau từ là 4. Phân loại danh từ (đã học) * Danh từ chỉ sự vật : nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm * Danh từ chỉ đơn vị : nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật - Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ) - Danh từ chỉ đơn vị quy ước + Danh từ chỉ đơn vị chính xác. + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng. 21
- II. Luyện tập (20 phút) GV cho HS làm các dạng bài tập 1. Bài 1 : Lấy ví dụ về danh từ (mức độ từ dễ đến khó) giúp HS - 5 VD về DT chỉ người nắm vững kiến thức về danh từ, - 5 VD về DT chỉ vật biết phân biệt các loại danh từ, sử - 5 VD về DT chỉ hiện tượng dụng danh từ một cách chính xác. - 5 VD về DT chỉ khái niệm - DT chỉ người : Cô, dì, chú, bác sĩ, giáo viên, học sinh 2. Bài 2 : Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị tự - DT chỉ vật : bàn, ghế, sách, bút nhiên : - DT chỉ hiện tượng : mưa, gió, - Chuyên đứng trước danh từ chỉ người bão, sấm, chớp - Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật - DT chỉ khái niệm : hình tròn, hình vuông, đường thẳng, hình chữ nhật 3. Bài 3 : Liệt kê các danh từ : Các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên - Chỉ đơn vị quy ước chính xác - Chuyên đứng trước danh từ - Chỉ đơn vị quy ước ước chừng chỉ người : ông, bà, chú, bác, cô, dì, cháu, ngài, vị, viên 4. Bài 4 : Cho đoạn thơ sau : - Chuyên đứng trước danh từ Nhân dân là bể chỉ đồ vật : cái, bức, tấm, quyển, Văn nghệ là thuyền (1) bộ, tờ, chiếc, cuốn, quả Thuyền (2) xô sóng (1) dậy - Chỉ đơn vị quy ước chính xác : Sóng (2) đẩy thuyền (3) lên mét, ki-lô-mét, lít, tấn, tạ, hải lí (Tố Hữu) - Chỉ đơn vị quy ước ước chừng : - Tìm các danh từ có trong đoạn thơ trên ? nắm, mớ, bó, thúng, đấu, vốc, Chức vụ ngữ pháp của chúng trong câu là gì ? gang, đoạn, sải - Đặt câu với các danh từ vừa tìm được. - Các danh từ có trong đoạn thơ : 5. Bài 5. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng trong Nhân dân, bể, thuyền, văn nghệ, đó có sử dụng danh từ nói về việc bảo vệ môi sóng trường ở địa phương em. - Chức vụ ngữ pháp : - Phân loại các danh từ chỉ sự vật và chỉ đơn + Làm chủ ngữ : Nhân dân, văn vị trong đoạn văn trên ? nghệ, thuyền (2, 3), sóng (1, 2). - Chức vụ ngữ pháp của các danh từ đó ? + Làm vị ngữ : thuyền c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. - Dùng ngôi kể thứ nhất sắm vai nhân vật Sơn Tinh kể lại câu chuyện STTT? d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về nhà xem lại bài học. - Đọc trước bài: Cụm danh từ. * Rút kinh nghiệm: 22
- Ngày soạn: 13/11/2013 Ngày dạy: 15/11/2013 Dạy lớp: 6A3 Ngày dạy: 16/11/2013 Dạy lớp: 6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 13 ÔN TẬP CỤM DANH TỪ 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Củng cố kiến thức về cụm danh từ, cấu tạo của cụm danh từ. b. Về kĩ năng: Tổng hợp, tái hiện, tái tạo kiến thức. c. Về thái độ: Ý thức học tập nghiêm túc. 2. Chuẩn bị của Gv và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ. b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã được học về Cụm danh từ. Hôm nay, thầy cùng các em củng cố kiến thức về b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng I. Lý thuyết. (13 phút) Gv: Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là cụm 1. Khái niệm: Cụm DT là tổ hợp từ do danh từ? DT với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành. Gv: Đặc điểm và cấu tạo của cụm danh 2. Đặc điểm: từ? Cho ví dụ? - Cụm DT có ý nghĩa đầy đủ, cấu tạo phức tạp hơn DT. - Hoạt động trong câu giống như DT. 3. Cấu tạo : Cụm DT gồm ba phần: Gv: Phụ ngữ đứng trước có hai loại: - Phần TT: DT đảm nhiệm - Chỉ số lượng ước chừng: Tất cả, cả, mấy, những, các - Phần phụ trước: phụ ngữ bổ nghĩa cho - Chỉ số lượng chính xác: số từ, lít, DT về số lượng. mét . Gv: Phụ ngữ đứng sau có hai loại: - Phụ sau: nêu đặc điểm của DT hoặc - Chỉ vị trí để phân biệt: này, kia, ấy, xác định vị trí của DT ấy trong không đó gian và thời gian. - Chỉ đặc điểm : cao, thấp, nếp, tẻ II. Luyện tập. (28 phút) 1. Bài tập 1: Gv: Tìm các cụm danh từ và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ có trong các ví dụ sau: a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người a. Một / người chồng chồng thật xứng đáng. t T1 T2 23
- b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha b. Một / lưỡi búa / của cha để lại. t T1 T2 s1 s2 c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. c. Một / con yêu tinh / ở trên núi Gv: Tổ chức cho HS làm bài tập về cụm t T1 T2 s1 s2 danh từ. Hs: Trao đổi, trả lời. Gv: Nhận xét, bổ sung. 2. Bài tập 2: Gv: Tìm các cụm danh từ và phân tích cấu tạo của chúng trong ví dụ sau : Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu. Tất cả / mọi cách Bao nhiêu công trạng và các nhà thông t T1 T2 thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Bao nhiêu / ông trạng t T1 T2 Các / nhà thông thái t T1 T2 3. Bài tập 3: Gv: Cho các danh từ sau : đàn cò, học sinh, cây cầu. Hãy phát triển thành cụm Từng / đàn cò / trên cánh đồng. danh từ. Tất cả / những học sinh/ này. Những / cây cầu/ ở làng tôi. 4. Bài tập 4: Gv: Cho những danh từ sau : bông hoa, cái bàn, ngôi nhà. Thêm phụ ngữ để tạo thành cụm danh từ Đặt câu với cụm danh từ ấy. Đặt cụm danh từ ấy vào mô hình cụm danh từ. Hs: Trao đổi, trả lời. Gv: Nhận xét, bổ sung. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về nhà xem lại bài học. - Đọc lại các bài đã học: Tiết sau kiểm tra 1 tiết. * Rút kinh nghiệm: 24
- Ngày soạn: 27/11/2013 Ngày kiểm tra: 23/11/2013 Lớp: 6A3, 6A4 Ngày kiểm tra: Dạy lớp: Tiết 14 KIỂM TRA 1 TIẾT 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học về truyện truyền thuyết, cổ tích, nội dung của các truyện. b) Về kĩ năng: Nhận diện, phân tích, trình bày suy nghĩ cảm xúc. c) Về thái độ: Yêu thích các tác phẩm văn học dân gian. 2. Nội dung đề: * Thiết lập ma trận: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề TN TL TN TL Thấp Cao Trình Hiểu ý Tóm tắt bày khái nghĩa truyện niệm truyện STTT Truyện truyền CRCT. truyền thuyết thuyết. - Giải - Kể tên thích tên truyện đã truyện học Tổng số câu 2 2 1 Tổng số điểm 1 1 2 Tỉ lệ % 10 % 10% 20% - Trình Hiểu nv Cảm bày nội trong nghĩ dung truyện về nv truyện TS theo Thạch EBTM. 2 tuyến Sanh Truyện cổ - Kể tên thiện và tích những ác. chi tiết thần kì trong truyệnTS Tổng số câu 2 1 1 Tổng số điểm 3 1 3 Tỉ lệ % 30% 10% 30% Tổng số câu 4 3 1 1 Tổng số điểm 3 2 2 3 Tỉ lệ % 30%1 20% 20% 30% * Nội dung đề: A. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng: (3 điểm) 1. Truyền thuyết là gì? 25
- A. Là loại truyện dân gian kể về sự việc & sự kiện liên quan đễn lịch sử thời quá khứ. B. Là loại truyện kể về cuộc đời của nhân vật bất hạnh. C. Là loại truyện mượn loài vật để giáo huấn. 2. Kể tên truyện truyền thuyết đã học? A. Con Rồng cháu Tiên.; B. Sơn Tinh Thủy Tinh. C. Bánh chưng bánh giầy, Con rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh. 3. Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì? A. Giải thích tên hồ. B. Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. C. Giải thích hiện tượng lũ lụt. 4. Nêu nội dung của truyện Em bé thông minh? A. Đề cao trí thông minh và trí khôn của dân gian tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên. B. Ca ngợi người anh hùng. C. Đề cao tự do công lí. 5. Xác định những chi tiết thần kì trong truyện Thạch Sanh? A. Cái khăn, cái túi; B. Cái giỏ, cái đĩa. C. Tiếng đàn, niêu cơm, 6. Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh giải thích điều gì? A. Giải thích hiện tượng bão lũ. B. Ca ngợi công lao dựng nước của vua Hùng C. Giải thích hiện tượng lũ lụt & hiện hiện ước mong của người Việt cổ chế ngự thiên tai. B. Phần tự luận: Câu 1: (2 điểm): Tóm tắt văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh. Câu 2: (1 điểm): Hãy liệt kê các nhân vật trong truyện Thạch Sanh theo 2 tuyến nhân vật thiện và ác. Câu 3: (4 điểm): Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh. 3. Đáp án, Biểu điểm: * Đáp án: A. Phần trắc nghiệm: 1.A; 2. C; 3.B; 4. A; 5. C; 6. C. B. Phần tự luận: Câu 1: Vua Hùng Ké chồng cho Mị Nương. Có hai chàng đến cầu hôn. Sơn Tinh đến từ miền núi, Thủy Tinh đến từ miền biển. Cả hai đều có tài. Vua hùng ra điều kiện âi đe sính lễ đến trước được Mị Nương. Sơn Tinh đến trước rước Mị Nương về núi, Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giận đuổi theo đòi cướp Mị 26
- Nương. Làm dông bão đánh Sơn Tinh. Năm nào cũng vậy cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng, Thủy Tinh đã cùng kiệt. Câu 2: Thiện: Thạch Sanh, công chúa, Ngọc Hoàng, vua Thủy Tề, Thái tử, bố mẹ Thạch Sanh. Ác: Mẹ con Lí Thông, chằn Tinh, đại bàng, thái tử 18 nước chư hầu. Câu 3: Yêu cầu viết thành đoạn văn - Là người lương thiện sinh ra có yếu tố thần kì. - Có phẩm chất thật thà, dũng cảm, tài năng, có lòng nhân ái, yêu hòa bình(dẫn chứng trong truyện) * Biểu điểm: A. Phần trắc nghiệm: 3 điểm. B. Phần tự luận: 7 điểm Câu 1: 2 điểm Câu 2: 1 điểm Câu 3: 4 điểm. 4. Nhận xét đánh giá sau khi chấm bài kiểm tra: Ngày soạn: 28/11/2013 Ngày dạy: 30/11/2013 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: Tiết 15 ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG 1. Mục tiêu: a. Kiến thức - Trên cơ sở học lý thuyết, giúp các em chuyên sâu hơn vào thể loại kể chuyện đời thường .Qua đó các em tự tìm hiểu đề, tìm ý, phương hướng chuẩn bị viết bài. - Biết vận dung sự viêc, nhân vât , ngôi kể và lời kể trong văn tự sư. b. Kĩ năng : Rèn kỹ năng viết văn kể chuyện đời thường. c. Thái độ : Có ý thức luyện tập viết văn 2. Chuẩn bị của Gv và HS: a. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng b. Chuẩn bị của HS: Học bài và làm bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã được học luyên tập về xd bài tự sự Hôm nay, thầy cùng các em củng cố kiến thức về b. Dạy nội dung bài mới: 27
- Hoạt động GV và HS Nội dung ghi bảng I. Ôn tập lý thuyết. : (6 phút) 1. Khái niệm: Là kể về những câu Gv: Nhắc lại lý thuyết về văn tự sự kể chuyện hàng ngày từng trải qua, từng chuyện đời thường. gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ân tượng, cảm xúc nhất định nào đó. 2. Yêu cầu: Một trong những yêu cầu Gv: Theo em hiểu thế nào là kể chuyện hàng đầu của kể chuyện đời thường là đời thường? Kể chuyện đời thường cần nhân vật và sự việc cần phải hết sức yêu cầu gì? chân thực, không nên bịa đặt, thêm thắt tuỳ ý. II. Luyện tập. : (35 phút) 1. Đề bài. Gv: Cho học sinh luyện tập a. Đề 1: Em hãy kể về một người bạn GV hướng dẫn HS cách xây dựng dàn ý mà em mới quen? và viết bài văn tự sự kể chuyện đời b. Đề 2: Em hãy kể về thầy giáo(cô thường. giáo) của em? 2. Dàn bài. a. Đề 1. Gv: Hướng dẫn cho HS làm đề 1. * Mở bài: Trong một lần đi học muộn, Gv:Đề bài yêu cầu điều gì? Căn cứa vào phải đứng ngoài cổng trường trong khi từ nào mà em biết? các bạn đang chào cờ, tôi đã quen Hs: Kể về người bạn mới quen. * Thân bài Gv: Mở bài cần nói được điều gì? - Lý do: Vì đau bụng nên em đến trường muộn - Tình huống: xin bác bảo vệ với lý do chính đáng nhưng cũng không được, Gv: Phần thân bài em dự định kể về bạn tức quá đá hòn sỏi, không may vào như thế nào? chân một bạn cũng đi muộn như em - Phác qua vài nét nổi bật về hình dáng + Lời xin lỗi của em với bạn đó bên ngoài - Kết bạn thân với bạn đó: giới thiệu tên - Kể chi tiết tình huống gặp bạn mình, qua đó hỏi tên bạn để kết thân. - Sau đó là giai đoạn giao tiếp giữa em + Người bạn đó tên , ở , đang học và bạn mới quen lớp + rất dịu dàng, giọng nói nghe rất ấm + Đôi môi lúc nào cũng nở nụ cười - nhanh nhẹn trong mọi lĩnh vực nhất là trong học tập: Bài khó hỏi , bạn ấy giảng nhanh mà lại dễ hiểu càng gắn bó hơn * Kết bài. Gv: Phần kết bài em cần nói được vấn đề Tôi rất vui khi được làm bạn với gì? Làm bạn với , tôi học từ bạn ấy bao 28
- - Mong ước tình bạn ngày càng tốt đẹp - nhiêu điều. Tôi và mãi mãi là bạn giúp đỡ nhau trong học tập. thân của nhau . Yêu cầu Hs viết từng đoạn văn, rồi liên kết các đoạn văn để thành đoạn văn. Hs viết bài, GV kiểm tra, sửa chữa. b. Đề 2 Gv hướng dẫn đề 2 cho HS về nhà làm. * Mở bài Gv: Yêu cầu của đề là gì? " Người thầy như một con đò - Kể về thầy giáo (cô giáo) mà em kính Đưa khách sang sông rồi một mình mến. quay trở lại" Gv: Theo em mở bài nên nói những gì? đó là hình ảnh thầy giáo mà tôi không - Giới thiệu khái quát về người thầy bao giờ quên - thầy (cô) giáo (cô giáo) mà em kính mến hoặc yêu quý. * Thân bài Gv:Thân bài em nói về điều gì? - Hình dáng: Thầy khoảng tuổi, vẫn - Phác qua vài nét về hình dáng bên còn nhanh nhẹn ngoài của thầy giáo(cô giáo): giản dị, + Là một ông giáo làng, có khoảng 15 nhanh nhẹn năm trong nghề + Ăn mặc giản dị - Kể chi tiết những kỷ niệm thân thiết - Kỉ niệm: gắn bó với thầy giáo (cô giáo): trong học + Bản thân tôi là một HS dốt tâp, trong đời sống, sự quan tâm, chỉ bảo + Được thầy để ý và quan tâm nhiều của thầy cô, động viện, nhắc nhở nghiêm hơn: ngoài giờ lên lớp, những lúc ở nhà khắc của thầy. thầy đến nhà kèm + Kết quả: năm ấy tôi từ một HS dốt vươn lên là HS khá của lớp + Trong cuộc sống thường ngày: thầy sống rất đạm bạc, yêu cây cảnh, luôn chăm sóc thương yêu những người trong gia đình * Kết bài Tôi tất biết ơn thầy. Nhờ thầy mà tôi Gv: Phần kết bài em thể hiện điều gì? học giỏi hơn rất nhiều. Mai đây dù có Mong giữ mãi hình ảnh của thầy giáo đi đâu thì em sẽ mãi mãi nhớ ơn người (cô giáo) kính mến. thầy mà em yêu quý. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về nhà xem lại bài học. - Đọc trước bài: số từ, lượng từ, chỉ từ * Rút kinh nghiệm: 29
- Ngày soạn: 5/12/2013 Ngày dạy: 7/12/2013 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: Tiết 16 ÔN TẬP VỀ SỐ TỪ, LƯỢNG TỪ, CHỈ TỪ 1. Mục tiêu: a. Kiến thức : Ôn tập và củng cố những kiến thức về số từ, lượng từ, chỉ từ. b. Kĩ năng : Luyện giải một số câu hỏi về số từ, lượng từ, chỉ từ. c. Thái độ : Có ý thức luyện tập viết văn 2. Chuẩn bị của Gv và Hs: a. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo. b. Chuẩn bị của HS: Học bài và làm bài. 3. Tiến trình bài dạy : a. Kiểm tra bài cũ : Gv kiểm tra trong quá trình ôn tập. Đặt vấn đề vào bài mới: (1phút) b. Bài mới: Hoạt động GV và HS Nội dung ghi bảng A. LÝ THUYẾT: (23 phút) I. Số từ: Gv: Thế nào là số từ? Cho ví dụ? 1. Định nghĩa: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự sự vật. Ví dụ: Tôi là con thứ hai trong gia đình. Gv: Số từ chia làm mấy loại ( Kể 2. Phân loại: 2 loại. tên)? Mỗi loại cho một ví dụ? - Số từ chỉ số lượng sự vật: Số từ đứng trước danh từ. - Số từ chỉ thứ tự sự vật: Số từ đứng sau danh từ. II. Lượng từ: Gv: Thế nào là lượng từ? Cho VD? 1. Định nghĩa: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Ví dụ1: Hai đứa tôi mỗi người một ngả. Ví dụ 2: Tất cả trường hôm nay được nghỉ học. 2. Phân loại: 2 loại. Gv: Lượng từ chia làm mấy loại? - Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, Đó là những loại nào? tất thảy, - Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, các, mọi, mỗi, từng, III. Chỉ từ: Gv: Chỉ từ là gì ? Cho ví dụ? Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ 1: Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người Chỉ từ ( định vị sự vật trong t.gian) làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Ví dụ 2: 30
- Ngoài kia, các bạn học sinh đang nô Chỉ từ ( định vị sự vật trong k.gian) đùa. B. BÀI TẬP: (18 phút) * Bài tập 1: Gv: Tìm số từ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc loại nào? a. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, a. Số từ : một ( chỉ số lượng sự vật ). tháng ngày chờ mong, buồn tủi. ( Con Rồng, cháu Tiên ) b. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên b. Số từ: năm mươi (chỉ số lượng s/vật). núi, chia nhau cai quản các phương. ( Con Rồng, cháu Tiên ) c. Hùng Vương lúc về già, muốn c. Số từ: hai mươi (chỉ số lượng sự vật). truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. ( Bánh chưng, bánh giầy) * Bài tập 2: Gv: Qua hai ví dụ sau, em thấy Điểm khác nhau giữa từng và mỗi: nghĩa của từng và mỗi có gì khác - từng: mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, nhau? hết cá thể này đến cá thể khác. a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ) - mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt. các tướng rút lui mỗi người một ngả. ( Sự tích Hồ Gươm ) * Bài tập 3: Gv: Tìm chỉ từ trong những câu - Ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ như sau: sau. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy. a. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi a. ấy: chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, - Định vị sự vật trong không gian. Đất cùng Tiên vương. - Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ. ( Bánh chưng, bánh giầy) b. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ b. ấy: Mặt trời chân lí chói qua tim. - Định vị sự vật trong thời gian. ( Tố Hữu ) - Làm trạng ngữ . c. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân c. đó: ngày một tăng. - Định vị sự vật trong thời gian. ( Sự tích Hồ Gươm ) - Làm trạng ngữ. 31
- c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. ? Thế nào là lượng từ? Cho VD? d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về nhà xem lại bài học. - Đọc trước bài: Kể chuyện đời thường * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 12/11/2013 Ngày dạy: 14/12/2013 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: Tiết 17 ÔN TẬP ĐỘNG TỪ, CỤM ĐỘNG TỪ; TÍNH TỪ, CỤM TÍNH TỪ 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: Giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức về động từ, cụm động từ; Tính từ và cụm tính từ. b. Kĩ năng: Biết phát hiện và vận dụng động từ cụm động từ; Tính từ và cụm tính từ trong nói và viết. c. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. 2. Chuẩn bị của Gv và Hs: a. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo. b. Chuẩn bị của HS: Học bài và làm bài. 3. Tiến trình bài dạy : a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình ôn tập. Đặt vấn đề vào bài mới : b. Bài mới: Hoạt động GV và HS Nội dung ghi bảng I. Lý thuyết. 1. Động từ. ? Thế nào là động từ? - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng Hs: Trả lời. thái của người, sự vật. - Có hai loại động từ là : ? Động từ thường làm thành phần + Động từ chỉ hành động. gì trong câu? Lấy ví dụ? + Động từ chỉ trạng thái và động từ chỉ tình Hs: Trả lời. thái. - Động từ thường làm vị ngữ trong câu. VD: Nó/ học bài. CN VN 2. Cụm động từ. ? Cụm động từ là gì? + Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ và các Hs: Trả lời. từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. ? Cấu tạo của cụm động từ gồm + Cấu tạo của cụm động từ: mấy phần? - Phần trước: Bổ sung ý nghĩa về thời gian, thể 32
- Hs: Trả lời. thức, ý khẳng định, phủ định. - Phần trung tâm: Nêu hoạt động, trạng thái. - Phần sau: Nêu đối tượng, đặc điểm, tính chất, kết quả, hướng, mức độ. VD : đang / ăn / cơm PTr TT PS 3. Tính từ. ? Thế nào là tính từ? Lấy ví dụ? - Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự Hs: Trả lời. vật. - Tính từ thường làm vị ngữ hoặc làm thành tố phụ sau của cụm động từ, cụm tính từ. +VD: Cô ấy/ rất xinh đẹp.(tính từ làm vị ngữ) - Cánh đồng rộng mênh mông,bát ngát. 4. Cụm tính từ. ?Thế nào là cụm tính từ?Lấy ví + Cụm tính từ là tổ hợp từ do tính từ và các dụ? phụ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Hs: Trả lời. + Không phải tính từ nào cũng kết hợp được với các từ ngữ khác để tạo thành cụm tính từ. - Các tính từ chỉ đặc điểm tương đối thường kết hợp với các phụ ngữ để tạo thành cụm tính từ . - Các tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không kết hợp với từ ngữ phụ thuộc để tạo thành cụm tính từ. + Cấu tạo của cụm tính từ: - Phần trước: bổ sung ý nghĩa về thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ . - Phần trung tâm: nêu đặc điểm, tính chất - Phần sau: nói rõ chủ thể của đặc điểm, nêu mức độ hoặc chỉ ý so sánh. VD vẫn / đẹp / như tiên PTr TT PS II. Bài tập. * Bài tập 1. ?Tìm động từ, cụm động từ trong các ví dụ sau: a. “Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” (Ca dao) b. “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà + Các động từ là: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa - tát, múc, đổ Ao sâu, nước cả, khôn chài cá - tới, đi, chài, đuổi, ra, dụng. Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà - nhớ, lội, qua. Cải chửa ra cây, cà mới nụ + Các cụm động từ là: Bầu vừa rụng rốn, mướp đương - tát nước bên đàng - múc ánh trăng 33
- hoa”. (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn vàng Khuyến). - đổ đi - tới nhà c. “Con ơi nhớ lấy câu này - đi vắng - khôn chài cá Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” - khó đuổi gà - chửa ra cây - vừa rụng rốn - mới ( ) nụ - đương ( ) hoa - nhớ lấy câu này * Bài tập 2. Cho đoạn thơ sau: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo - Tính từ: lạnh lẽo, trong veo, bé, tẻo teo, tí, Sóng biếc theo làn hơi gợn tí vàng, khẽ, vèo, lâu, biếc. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo - cụm tính từ: bé tẻo teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được - Động từ: gợn, đưa, tựa, ôm, được, đớp, Cá đâu đớp động dưới chân bèo” động (Thu điếu - Nguyễn Khuyến) - Cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa vèo, tựa gối, - Tìm tính từ và cụm tính từ ? ôm cần, chẳng được, - Tìm động từ và cụm động từ ? đớp động dưới chân bèo. c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. ? Thế nào là lượng từ? Cho VD? d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về nhà xem lại bài học. - Đọc trước bài: Kể chuyện đời thường * Rút kinh nghiệm: 34
- Ngày soạn: 19/12/2013 Ngày dạy: 21/12/2013 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: Tiết 18 ÔN TẬP HỌC KÌ I 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Giúp HS tổng hợp khái quát kiến thức đã học của cả ba phần. b. Về kĩ năng: Khái quát hóa, tổng hợp. c. Về thái độ: Yêu thích bộ môn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: lồng vào bài học Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Để giúp các em hệ thống toàn bộ kiến thức đã học và chuẩn bị bài kiểm tra học kì I, hôm nay thầy cùng các em Ôn tập tổng hơp. b. Dạy nội dung bài mới: (41 phút) Hoạt động GV và HS Nội dung ghi bảng I. Văn học: - Truyện dân gian : Tất cả các truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười ( kể cả các bài đọc thêm) với các yêu cầu: Yêu cầu: nắm vững cốt truyện, nội - Các khái niệm: truyền thuyết, truyện cổ dung ý nghĩa của mỗi truyện, nghệ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười thuật nổi bật của từng truyện ( đối - Các yếu tố nghệ thuật nổi bật của từng chiếu với chú thích về truyện trung truyện thể hiện ở một số chi tiết tiêu biểu đại trong SGK) - Nội dung ý nghĩa của từng truyện -Có thể kể lại từng truyện (hoặc kể tóm tắt diễn biến chính). -Truyện trung đại: Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, II. Tiếng Việt: - Từ và cấu tạo từ tiếng Việt,Từ mượn, Cần chú ý đến các dạng bài tập: xác Nghĩa của từ,Từ nhiều nghĩa và hiện tượng định từ đơn từ phức, từ ghép từ láy, chuyển nghĩa của từ,Chữa lỗi dùng từ, giải nghĩa một số từ ngữ thông Danh từ, Cụm danh từ. Số từ và lượng từ, thường, chữa lỗi dùng từ, xác định từ Chỉ từ, Cụm động từ, Tính từ và cụm tính loại, xếp các cụm từ vào mô hình. từ. III. Tập làm văn : - Ôn tập kiểu bài tự sự: chú ý chọn ngôi kể phù hợp, bố cục hợp lý hai kiểu bài kể Hs nên xem lại kỹ các đề trong sách chuyện đời thường và kể chuyện tưởng giáo khoa, chuẩn bị những cốt truyện tượng. hợp lý cho từng đề 35
- c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về nhà xem lại bài học. - Đọc trước bài: Đọc trước bài Phó từ * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 02/01/2014 Ngày dạy: 04/01/2014 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: Tiết 19 ÔN TẬP PHÓ TỪ 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Nhận diện được các phó từ trong đoạn văn. b.Về kĩ năng: Nắm vững các loại phó từ, biết đặt câu có sử dụng phó từ. c. Về thái độ: Yêu thích bộ môn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: lồng vào bài học Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã được học bài Phó từ, hôm nay thầy cùng các em Ôn tập b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động GV và HS Nội dung ghi bảng I. Ôn luyện về phó từ. (26 phút) Gv: Ghi ví dụ lên bảng 1. Ví dụ: Hs: Đọc ví dụ a. Ai ơi chua ngọt đã từng, Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau. ( Ca dao ) - Các phó từ: a. đã, đừng b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc b. lắm, không, vừa thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Gv: Em hãy chỉ ra các phó từ đã được sử dụng trong hai ví dụ trên? Hs: Tìm và chỉ ra các phó từ Gv: Các phó từ đó đi kèm những từ - Các phó từ đi kèm các từ: nào và nó thuộc từ loại gì? a. đã đi kèm với từng (động từ ); đừng đi Hs: Suy nghĩ, trả lời kèm với quên (động từ ) b. lắm đi kèm với thương (tt); Vừa đi kèm với thương (tt); vừa đi kèm với ăn năn 36
- Gv: Các phó từ đó được đứng ở vị trí (tt); không đi kèm với trêu (đt) nào so với các từ nó đi kèm? Hs: Trả lời - Các phó từ đó đứng ở trước và sau các từ Gv: Các phó từ đứng trước và sau ngữ nó đi kèm động từ, tính từ bổ sung cho động từ, - Bổ sung các mặt ý nghĩa: tính từ những mặt ý nghĩa nào? + đã bổ sung về thời gian + đừng cầu khiến + vừa thời gian + lắm mức độ Gv: Từ quá trình tìm hiểu trên, em + không phủ định nhắc lại phó từ là gì và có mấy loại 2. Bài học: phó từ? - Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ. - Có hai loại phó từ: phó từ đứng trước và phó từ đứng sau. II. Luyện tập. (15 phút) Gv: Giao bài tập cho học sinh và 1. Bài 1/14 hướng dẫn học sinh luyện tập a) Đã, không, còn, đầy, đã, đều, đương, Hs: Luyện tập theo hệ thống bài sắp. b) Đã, được. 2. Bài 2/15 Gv: Đọc yêu cầu bài tập Một hôm trời mưa rất to. Bỗng chị Cốc từ Hs: Thảo luận nhóm dưới hồ bay lên đậu cạnh nhà DM. Thấy Nhận xét vậy DM cất tiếng trêu rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực mình đi tìm kẻ trêu Gv: Viết đoạn văn có sử dụng phó từ? mình. Rồi chị nhìn thấy DC đang loạy Hs: Viết đoạn văn hoạy trước cửa hang. Chị đã trút cơn giận Hs: Trình bày lên DC. 3. Bài 3: (Chính tả nghe- viết) Gv: Đọc chính tả Bài học đường đời đầu tiên (từ chỗ Thế rồi Dế Choắt tắt thở chết toi luôn) Hs: Chép chính tả c. Củng cố, luyện tập. (2 phút). - Gv chốt nd bài học. ? Phó từ là gì? d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. (1phút) - Về nhà xem lại bài học. - Đọc trước bài: Đọc trước bài So sánh. * Rút kinh nghiệm: 37
- Ngày soạn: 09/01/2014 Ngày dạy: 11/01/2014 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: Tiết 20 ÔN TẬP PHÉP SO SÁNH 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Cấu tạo của phép tu từ so sánh. - Các kiểu so sánh thường gặp. b. Về kĩ năng: - Nhận diện các phép so sánh. - Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó. c. Về thái độ: yêu mến TV. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ. b. Chuẩn bị của HS: xem trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Thế nào là phó từ? Lấy ví dụ? Đáp án: Là những từ chuyên đi kèm ĐT và TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT và TT VD: đã, đang. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút). Khi nói hoặc viết muốn tạo ra các cảm xúc cụ thể, sinh động, tạo tính hình tượng thông thường người ta hay dùng biện pháp tu từ so sánh. Vậy so sánh là gì? Nó có cấu tạo ra sao? b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Gv và HS Nội dung ghi bảng I. Lý thuyết: (18 phút) * Câu 1: ? Thế nào là phép so sánh ? Có mấy So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. kiểu so sánh ? Cho ví dụ ? - Có hai kiểu so sánh là: Học sinh tự lấy ví dụ. + So sánh ngang bằng: như, tựa như, là, GV đưa ra một số ví dụ để học sinh giống như tham khảo. + So sánh không ngang bằng : Chẳng bằng, hơn, hơn là VD: Đen như cột nhà cháy. ? Phép so sánh có những tác dụng * Câu 2: - Tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả nào? sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động. - Tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. ?Cấu tạo đầy đủ của so sánh gồm * Câu 3: 38
- mấy yếu tố? Đó là những yếu tố Vế A P. diện Từ ss Vế nào? Lấy ví dụ cụ thể. (sự vật ss B(Vật được dùng để ss) ss) Rừng dựng như hai dã đước lên cao trường ngất thành vô tận. II. Bài tập. (18 phút) *. Bài tập 1: ? Tìm và phân tích các so sánh trong a, Ngoài trời rơi chiếc lá đa các câu sau: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng a, Việt Nam đất nước ta ơi Mênh b, Quê hương là chùm khế ngọt mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. Cho con trèo hái mỗi ngày. b, Đất Nước ! * Bài tập 2: Của những người con gái, con trai Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép. a, Ss không ngang bằng (Sử dụng từ so sánh “hơn”). b, Vừa có ss ngang bằng (Từ “như”) Vừa có so sánh không ngang bằng (Từ “hơn”) ? Viết một đoạn văn ngắn có sử * Bài tập3: dụng phép so sánh để tả Dế Mèn. Hs viết bài. : Gv nhận xét, bổ sung. c) Củng cố, luyện tập: (2 phút) - Gv hệ thống lại kiến thức đã học. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút) - Thế nào là phép so sánh ? - Cbb: Ôn lại văn miêu tả. * Rút kinh nghiệm: 39
- Ngày soạn: 16/01/2014 Ngày dạy: 18/01/2014 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: Tiết 21 ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Củng cố lại kiến thức về văn miêu tả. b) Về kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập thực hành. c) Về thái độ: Nghiêm túc thực hiện các thao tác viết đoạn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: giáo án, tư liệu tham khảo, sgk,sgv. b) Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) b) Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Gv và HS Nội dung ghi bảng I. Lý thuyết. (26 phút) 1. Miêu tả là gì? ? Miêu tả là gì? Miêu tả là dùng ngôn ngữ để tái hiện cảnh vật, sự vật, sự việc, thế giới nội tâm nhân vật mà mình quan sát được, cảm nhận được. Văn miêu tả giúp người đọc hình dung ra đối tượng mà người viết miêu tả. 2. Phương pháp làm văn tả cảnh: - Muốn làm bài văn tả cảnh phải biết quan sát, lựa ? Nêu phương pháp làm chọn cảnh tiêu biểu, đặc sắc, sắp xếp theo một thứ tự văn tả cảnh? hợp lý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn có nghệ thuật. - Lựa chọn một trình tự miêu tả hợp lý. - Biết sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc, đường nét, âm thanh, kết hợp sử dụng từ ngữ biểu cảm, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ sử dụng kết hợp các kiểu câu một cáh sáng tạo. - Trong miêu tả kết hợp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng. - Tài quan sát gắn liền với liên tưởng, tưởng tượng. 3. Các thao tác kỹ năng cơ bản: a. Tìm hiểu đề: Gv Các thao tác kỹ năng - Xác định rõ yêu cầu về thể loại, đối tượng, phạm vi cơ bản tìm hiểu văn miêu (tả cảnh gì? ở đâu? vào lúc nào?) tả. b. Quan sát, tìm ý, tưởng tượng s/s và nhận xét: - Quan sát trực tiếp (hoặc nhớ lại), ghi lại những điều quan sát được. - Biết lựa chọn cảnh sắc tiêu biểu. - Từ những điều quan sát được phải biết nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,ví von để làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật. c. Làm dàn ý: Từ các ý đã tìm được cần biết sắp xếp 40
- theo một trình tự hợp lý theo bố cục ba phần. + Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả và cảm xúc chung về đối tượng. + Thân bài: Trình bày lần lượt các cảnh sắc tiêu biểu đã lựa chọn theo một trình tự hợp lý đã định. + Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân. d. Dựng đoạn và diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh: Viết bài cần viết nháp, đọc - Bài văn gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý và sửa chữa rồi mới viết trong dàn bài, các đoạn văn được liên kết chặt chẽ với vào bài làm. nhau bằng các từ ngữ liên kết đoạn. - Viết văn phải cẩn thận, - Mỗi đoạn văn gồm nhiều câu liên kết chặt chẽ với trang trọng tránh cẩu thả, nhau nhằm miêu tả một chi tiết, một phiên cảnh nhất tẩy xoá bừa bãi. định. - Viết xong bài cần soát - Cách trình bày đoạn văn: lại, chú ý đánh đủ dấu - Viết bài. thanh, dấu câu, dấu thanh cần đánh đúng trọng âm. II. Luyện tập: (15 phút) ? Nếu phải viết 1 đoạn văn * Bài tập 1: miêu tả về mùa đông thì Đặc điểm nổi bật của mùa đông. em sẽ nêu lên những đặc +Lạnh lẽo và ẩm ướt,gió bấc và mưa phùn. điểm tiêu biếu nào? +Đêm dài .ngày ngắn Hs viết bài +Bầu trới âm u, nhiếu mây và sương mù. Hs đọc bài viết. +Cây cối trơ trụi khẳng khiu,lá vàng rụng nhiều Gv nhận xét, bổ sung. +Chim chóc bay đi tránh rét +Mùa của hoa đào,hoa mận .hoa mơ,và nhiều loại hoa chuẩn bị ch mùa xuân đến * Bài tập 2: ?Viết một đoạn văn ngắn miêu tả buổi sáng trên quê hương em. Hs viết bài Hs đọc bài viết. Gv nhận xét, bổ sung. c) Củng cố, luyện tập: (2 phút) - Gv hệ thống lại kiến thức đã học. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút) - Miêu tả là gì? - Cbb: Ôn lại văn miêu tả. * Rút kinh nghiệm: 41
- Ngày soạn:23/01/2014 Ngày dạy: 25/01/2014 Dạy lớp:66A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 22 ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ (Tiếp theo) 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Củng cố lại kiến thức về văn miêu tả. b) Về kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập thực hành. c) Về thái độ: Nghiêm túc thực hiện các thao tác viết đoạn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: giáo án, tư liệu tham khảo, sgk,sgv. b) Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) b) Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Gv và HS Nội dung ghi bảng * Bài tập 1: (8 phút) ? Nếu tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương. Trong khi miêu tả,em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh sau với những gì? Hs viết bài Hs đọc bài viết. - Mặt trới như 1 quả cầu lửa khổng lồ Gv nhận xét, bổ sung. - Bầu trời như chiếc lồng bàn tím phớt - Hàng cây như hàng quân xanh đứng chỉnh tề - Những ngôi nhà như những chấm sáng nhấp nhô. * Bài tập 2: (13 phút) ? Tập quan sát và ghi chép cảnh sân trường trong giờ ra chơi? Hs viết bài Hs đọc bài viết. Gv nhận xét, bổ sung. - Khi các lớp đang học, sân trường có đặc điểm gì?(hình ảnh, âm thanh) -Trong giờ ra chơi,em thấy có những hoạt động gì? * Bài tập 3: (20 phút) ? Lập dàn ý miêu tả con đường từ nhà em đến trường? a)MB: Em học ở trường THCS nhà em ở. -Con đường em đi học là từ b)TB: Con đường gắn bó với em suốt từ khi em học lớp 1 - Đầu tiên qua - Cảnh mọi người tập thể dục buổi sáng 42
- ven đường. - Con đường với những hình ảnh thân quen: Cửa hàng bán bánh với những mùi thơm hấp dẫn - Cây cối ven đường rợp bóng che mát con đường em qua c) KB: Nêu cảm nghĩ của em với con đường c) Củng cố, luyện tập: (2 phút) - Gv hệ thống lại kiến thức đã học. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút) - Cbb: Ôn lại văn miêu tả. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:13/02/2014 Ngày dạy: 15/02/2014 Dạy lớp:66A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 23 ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ (Tiếp theo) 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Củng cố lại kiến thức về văn miêu tả. b) Về kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập thực hành. c) Về thái độ: Nghiêm túc thực hiện các thao tác viết đoạn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: giáo án, tư liệu tham khảo, sgk,sgv. b) Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: gv kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) b) Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Gv và HS Nội dung ghi bảng * Bài tập 1: (27 phút) Gv: Kể về một người mà em yêu quí nhất. a) Tìm hiểu đề: ? Xác định thể loại, nội dung đề? - Thể loại: Văn tự sự- kể chuyện đời ? Với đề bài này, em cần thể hiện ý thường. nghĩa nào của câu chuyện? - Nội dung: Kể về người mà em yêu quí. b) Tìm ý: ? Nêu những ý mà em định kể? - Giới thiệu người mà mình định kể. - Kể về sở thích của người đó. 43
- - Kể về tình cảm, mối quan hệ của người đó với những người thân. - Tình cảm , cảm xúc của mình với người đó. c) Lập dàn ý - Mở bài; Giới thiệu người mà mình định ? Lập dàn ý cho đề bài? kể - Thân bài: - Sở thích của người đó + ý nghĩ + Việc làm + Lời nói - Tình cảm , quan hệ của người đó với Hs viết bài . những người xung quanh. Gv nhận xét, bổ sung. - Kết bài: Tình cảm, cảm xúc với người đó. d) Viết bài * Bài tập 2: (14 phút) Gv: Hãy bài văn miêu tả cảnh dòng sông quê em trong đó có sử dụng - Dòng sông chảy quanh co, uốn lượn phép so sánh, nhân hoá? như - Vào mùa hè, nước sông - Hai bên bờ , bãi ngô, lúa xanh non trông như Hs viết bài . - Tàu thuyền đi lại tấp nập Gv nhận xét, bổ sung. - Những đêm trăng dòng sông - Sông đúng là một bà mẹ c) Củng cố, luyện tập: (2 phút) - Gv hệ thống lại kiến thức đã học. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút) - Hãy kể tên các truyện cổ tích em đã học. - Cbb: Ôn lại văn tự sự. * Rút kinh nghiệm: 44
- Ngày soạn: 20/02/2014 Ngày dạy: 22/02/2014 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 24 ÔN TẬP PHÉP NHÂN HÓA 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Khái niệm nhân hóa và các kiểm nhân hóa. Tác dụng của phép nhân hóa. b) Về kĩ năng: Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa. Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết. c) Về thái độ: dùng đúng phép nhân hóa. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ b) Chuẩn bị của HS: xem trước bài 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Vậy nhân hóa là gì? Có những kiểu nhân hóa nào? b) Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của Gv và HS Nội dung ghi bảng * câu 1: (8 phút) ? Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? Cho ví dụ? Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người .Phép nhân hoá làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người hoặc biểu thị được suy nghĩ tình cảm của con người. + Có ba kiểu nhân hoá thường gặp là : - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. * câu 2: (5 phút) ? Xác định biện pháp tu từ trong các ví dụ dưới đây? Gạch chân dưới các hình ảnh tu từ. a. Lúa đã chen vai đứng cả dậy. a. Phép tu từ nhân hoá: 45
- (Trần Đăng) Lúa chen vai đứng dậy. b. Súng vẫn thức vui mới giành một nửa. b. Phép tu từ nhân hoá: Nên bâng khuâng sương biếc nhớ Súng vẫn thức. người đi ( Tố Hữu) Sương biếc bâng khuâng, nhớ người đi. * câu 3: (8 phút) ? Xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn sau: “Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong Nhân hoá: ong bướm mà biết đánh lộn vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau đuổi, hiền lành, bỏ chỗ, rủ nhau. nhau,để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đoàn kéo nhau lặng lẽ bay đi". (Lao xao - Duy Khán) * câu 4: (20 phút) ? Viết một đoạn văn ngắn từ 8 -12 câu tả cảnh đẹp một đêm trăng, qua đó diễn tả tình yêu quê hương. Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá? c) Củng cố, luyện tập: (2 phút) - Gv hệ thống lại kiến thức đã học. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút) - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa (đề tài tự chọn). - Cbb: Đọc bài Ẩn dụ. * Rút kinh nghiệm: 46
- Ngày soạn: 27/02/2014 Ngày dạy: 01/03/2014 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 25 ÔN TẬP PHÉP ẨN DỤ 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Khái niệm ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ. b) Về kĩ năng: Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ ẩn dụ. Sử dụng được phép ẩn dụ trong nói và viết. c) Về thái độ: dùng đúng phép ẩn dụ. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ b) Chuẩn bị của HS: xem trước bài 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Vậy ẩn dụ là gì? Có những kiểu ẩn dụ nào? b) Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của Gv và HS Nội dung ghi bảng I. Lí thuyết: (8 phút) * Câu 1: ? Nhắc lại khái niệm thế nào là ẩn dụ? - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng Ẩn dụ có tác dụng như thế nào? này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. - Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. * Câu 2: ? Có mấy kiểu Ẩn dụ? Là những kiểu - Ẩn dụ hình thức nào? - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác II. Bài tập: (33 phút) ? Tìm Ẩn dụ, nêu nét tương đồng giữa * Bài tập 1: các sự vật hiện tượng được so sánh ngầm với nhau? a. + Ăn quả - hưởng thụ thành quả lao a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. động. -> tương đồng về cách thức. + Kẻ trồng cây – người lao động tạo ra thành quả. ->Tương đồng về phẩm chất. b.Gần mực thì đen, gần đèn sáng. b. + mực đen- cái xấu + đèn sáng- cái tốt ->Tương đồng về phẩm chất. c. Thuyền về có nhớ bến chăng? c. + Thuyền – người đi xa 47
- Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền + bến- người ở lại -> Tương đồng về phẩm chất * Bài tập 2: ? Câu thơ sau sử dụng kiểu ẩn dụ nào? - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Nêu ý nghĩa của ẩn dụ trong câu? - Ý nghĩa: Ánh trăng không chỉ lan tỏa Khuya về bát ngát trăng ngân đầy đầy thuyền mà còn ngân nga trong lòng thuyền. (Hồ Chí Minh) thi sĩ-chiến sĩ. * Bài tập 3: ? Hãy viết đoạn văn ngắn từ 5- 7 câu chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất hai hình ảnh ẩn dụ? Hs: Viết bài. Hs: Đọc bài viết. Gv: Nhận xét, bổ sung. c) Củng cố, luyện tập: (2 phút) - Gv hệ thống lại kiến thức đã học. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút) - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng kiểu Ẩn dụ hình thức (đề tài tự chọn). - Cbb: Đọc bài Phương pháp tả người. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 06/03/2014 Ngày dạy: 08/03/2014 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 26 LUYỆN TẬP VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được cách tả người, bố cục một bài văn tả người. b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lựa chọn trình bày những điều quan sát, lựa chọn được theo một thứ tự hợp lí. c) Về thái độ: Yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: giáo án b) Chuẩn bị của HS: xem trước bài 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Muốn miêu tả một con người có đầy đủ về diện mạo và tính cách, làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung ra một cách cụ thể thì đòi hỏi người viết có một cách miêu tả nhất định. b) Dạy nội dung bài mới. 48
- Hoạt động của Gv và HS Nội dung ghi bảng I. Lí thuyết. (8 phút) * Câu 1: ? Muốn làm được một bài văn tả người đòi hỏi chúng ta cần phải làm như thế - Xác định đối tượng cần tả (Chân dung nào? hay tư thế người đang làm việc) - Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu. - Trình bày kết quả quan sát theo một trình tự. * Câu 2: ? Bố cục của một bài văn tả người gồm có mấy phần? - MB: Giới thiệu người được tả. - TB: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, điệu bộ ) - KB: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ về người được tả. II. Bài tập. (33 phút) * Bài tập 1: GV: Nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ a) Một em bé chừng 4-5 tuổi. lựa chọn khi miêu tả: Dáng: Bụ bẫm a) Một em bé chừng 4-5 tuổi ? Khuân mặt: tròn trĩnh. Mắt: đen lấp lánh Môi: đỏ thắm Hay cười Răng sún b) Cô giáo của em đang say sưa giảng vui tươi bài trên lớp? b) Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp. - Giọng nói trong trẻo dịu dàng - say sưa giảng bài - Đôi mắt lấp lánh niềm vui - Bàn tay nhịp nhàng viết phấn - Chân bước đi chậm rãi * Bài tập 2: ? Hãy lập dàn ý cơ bản cho đề bài sau: + MB: Giới thiệu chung về em bé. Một em bé chừng 4-5 tuổi. + TB : - khuôn mặt tròn trĩnh như mâm sôi nhỏ - Miệng rộng hay khóc nhè, vòi vĩnh cả nhà - Tóc mềm tơ óng mượt. - Bàn tay mũm mĩm xinh xinh. - nước da trắng hồng. + KB: Là một em bé trông thật ngộ nghĩnh và rất đáng yêu. 49
- * Bài tập 3: ? Cho biết sự khác nhau giữa văn tả cảnh và văn tả người? Hs: Trao đổi, trả lời. Gv: Nhận xét, bổ sung. c) Củng cố, luyện tập: (2 phút) - Gv hệ thống lại kiến thức đã học. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút) - Viết hoàn chỉnh đề bài tập số 2. - Cbb: Đọc bài Tập làm thơ 4 chữ. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 13/03/2014 Ngày dạy: 15/03/2014 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 27 LUYỆN TẬP LÀM THƠ 4 CHỮ 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: - Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ - Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng. b) Về kĩ năng: - Nhận diện thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca. - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ - Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ c) Về thái độ: yêu mến thơ. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: giáo án b) Chuẩn bị của HS: xem trước bài 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: không Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Ở tiết trước các em đã được học Tập làm thơ bốn chữ. Tiết học này thầy hướng dẫn các em ôn tập củng cố lại kiến thức đã học. b) Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của Gv và HS Nội dung ghi bảng I. Nhận biết thể thơ 4 chữ. (10 phút) 1. Số câu, số chữ, số khổ. Gv: Kể tên một số bài thơ 4 chữ em đã được học? Hs: Kể tên một số bài thơ 4 chữ. 50
- ? Em có nhận xét gì về số câu, số chữ, số khổ trong một bài thơ? + Số câu: không hạn định. Hs: Trả lời. + Số chữ : Mỗi câu gồm 4 tiếng (chữ). Gv: Nhận xét, bổ sung. + Số khổ : Các khổ, đoạn trong bài được chia linh hoạt (theo nội dung hoặc cảm xúc). Thông thường 4 câu / 1 khổ. 2. Vần, nhịp. ? Bài thơ 4 chữ thường sử dụng vần nào? Em có nhận xét gì về cách ngắt + Gieo vần: gieo vần chân, liền, cách, nhịp trong một bài thơ? lưng hoặc vần hỗn hợp. Hs: Trả lời. + Nhịp : phổ biến nhịp 2/2. Gv: Nhận xét, bổ sung. Thể thơ bốn chữ xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ, vè. II. Bài tập. (31 phút) * Bài tập 1: ? Hãy chỉ ra đâu là vần chân, vần liền, vần cách, vần lưng trong bài thơ sau? Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi + hàng – trang ( câu 1- 3) Ngàn cây nghiêm trang + núi – bụi ( câu 2 - 4) Mơ màng theo bụi. => Vần chân (gieo vần vào cuối dòng ( Xuân Diệu) thơ) . Hs: Trả lời. + hàng – ngang ( câu 1- 2) Gv: Nhận xét, bổ sung. + trang – màng ( câu 3- 4) => Vần lưng ( gieo vần vào giữa dòng thơ) . * Bài tập 2: Gv: Tổ chức cho hs làm thơ với các đề tài sau: Môi trường; Tình bạn; Trường học; Thầy cô. Gv: Chia lớp thành 4 nhóm. Hs: Bốc thăm chủ đề Hs: Cả nhóm thảo luận làm 4 câu thơ bốn chữ theo chủ đề bốc thăm được. Gv: Thời gian: 8 phút. Hs: Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý, nhận xét , bổ sung. Gv: Nhận xét, bổ sung. 51
- c) Củng cố, luyện tập: (2 phút) - Gv hệ thống lại kiến thức đã học. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút) - Viết hoàn chỉnh đề bài tập số 2. - Cbb: Đọc bài Các thành phần chính của câu. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 20/03/2014 Ngày dạy: 22/03/2014 Dạy lớp: 6A3,6A4 Ngày dạy: Dạy lớp: TIẾT 28 ÔN TẬP CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: - Nắm được khái niệm thành phần chính của câu - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ b) Về kĩ năng: - Xác đinh được chủ ngữ và vị ngữ - Đặt câu có chủ ngữ và vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước. c) Về thái độ: yêu mến TV. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng phụ b) Chuẩn bị của HS: vở soạn 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới. Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã học các thành phần chính của câu như CN, VN. Hôm nay, thầy hướng dẫn các em ôn tập, củng cố kiến thức và phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu đồng thời hiểu rõ chức năng của hai thành phần chính CN và VN. b) Dạy nội dung bài mới. (41 phút) Hoạt động của Gv và HS Nội dung ghi bảng * Bài tập 1: Gv: Xác định CN&VN trong các ví dụ: a. CN: Cái bàn a. Cái bàn này hơi vênh VN: hơi vênh b. Mùa xuân, hoa nở rất nhiều b. CN: Hoa VN: nở rất nhiều c. Lao động là vinh quang c. CN: Lao động VN: là vinh quang d. Đẹp nhất là hoa hồng d. CN: Đẹp nhất VN: là hoa hồng * Bài tập 2: Gv: Xác định Vị ngữ trong các câu văn sau: a. Hoa đang có khách a. VN: đang có khách 52
- b. Anh ấy là sinh viên b. VN: Là sinh viên c. Hùng đi thăm quan Viện bảo tàng c. VN: đi thăm quan Viện bảo tàng tỉnh. tỉnh. * Bài tập 3: Gv: Kể tên các thành phần câu đã học? - Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, Tìm các thành phần câu ở ví dụ sau: bổ ngữ “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành - TR: Chẳng bao lâu một chàng dế thanh niên cường tráng”. - CN: tôi (Trích Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài) - VN: đã trở thành cường tráng * Bài tập 4: Gv: Đặt câu theo yêu cầu: a/ Kể lại việc tốt em hoặc bạn em làm được (vị ngữ: Làm gì?) a/ Hôm qua, tôi //đã chép bài cho bạn CN VN Hương. b/ Tả hình dáng (tính tình đáng yêu) của một bạn trong lớp (vị ngữ: Như thế nào?) b/ Đôi mắt bạn Lan //tròn xoe, thật dễ CN VN thương c/ Giới thiệu một nhân vật trong truyện c/ Thạch Sanh //là một dũng sĩ. vừa đọc (vị ngữ: Là gì?) CN VN * Bài tập 5: Gv: Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Hs: Viết bài . Hs: Đọc bài viết. Gv: Nhận xét, bổ sung. c) Củng cố, luyện tập: (2 phút) - Gv hệ thống lại kiến thức đã học. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút) - Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi như thế nào ?. - Cbb: Ôn lại các bài đã học.Tiết sau kiểm tra 1 tiết. * Rút kinh nghiệm: 53