Kiểm tra định kì giữa học kì II môn Toán Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Thị Trấn A

docx 8 trang thungat 4520
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra định kì giữa học kì II môn Toán Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Thị Trấn A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_ii_mon_toan_lop_5_nam_hoc_2019.docx

Nội dung text: Kiểm tra định kì giữa học kì II môn Toán Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Thị Trấn A

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN A KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: TOÁN- LỚP 5 Thời gian: 40 phút( không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên A.Phần trắc nghiệm Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng: Câu 1: (0,5đ) : Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 3 m3 76 dm3 = m3 là : A. 3,76 B. 3,760 C. 37,6 D. 3,076 Câu 2: (0,5đ) Một ô tô đi trong 4 giờ được 210 km.Vận tốc của xe ô tô đó là: A.52,5km/giờ B. 52 km/giờ C. 51,5km/giờ D. 52,5 km Câu 3: (0,5đ) Diện tích hình tròn có bán kính r = 2,5dm là: A. 78,5 dm2 B. 196,25 dm2 C. 7,85 dm2 D. 19,625 dm2 Câu 4: ( 0,5 đ) Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 1 giờ 20 phút = phút là: A. 80 B. 120 C.1,2 D. 44 Câu 5: (0,5đ)Thể tích hình lập phương có cạnh 1,2 cm là: A. 1,44 cm3 B. 1,728 cm3 C.1,278 cm3 D.1,872 cm3 Câu 6: (0,5đ)Một hình tam giác có độ dài đáy 40cm,chiều cao 10 cm.Diện tích tam giác là: A.400 cm2 B.200cm2 C.200 cm D. 800 cm2 Câu 7:(0,5 đ)Một hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 26cm và 64cm . Chiều cao hình thang 30 cm thì diện tích hình thang là:
  2. A. 2700cm B. 2700cm2 C. 1350cm D. 1350cm2 Câu 8:(0,5đ) Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật có chiều dài 4,5dm,chiều rộng 5dm, chiều cao 10 dm là: A.190 dm2 B. 225 dm2 C. 450 dm2 D. 910 dm2 B. Phần tự luận: Bài 1: Đặt tính rồi tính: (2điểm) a) 3 giờ 48 phút + 4 giờ 52 phút b) 45 phút 25 giây - 17 phút 36 giây c/ 5 phút 6 giây x 5 d / 30 phút 15 giây : 5 Câu 2: (1đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S: a/ 8 năm 4 tháng – 5 năm 7 tháng = 3 năm 9 tháng b/ 4 giờ 12 phút= 4,2 giờ c/ 15 m3 = 1500 dm3 d/ Hình tròn có bán kính 3,14 dm thì có diện tích là: 3,14 x 3,14= 9,8596 dm2
  3. Câu 3( 2 đ) Một cái hộp làm bằng tôn ( không có nắp) dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 30cm, chiều rộng 20 cm, chiều cao 15 cm. Tính diện tích tôn dùng để làm cái hộp đó( không tính mép hàn). Câu 4: ( 1 đ) Tính bằng cách thuận tiện nhất: 3 giờ 44 phút+ 1 giờ 32 phút+ 2 giờ 16 phút+ 4 giờ 28 phút
  4. Đáp án đúng 1.Phần trắc nghiệm Câu 1: D Câu 2:A Câu 3:D Câu 4:A Câu 5: B Câu 6:B Câu 7:D Câu 8:A 2.Phần tự luận Bài 1: Giáo viên yêu cầu HS đặt tính rồi tính 3 giờ 48 phút+ 4 giờ 52 phút= 8 giờ 40 phút 45 phút 25 giây- 17 phút 36 giây= 26 phút 49 giây 5 phút 6 giây x5= 25 phút 30 giây 30 phút 15 giây :5= 6 phút 3 giây Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S: a) Sai b) Đúng c) Sai d) Sai Bài 3: Bài giải Diện tích xung quanh hộp là: ( 30+20)x2x15= 1500 ( cm2 ) ( 0,5 đ) Diện tích đáy cái hộp là: 30 x20= 600 (cm2 )( 0,5đ) Diện tích tôn làm cái hộp là: 1500+600= 2100( cm2 ) (0,75đ) Đáp số (0,25đ) : 2100 cm2 Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất: ( 1 đ) 3 giờ 44 phút+ 1 giờ 32 phút+ 2 giờ 16 phút+ 4 giờ 28 phút = ( 3 giờ 44 phút+2 giờ 16 phút)+ ( 1 giờ 32 phút+ 4 giờ 28 phút) = 6 giờ+ 6 giờ = 12 giờ
  5. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II A.Phần trắc nghiệm Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng: Câu 1: (0,5đ) : Giá trị của chữ số 3 trong số 23,546 là: 3 3 A. 30 B. 3 C. D. 10 100 Câu 2: (0,5đ) Trong các số thâp phân 6,8; 6,083; 6,93 ; 6,09. Số thập phân bé nhất là: A.6,8 B. 6,083 C. 6,93 D. 6,09 Câu 3: (0,5đ) 40% của 80m là: A. 320m B. 32m C. 32 2 D. 64 m Câu 4: ( 0,5đ) Mua 4 hộp sữa hết 16000 đồng. Hỏi mua 2 chục hộp sữa như thế hết số tiền là ? A.8000 đồng B. 80000 đồng C. 800000 đồng D. 800 đồng Câu 5: Chu vi hình tròn có bán kính 5 cm là: A.25cm B.87,5cm C. 78,5cm D.31,4cm Câu 6: (0,5đ) Diện tích xung quanh hình lập phương có cạnh 1,1 cm là: A.4,84 2 B. 48,4 2 C.7,26 2 D.1,331 2 Câu 7: ( 0,5 đ) Thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 4cm,chiều rộng 3 cm,chiều cao 7 cm là: A.84 3 B.84 2 C.48 3 D. 84 cm Câu 8: (0,5đ) Một tàu hỏa đã đi quãng đường 105 km với vận tốc 35 km/giờ. Thời gian tàu hỏa đi là: A. 3 phút B.3 giờ C. 30 giờ D. 3 km/giờ B. Phần tự luận: Bài 1: Đặt tính rồi tính: (1điểm) 42,54+ 38,17 482- 214,5 4 giờ 30 phút x3 30 phút 24 giây: 6
  6. . Câu 2: (1đ) Điền số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 42m3cm= m 5 22 2= . 2 5kg 6g= . .kg 2 giờ 45 phút= giờ Câu 3:( 1 đ) Lúc 8 giờ một người đi xe đạp từ nhà với vận tốc 12 km/giờ và đi đến bưu điện huyện.Dọc đường người đó phải dừng lại sửa chữa xe mất 15 phút nên đến bưu điện huyện lúc 9 giờ 45 phút. Tính quãng đường người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện. Câu 4: ( 1 đ) Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 15,27 – 4,13- 1,14 b) 0,25 x 611,7 x 40 Câu 5:( 2 đ) 2 ô tô đi ngược chiều nhau. Vận tốc ô tô thứ nhất đi từ A là 48 km/giờ. Vận tốc ô tô thứ hai đi từ B là 54km/ giờ. Quãng đường AB là 204 km.Hỏi: - Sau bao lâu 2 xe gặp nhau? - Nếu 2 xe cùng xuất phát lúc 5 giờ 20 phút thì chúng gặp nhau lúc mấy giờ? - Chỗ gặp cách A bao nhiêu km?
  7. Đáp án chi tiết A.Phần trắc nghiệm Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: B Câu 4:B Câu 5:D Câu 6: A Câu 7:A Câu 8:B B.Phần tự luận Bài 1: Yêu cầu HS đặt tính rồi tính 42,54+38,17=80,71 482-214,5= 267,5 30 phút 24 giây :6= 5 phút 4 giây Bài 2: Điền số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 42m3 cm= 42,03 m 5 22 2= 5,02 . 2 5 kg6g=5,006 kg 2 giờ 45 phút= 2,75 giờ Câu 3: Bài giải: Thời gian người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện là: 9 giờ 45 phút – 8 giờ- 15 phút = 1 giờ 30 phút Đổi : 1giờ 30 phút= 1,5 giờ Quãng đường người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện là: 12 x 1,5= 18( km)
  8. Đáp số: 18 km Câu 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a)15,27 – 4,13- 1,14 b) 0,25 x 611,7 x 40 = 15,27- (4,13+1,14) =( 0,25 x40) x 611,7 =15,27- 5,27 = 10 x 611,7 =10 = 6117